Quảng cáo – Digital Marketing Platform https://fff.com.vn Giải pháp tăng hiệu suất quảng cáo Google Ads và Khách hàng Hơn 200% Thu, 24 Dec 2020 02:19:25 +0000 en-US hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.8 https://fff.com.vn/wp-content/uploads/2020/02/cropped-icon-32x32.png Quảng cáo – Digital Marketing Platform https://fff.com.vn 32 32 Top 1,000 website nhiều truy cập nhất Việt Nam năm 2020 https://fff.com.vn/top-1000-website-nhieu-truy-cap-nhat-viet-nam-nam-2020/ https://fff.com.vn/top-1000-website-nhieu-truy-cap-nhat-viet-nam-nam-2020/#comments Wed, 23 Dec 2020 08:33:44 +0000 https://fff.com.vn/?p=30199 Dựa trên kết quả của công cụ phân tích traffic website webrank.vn, tôi xin tổng hợp và cung cấp cho bạn danh sách top 1,000 website có nhiều truy cập nhất Việt Nam năm 2020. Báo cáo này dựa trên xếp hạng traffic của website, tức là dựa trên số người truy cập website hàng tháng.

WebsiteLĩnh vựcTrafficU.VisitorT/GianPage.VisitPC vs MobileTrị giá
 vnexpress.netTin tức477,321,53332,176,09015:574.517.56%4,123,094 USD
 24h.com.vnTin tức317,355,39331,443,97215:184.827.29%2,709,324 USD
 kenh14.vnTin tức270,725,44233,248,18211:244.348.36%2,323,387 USD
 xosodaiphat.comSocial Casino267,906,56631,464,79418:582.341.14%2,253,194 USD
 google.com.vnCông nghệ172,481,89519,760,04914:387.5131.61%1,465,267 USD
 dantri.com.vnTin tức168,180,27418,847,16912:564.247.59%1,433,577 USD
 vietnamnet.vnTin tức133,826,73427,366,07711:073.2810.21%1,141,513 USD
 thanhnien.vnTin tức133,196,14027,044,9818:153.248.42%1,139,611 USD
 baomoi.comTin tức129,911,80620,469,92515:395.594.96%1,106,723 USD
 xoso.com.vnSocial Casino124,588,63821,118,25211:581.920.59%1,047,860 USD
 tuoitre.vnTin tức118,084,67721,268,76612:112.829.90%1,013,818 USD
 truyenfull.vnGiải Trí107,200,8116,815,70062:2612.533.85%913,398 USD
 minhngoc.net.vnSocial Casino100,853,99815,040,32214:503.172.55%872,552 USD
 soha.vnTin tức99,060,61818,852,03312:283.988.28%847,462 USD
 nettruyen.comGiải Trí93,023,6839,511,76237:5512.4014.11%792,836 USD
 zing.vnTin tức89,945,25012,222,56112:535.166.98%763,892 USD
 shopee.vnTMDT88,889,44534,030,00612:394.7243.91%756,307 USD
 thegioididong.comCông nghệ85,813,21628,127,72410:564.9715.60%724,023 USD
 xoso.meSocial Casino76,482,24010,177,19112:462.261.29%643,312 USD
 bongdaso.comThể thao68,513,5043,156,8929:446.924.06%577,698 USD
 xsmn.meSocial Casino64,139,6109,305,10114:351.840.84%539,497 USD
 ketqua.netSocial Casino58,864,9504,954,59716:252.472.56%497,502 USD
 vietjack.comKhoa học55,691,84112,112,85517:513.9420.46%469,004 USD
 bongdaplus.vnTin tức50,506,1146,537,7587:493.435.35%428,519 USD
 xskt.com.vnSocial Casino48,848,8696,965,03012:192.721.76%410,943 USD
 lazada.vnTMDT48,607,93317,949,2699:535.2330.41%411,441 USD
 tiki.vnTMDT47,111,76918,401,60710:493.8835.94%398,663 USD
 cafef.vnTài chính45,748,8647,571,93711:133.5613.28%390,857 USD
 thethao247.vnThể thao45,550,68711,149,31310:203.025.17%385,010 USD
 hentaiz.netTrò chơi43,088,1749,341,52910:5312.201.33%363,207 USD
 zalo.meCông nghệ40,653,93715,536,5819:501.9640.30%345,124 USD
 eva.vnTin tức38,463,70712,764,55312:512.3710.52%329,422 USD
 chotot.comTMDT38,458,76610,188,56113:038.0916.66%324,335 USD
 xnxx.esNgười lớn37,939,3727,391,56514:2611.830.53%453,540 USD
 bongda.com.vnThể thao37,597,0333,282,4618:453.975.76%321,383 USD
 dienmayxanh.comCông nghệ35,723,20115,381,80015:404.5419.46%302,712 USD
 vinmec.comSức khỏe33,689,67916,492,6579:251.4810.16%286,143 USD
 truyencv.comGiải Trí32,516,0861,189,27654:098.381.87%274,859 USD
 hentaivn.netNgười lớn29,642,3116,014,90415:0720.986.14%251,342 USD
 ngoisao.netTin tức29,615,9705,496,3749:453.9310.09%263,424 USD
 garena.vnTrò chơi26,873,3446,198,96410:003.2513.44%226,783 USD
 tinhte.vnCông nghệ26,275,7977,630,16910:212.5126.49%225,429 USD
 gamek.vnTrò chơi26,128,6055,416,5457:013.1710.23%222,239 USD
 stackoverflow.comCông nghệ25,567,4161,911,7486:591.4591.25%5,241,830 USD
 nld.com.vnTin tức25,386,0165,651,3799:253.0016.92%221,352 USD
 docbao.vnTin tức24,570,9343,702,26913:535.445.46%207,058 USD
 afamily.vnNhà cửa24,226,3936,283,4668:543.7014.15%208,384 USD
 sendo.vnTMDT23,236,0539,586,1159:473.4611.82%195,909 USD
 webtruyen.comGiải Trí21,302,9942,372,84153:029.871.70%182,021 USD
 quantrimang.comCông nghệ21,239,1108,949,71712:162.3552.83%181,545 USD

Xu hướng tăng trưởng của các top website Việt Nam

Dựa theo kết quả phân tích website từ webrank.vn, hầu hết các website đứng đầu đều có sự suy giảm traffic so với tháng 10, lượng suy giảm vào khoảng 2%.

Mặc dù có sự suy giảm nhẹ, nhưng các website tintuc vẫn có sự duy trì ổn định traffic. Trong đó tốt nhất vẫn là vnexpress.net

Các website như 24h.com.vn, kenh14, dantri.com vẫn duy trì sự tăng trưởng, dù giảm nhẹ so với tháng 10 nhưng vẫn cao hơn hẳn so với tháng 9

Ngoài sự tăng trưởng về traffic, trong Q4 lượng truy cập từ di động cũng ngày càng tăng trưởng. Tỉ lệ truy cập từ mobile đã dần vượt qua 60%, đặc biệt trên các website thương mại điện tử con số này đã là 70%

Trong Q4, các thương hiệu lớn cùng với các sàn thương mại điện tử đẩy mạnh các hoạt động marketing (ngày 10.10, 11.11 và 12.12) nên chi phí đầu tư cho quảng cáo online không ngừng tăng

Đứng đầu trong mảng thương mại điện tử là shopee, duy trì tốt tốc độ tăng trưởng dù các website có sự suy giảm nhẹ

Có được thành công này đo shopee chi rất nhiều tiền đầu tư cho các hoạt động marketing nói chung và marketing online nói riêng

Đến các quảng cáo thương hiệu, sản phẩm

Hỏi nhanh & Đáp gọn

  1. Dữ liệu top website Việt Nam được thu thập đựa vào đâu

    Dữ liệu top website của Việt Nam được thu thập từ công cụ webrank.vn, một công cụ của 3F Solutions

  2. Dữ liệu dùng để xếp hạng website là gì ?

    Chúng tôi sử dụng traffic (hay số lượt ghé thăm) để xếp hạng website. Các website được xây dựng trên cùng 1 thuật toán nên có sự thay đổi và đồng nhất trong xếp hạng

  3. Dữ liệu ước tính chi phí hay giá trị website là gì?

    Dựa trên traffic và chi phí quảng cáo, chúng tôi ước tính giá trị website. Giá trị này thay đổi theo thời gian

]]>
https://fff.com.vn/top-1000-website-nhieu-truy-cap-nhat-viet-nam-nam-2020/feed/ 1
Đánh giá ElasticEmail – Công cụ email marketing ngon bổ rẻ https://fff.com.vn/danh-gia-elasticemail-cong-cu-email-marketing-ngon-bo-re/ https://fff.com.vn/danh-gia-elasticemail-cong-cu-email-marketing-ngon-bo-re/#respond Mon, 21 Dec 2020 02:26:56 +0000 https://fff.com.vn/?p=30168 Sau khi sử dụng nhiều dịch vụ email cũng như SMTP để thực hiện email marketing, chăm sóc khách nhàng tôi nhận thấy dịch vụ của ElasticEmail có rất nhiều ưu điểm. Bài viết này tôi giúp bạn đánh giá ElasticEmail, công cụ gửi email marketing ngon, bổ, rẻ phù hợp với mọi loại hình doanh nghiệp từ nhỏ đến lớn

Tại sao bạn nên chọn ElasticEmail

Ưu điểm lớn nhất của ElasticEmail là một công cụ 2 trong 1. ElasticEmail bao gồm cả hệ thống giúp bạn gửi Email marketing đến danh sách định sẵn và một hệ thống API cho phép bạn tích hợp ElasticEmail với các hệ thống Automation Email khác.

đánh giá elasticemail

Ngoài 2 ưu điểm nổi bật đó, Elasticemail còn tích hợp thêm 1 hệ thống lọc và xác minh email, giúp bạn giảm tỉ lệ Bounce khi gửi email.

Tóm lại nếu bạn cân nhắc 1 hệ thống có thể làm được 3 việc cùng 1 lúc:

  1. ElasticEmail cho phép gửi nhanh email marketing qua hệ thống có sẵn của nó
  2. ElasticEmail cho phép tích hợp API tương tự như Amazon SES. Rất phù hợp với các hệ thống automation có sẵn. Với API bạn phải tự thiết kế và vận hành 1 hệ thống email marketing client như Mautic, Email marketing software ….
  3. ElasticEmail cho phép sử dụng hệ thống xác minh để lọc email sống, chết.

Thì bạn có thể chọn ElasticEmail. Đó là 1 lựa chọn rất phù hợp.

Ngoài ưu điểm về tính năng thì giá của ElasticEmail cũng thuộc loại khá rẻ. Đặc biệt là giá API của nó bằng với giá của Amazon SES, trong khi quy trình đăng ký và kiểm duyệt đỡ phức tạp hơn SES

đánh giá elastic email

Nếu bạn chỉ quan tâm tính năng email marketing, thì chi phí của Elasticemail cũng khá mềm, chỉ 15$ cho 5,000$ contact mà thôi.

giá elastic email

Cách đăng ký và sử dụng ElasticEmail

Để sử dụng ElasticEmail, rất đơn giản bạn chỉ cần đăng ký 1 tài khoản. Rất may mắn cho bạn, vì 3F đã hợp tác với ElasticEmail và hỗ trợ tất cả khách hàng của 3F giảm 50% giá khi đăng ký và sử dụng ElasticEmail

dang ky elastic email

Sau khi bấm vào link đăng ký ElasticEmail bạn chỉ cần nhập email và tạo 1 tài khoản

Sau khi mở tài khoản, bạn bấm link xác nhận trong email để kích hoạt tài khoản. Để sử dụng ElasticEmail bạn cần nạp tiền và mua Credit của nó

Với các bạn dùng API thì bạn chỉ cần nạp 10$ sẽ nhận được hơn 100,000 lần gửi email. Tính ra rất mềm nhé

Sau khi nạp credit, bạn sử dụng menu bên trái để thao tác và gửi email

Cách sử dụng ElasticEmail cho công việc Marketing

Trong trường hợp bạn có 1 danh sách email của khách hàng và đồng ý nhận email của bạn, bạn có thể dùng ElasticEmail để gửi email đến họ các chương trình khuyến mãi, giảm giá … của bạn.

Bạn thông qua tab Contacts để thêm họ vào trong tài khoản của bạn

Sau khi thêm contact, ElasticEmail cũng hỗ trợ bạn tạo landing page để giới thiệu chương trình của bạn

Sau khi chỉnh sửa cho vừa ý, bạn tiến hành gửi thôi. Hệ thống của ElasticEmail gửi rất nhanh và cung cấp đầy đủ báo cáo cho bạn

Cách sử dụng ElasticEmail để xác minh email

Trong trường hợp cần xác minh email, bạn có thể dùng ElasticEmail để xác minh. Nó cung cấp cho bạn 2 chế độ xác minh.

Chế độ đơn giản nhất là xác minh từng email

Ngoài ra bạn có thể xác minh 1 danh sách email

Bạn chỉ cần upload danh sách email và chờ là xong. Thời gian chờ tùy thuộc vào độ dài danh sách email của bạn

Cách sử dụng ElasticEmail API

Trong trường hợp bạn đang vận hành các công cụ Email Automation nội bộ như Matic, bạn có thể sử dụng elasticemail như 1 STMP để gửi email.

Để dùng tính năng API bạn sẽ vào My Account => Settings và kích hoạt tính năng SMTP

Sau khi kích hoạt bạn sẽ có thông tin kết nối SMTP để gửi email

Bạn dùng thông tin do Elasticemail cung cấp để kết nối vào các công cụ Emailmarketing của bạn nhé.

Cách tích hợp ElasticEmail với Mautic

Trong trường hợp bạn dùng Mautic, để kết nối với ElasticEmail bạn vào trang quản lý của Mautic => Configuration

Sau đó chọn Email Settings và chọn Service to Send mail through như hình

Cách tích hợp ElasticEmail với WordPress

Còn nếu bạn dùng WordPress, bạn sẽ dùng plugin Elastic Email Sender để tích hợp ElasticEmail

Bạn điền API key để kết nối và sử dụng, rất đơn giản

Hỏi nhanh & Đáp gọn

Hy vọng qua bài viết đánh giá ElasticEmail này bạn đã nắm được cách đăng ký và sử dụng ElasticEmail. Cuối cùng là phần tóm tắt nhanh bài viết qua mục hỏi nhanh đáp gọn

  1. ElasticEmail là gì ?

    ElasticEmail là công cụ email marketing tích hợp 3 module: gửi email marketing, API SMTP, và xác minh email sống chết

  2. ElasticEmail chi phí ra sao ?

    ElasticEmail có giá khá mềm, với giá API bằng Amazon SES chỉ 1$ cho 1000 email. Trong trường hợp dùng email marketing thì là 15$/tháng

  3. ElasticEmail dễ dùng không?

    ElasticEmail rất dễ dùng, bạn có thể dùng các tính năng của nó đựa vào menu bên phải?

  4. ElasticEmail tích hợp được với Mautic không?

    Có nó có thể tích hợp với mautic

  5. ElasticEmail có tích hợp với WordPress không ?

    Có sẵn plugin tích hợp luôn

]]>
https://fff.com.vn/danh-gia-elasticemail-cong-cu-email-marketing-ngon-bo-re/feed/ 0
9 Bước để có nội dung quảng cáo kiếm được khách https://fff.com.vn/9-buoc-de-co-noi-dung-quang-cao-kiem-duoc-khach/ https://fff.com.vn/9-buoc-de-co-noi-dung-quang-cao-kiem-duoc-khach/#respond Tue, 06 Oct 2020 08:42:27 +0000 https://fff.com.vn/?p=29618
“Content is King” là châm ngôn nằm lòng của bất kỳ chuyên viên marketing. Bởi lẽ nội dung quảng cáo sẽ giúp định hình thương hiệu, biến khách lạ thành khách quen, tạo uy tín thương hiệu, sản phẩm,… Quảng cáo dù kỹ thuật tốt tới đâu nhưng thông điệp không ấn tượng thì không thể thành công như mong muốn. Do đó, FFF giới thiệu bạn 9 bước để có nội dung quảng cáo chất lượng, thu hút khách hàng. Để có nội dung quảng cáo ấn tượng, gia tăng tỷ lệ chuyển đổi thì cần có chiến lược tiếp thị nội dung rõ ràng, đúng đắn.

Chiến lược tiếp thị nội dung là gì?

Chiến lược tiếp thị nội dung là lập kế hoạch tạo ra nội dung chất lượng và nhất quán theo từng giai đoạn cụ thể, nhằm thu hút khách hàng mới và chuyển đổi hành vi hiệu quả. Một khi bạn đã thấu hiểu khách hàng thì lập kế hoạch nội dung sẽ dễ dàng hơn.

Chiến lược tiếp thị nội dung của fff

Chiến lược tiếp thị hiện tại của FFF là sáng tạo nên các nội dung bài viết giá trị, hữu ích cho khách hàng, được đăng trên Website và Fanpage để hướng dẫn mọi người cách giải quyết vấn đề của họ về kinh doanh, marketing,… với sự trợ giúp của các công cụ tại FFF. Chúng tôi tập trung vào việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) trong quá trình sáng tạo nội dung, vì vậy khách hàng có thể dễ dàng tìm thấy những nội dung có ích tại https://fff.com.vn/.

Bước 1: Xác định mục tiêu của chiến dịch

Có nhiều cách để đặt mục tiêu như phương pháp SMART và OKR. Tùy theo sản phẩm, dịch vụ bạn cung cấp, tính chất nội dung bài viết, nhóm đối tượng quan tâm sản phẩm mà xác định mục tiêu phù hợp. Mục đích của bạn có thể là thu hút khách hàng tiềm năng, tăng lưu lượng truy cập vào Website, Fanpage, SEO Top Google, xây dựng thương hiệu, tăng doanh số,… tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng, mục tiêu càng rõ ràng, cụ thể thì khả năng thành công của chiến lược tiếp thị nội dung càng tăng.

OKR vs SMART

Bước 2: Thấu hiểu chân dung khách hàng

Bạn không cần phải tiếp thị nội dung đến tất cả mọi người, chỉ cần thu hút nhóm khách hàng tiềm năng có thể mua sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn để đạt được mục đích cuối cùng là tăng doanh số. Để làm được như vậy, bạn phải thấu hiểu được Insight khách hàng. Càng thấu hiểu khách hàng, chiến lược nội dung càng hiệu quả, thu hút lượt tiếp cận và tăng tỷ lệ chuyển đổi, tiết kiệm chi phí.

Công cụ phân tích website webrank.vn

Insight khách hàng có thể là giới tính, vị trí, độ tuổi, hành vi, thói quen, sở thích, những nơi thường đến, chủ đề họ quan tâm,… Có rất nhiều cách để tìm hiểu Insight khách hàng như thống kê tư những điểm chung của khách hàng cũ, công cụ phân tích Insight khách hàng (Google Audience Insight), hoặc bạn có thể xác định Insight từ những người truy cập vào Website đối thủ. Bạn có thể tham khảo bộ công cụ phân tích webrank của FFF tại webrank.vn

Danh sách website theo ngành

Ví dụ như khách hàng mục tiêu của bạn là chủ doanh nghiệp có nhu cầu làm video, thì nội dung quảng cáo cần liên quan cách quay video hiệu quả, dịch vụ sản xuất video uy tín,… Và cách nhanh nhất để tiếp thị đúng đối tượng là đề cập đến hành vi, mong muốn, vấn đề của khách hàng.

Bước 3: Chọn loại hình nội dung quảng cáo

Có rất nhiều loại nội dung quảng cáo mà bạn có thể chọn như bài viết chữ, hình ảnh, video, hội thảo, minigame,… Vì thế, để chọn loại hình nội dung quảng cáo tối ưu nhất cần tuân thủ 3 yếu tố sau:

1. Mục tiêu chiến dịch

Giả sử mục đích của bạn là tăng lưu lượng truy cập cho Website thì bạn có thể chọn minigame, bài đăng tương tác trên facebook và bài viết SEO cung cấp kiến thức hữu ích trên Website. Loại hình nội dung quảng cáo phải phù hợp với mục đích chiến dịch và đúng với định hướng kế hoạch nội dung.

2. Phù hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu

Phân tích đối tượng mục tiêu

Tìm hiểu Insight khách hàng, tiếp thị đúng loại hình nội dung mà họ yêu thích là cách hữu hiệu nhất để tạo thiện cảm và thúc đẩy chuyển đổi. Ví dụ như sản phẩm của bạn là dòng mỹ phẩm nhập khẩu dành cho phân khúc khách hàng cao cấp, loại hình nội dung phù hợp sẽ là các bài viết thông tin hữu ích, xác thực, hình ảnh thiết kế sang trọng để tăng uy tín thương hiệu và trao giá trị cho công chúng. Hoặc nếu nhóm đối tượng của bạn là giới trẻ, sinh viên, học sinh thì bạn có thể chọn nội dung tương tác, video hài hước để thu hút và tăng khả năng viral.

3. Loại hình nội dung nằm trong khả năng của bạn

Một nội dung hiệu quả phải có chất lượng tốt nhất. Nếu bạn viết tốt, hãy chọn nội dung chữ viết, nếu bạn có ưu điểm về thiết kế, thì chọn nội dung hình ảnh bắt mắt. Đừng chọn loại hình nội dung mà bạn không đủ khả năng để thực hiện nó (ví dụ giọng bạn trầm và không rõ chữ thì nội dung livestream sẽ làm giảm hiệu quả quảng cáo của bạn).

Lựa chọn nội dung nằm trong khả năng của bạn

Khi bạn đã quyết định loại hình nào, hãy kiên trì với loại hình đó cho đến khi bạn tìm ra quy trình sáng tạo nội dung một cách nhất quán. Chỉ khi đó, bạn mới cần thay đổi sang một loại hình mới.

Bước 4: Thấu hiểu nhu cầu của khách hàng

Mục tiêu của tiếp thị nội dung thường là tăng lưu lượng truy cập và phạm vi tiếp cận để tăng doanh số. Để đạt được mục tiêu trên, phương pháp thông dụng mà hiệu quả nhất hiện nay là tối ưu hóa công cụ tìm kiếm.

Bên cạnh việc thấu hiểu chân dung khách hàng, bạn cần biết họ đang tìm kiếm điều gì, vấn đề của họ là gì. Đáp ứng nhu cầu của khách là cách tối ưu nhất để tạo nội dung giá trị và tăng lưu lượng truy cập hiệu quả. Xác định đúng từ khóa người dùng thường tìm kiếm là bước đầu đưa nội dung đến đúng khách hàng tiềm năng.

Thấu hiểu khách hàng

Bạn có thể tham khảo công cụ nghiên cứu từ khóa Keywordplanner.vn của FFF để lập bộ từ khóa phù hợp. Sau khi đã có bộ từ khóa thì việc tạo nên các nội dung quảng cáo được nhiều người quan tâm sẽ dễ dàng hơn. Tham khảo thêm cách lên danh sách từ khóa chất lượng qua bài viết 6 Mẹo chọn từ khóa đúng chuẩn seo

Phân tích từ khóa

Bước 5: Ưu tiên các chủ đề nội dung phù hợp nhu cầu khách hàng nhất

Mục tiêu của chiến lược tiếp thị nội dung là tăng lưu lượng truy cập và quảng bá nội dung quảng cáo tới đúng đối tượng khách hàng mục tiêu. Vì thế chủ đề bài viết quảng cáo của bạn nên gần với nhu cầu của khách hàng nhất.

Ưu tiên các chủ đề nội dung phù hợp nhu cầu khách hàng nhất

Có rất nhiều chủ đề liên quan đến sản phẩm, dịch vụ mà không phải chủ đề nào khách hàng cũng quan tâm. FFF chia sẻ cho bạn cách phân loại các chủ đề tùy theo từng thang điểm, phù hợp với nhu cầu của khách hàng.

  • 3 điểm – Sản phẩm của bạn là giải pháp thiết yếu cho vấn đề của khách hàng.
  • 2 điểm – Sản phẩm của bạn hữu ích, nhưng không giải quyết triệt để vấn đề.
  • 1 điểm – Sản phẩm của bạn không giúp ích được cho khách.
  • 0 điểm – Sản phẩm của bạn không giải quyết hoặc không liên quan đến vấn đề của khách hàng.
Ưu tiên các chủ đề nội dung phù hợp nhu cầu khách hàng nhất 1

Ví dụ: Giả sử bạn bán máy pha cà phê, chủ đề “cách pha latte tại nhà” là 3 điểm, vì người xem phải cần 1 máy pha cà phê để có thể tự pha latte tại nhà.

Mặt khác, chủ đề “cách vệ sinh máy pha cà phê” là 2 điểm, vì những người tìm kiếm vấn đề này có thể đã có máy pha cà phê hoặc thứ gì có thể làm sạch máy. Vì vậy, họ có thể sẽ không mua gì vào thời điểm đó.

Các chủ đề như “cách làm sạch cà phê ra khỏi thảm” sẽ là 0-1 điểm. Mặc dù chủ đề này có liên quan đến cà phê, nhưng những người có nhu cầu tìm kiếm từ khóa này có thể không có nhu cầu mua máy pha cà phê đắt tiền. Họ có thể chỉ vừa làm đổ một cốc cà phê hòa tan và muốn làm sạch nó.

Để tối ưu hóa nội dung quảng cáo, bạn nên chọn chủ đề có từ 2-3 điểm và hạn chế chọn chủ đề 0-1 điểm, để quảng cáo tiếp cận đúng đối tượng khách hàng tiềm năng mà vẫn tiết kiệm chi phí.

Bước 6: Tạo Content Timeline

Content Timeline giúp bạn nhìn rõ định hướng nội dung trong mốc thời gian cụ thể (tuần, tháng, năm), chủ đề bài viết, thời điểm xuất bản,… Thiết lập content timeline sẽ giúp bạn tạo tính nhất quán trong nội dung và chủ đề giữa các bài viết, quản lý tiến độ sản xuất nội dung để chiến lược tiếp thị của bạn tiếp diễn mạch lạc, đảm bảo chất lượng cho bài viết quảng cáo. Content timeline luôn là yếu tố then chốt cho 1 chiến lược nội dung thành công mà bất kỳ doanh nghiệp nào đều cần có.

Tạo Content Timeline

Bước 7: Quảng bá nội dung của bạn

Để tăng lượt tiếp cận đến khách hàng, bạn cần chủ động quảng bá các nội dung của bạn. Dưới đây là 1 số cách thông dụng giúp bạn quảng bá bài viết hiệu quả:

1. Email Marketing cho nội dung quảng cáo

Một trong những phương pháp quảng bá nội dung hiệu quả nhất đó là Email Marketing. Chỉ cần tận dụng thông tin khách hàng đăng ký theo dõi Website, Fanpage là bạn đã có kênh quảng bá nội dung miễn phí và hữu hiệu.

Xem Hướng dẫn xây dựng một chiến lược email marketing hiệu quả qua bài viết Email marketing là gì? cách xây dựng email marketing hiệu quả 2020

Email Marketing cho nội dung quảng cáo

2. Chiến lược quảng bá tiếp cận cộng đồng

Kênh mạng xã hội, cộng đồng là 1 trong những kênh tối ưu để quảng bá nội dung quảng cáo của bạn, giúp thu hút khách hàng mới và tăng lượt truy cập vào Website hiệu quả. Bằng việc đăng bài viết trên các group facebook, diễn đàn, hội nhóm cộng đồng, nội dung quảng cáo của bạn sẽ được tiếp cận rất nhiều đối tượng khách hàng.

Chiến lược quảng bá tiếp cận cộng đồng

Vấn đề của bạn là chọn đúng nơi tập trung nhiều đối tượng mục tiêu và bài viết đăng trên cộng động phải mang yếu tố gợi cảm xúc, sự tò mò, thu hút để mọi người truy cập Website. Bài viết đăng trên cộng đồng cần đi kèm với lời kêu gọi hành động để thúc đẩy mọi người tương tác, chia sẻ, “like” bài. Bài viết càng được lan truyền, phạm vi tiếp cận công chúng càng mở rộng, khả năng tăng doanh thu và thu thập thông tin khách hàng tiềm năng càng lớn.

Quảng bá bằng fff.blue

Để khuyến khích khách hàng like và comment bài viết của bạn, hãy sử dụng các công cụ tăng tương tác Facebook FFF Blue. Với hệ thống nhiệm vụ đa dạng, phù hợp với bất kỳ chiến dịch marketing nào:

  • Redirect: là chuyển đến trang đích ngay khi bấm vào link
  • Nhiệm vụ facebook: cần người nhận link thực hiện Like hay Comment vào bài viết mới chuyển đến trang đích
  • Nhiệm vụ nhóm: tăng tương tác, thành viên nhóm
  • Nhiệm vụ fanpage: tăng like page

Các nhiệm vụ sẽ yêu cầu người dùng phải thực hiện thì mới có thể đến được trang đích

Đặc biệt khi người dùng thực hiện nhiệm vụ, FFF.BLUE còn xin thông tin email của người dùng. Và bạn cũng sẽ nhận được đầy đủ báo cáo thông tin người dùng tương tác.

danh sách khách hàng fffblue

Xem chi tiết và hướng dẫn sử dụng công cụ FFF Blue tại ĐÂY

Lợi ích khi sử dụng FFF.BLUE

1. Dễ dàng rút gọn link và tăng tương tác Facebook

FFFBLUE là hệ thống tích hợp giữa rút gọn link và thực hiện nhiệm vụ. Hệ thống cung cấp nhiều loại nhiệm vụ giúp bạn tăng tương tác hay thu thập thông tin khách hàng.

Nhiệm vụ của fff.blue

2. Quản lý link dễ dàng

Dễ dàng quản lý các link rút gọn đã tạo, cùng với nhiệm vụ của chúng.

  • Hiệu chỉnh:Cho phép hiệu chỉnh link với custom tag
  • Nhiệm vụ:Thay đổi nhiệm vụ giúp chọn nhiệm vụ phù hợp nhất
  • Tracking:Tùy chỉnh tracking theo pixel facebook, google analytic hoặc tracking riêng của bạn
fff.blue 1

3. Báo cáo trực quan

Cung cấp báo cáo trực quan và chi tiết giúp bạn hiểu hơn về những khách hàng bấm link của bạn

  • Báo cáo theo mạng WIFI & 3G
  • Báo cáo theo vị trí địa lý
  • Báo cáo theo trình duyệt
  • Báo cáo theo nhà mạng: MOBI, VINA, VIETTEL
  • Báo cáo theo nguồn truy cập
  • Báo cáo tỉ lệ data thu được
  • Báo cáo email, facebook Id những người thực hiện nhiệm vụ
  • Báo cáo tổng thể và theo từng link
fff.blue 2

4. Email kết quả mỗi ngày

Giúp bạn không bỏ lỡ bất kỳ thông tin quan trọng nào, fffblue gửi đến bạn email thông báo tình hình mỗi ngày

  • Tổng Click báo cáo tổng số người bấm link
  • Tổng Link báo cáo tổng số link bạn tạo ra
  • Tổng Data báo cáo tổng số data bạn thu được
fff.blue 3

3. Chạy quảng cáo

Quảng cáo trả phí là cách nhanh nhất để đưa nội dung đến với khách hàng tiềm năng mới. Quảng cáo Facebook hay Google được tính phí dựa trên số lần hiển thị, nhấp chuột và chuyển đổi. Vì vậy, để quảng cáo đạt hiệu quả tối đa thì bạn cần tối ưu bộ từ khóa và nội dung bài viết.

Nếu bạn đang phân vân không biết nên bắt đầu với quảng cáo Facebook hay Google, hãy đọc ngay bài viết Nên chạy quảng cáo google ads hay facebook ads

Nếu bạn đang có ý định chạy quảng cáo Google, hãy đọc tham khảo thêm Cách viết nội dung quảng cáo Google giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi của FFF tại ĐÂY.

Google Adwords và Quảng cáo Facebook

Bước 8: Luôn đo lường và đánh giá hiệu quả

Dù chiến lược tiếp thị và nội dung quảng cáo của bạn có tốt đến đâu, nếu không thường xuyên theo dõi tiến độ, đo lường và cập nhật phương thức marketing mới thì quá trình truyền thông của bạn sẽ bị uổng phí, thứ hạng Website bị tuột giảm, lưu lượng truy cập không ổn định. Vì thế, đo lường rất quan trọng và là một trong những yếu tố tiên quyết đem lại thành công cho chiến dịch quảng cáo.

Báo cáo khách hàng

Có rất nhiều cách để đo lường hiệu quả truyền thông, nếu kênh quảng cáo chính của bạn là Google, SEO thì bạn có thể sử dụng công cụ Google Analytics, Youtube Analytics,… Ngoài ra, bạn có thể đánh giá lưu lượng truy cập và thứ hạng, từ khóa của Website từ các công cụ của FFF tại đây.

Bước 9. Làm mới nội dung quảng cáo

Sau khi đo lường thì bạn đã có thể đánh giá hiệu quả nội dung quảng cáo, bạn biết được định hướng chiến lược hiện tại có đúng hay không, có tối ưu hóa quảng cáo hay không, để từ đó rút kinh nghiệm và thay đổi chiến lược cho phù hợp. Một chiến lược tiếp thị nội dung thành công luôn cần đổi mới định hướng nội dung, thông điệp truyền thông để phù hợp thị hiếu và nhu cầu của khách hàng.

Chiến lược nội dung là một quá trình cần rất nhiều thời gian và công sức. Kế hoạch nội dung ngắn hạn sẽ đem lại hiệu quả quảng bá nhỏ, nhưng với chiến lược nội dung dài hạn sẽ đem lại sức ảnh hưởng lớn trong hiệu quả truyền thông và tăng lợi nhuận đáng kể.

Hỏi nhanh & Đáp gọn

  1. Chiến lược tiếp thị nội dung là gì?

    Chiến lược tiếp thị nội dung là lập kế hoạch tạo ra nội dung chất lượng và nhất quán theo từng giai đoạn cụ thể, nhằm thu hút khách hàng mới và chuyển đổi hành vi hiệu quả. Một khi bạn đã thấu hiểu khách hàng thì lập kế hoạch nội dung sẽ dễ dàng hơn.

  2. Làm sao để xác định mục tiêu của chiến dịch?

    Có nhiều cách để đặt mục tiêu như phương pháp SMART và OKR. Tùy theo sản phẩm, dịch vụ bạn cung cấp, tính chất nội dung bài viết, nhóm đối tượng quan tâm sản phẩm mà xác định mục tiêu phù hợp. Mục đích của bạn có thể là thu hút khách hàng tiềm năng, tăng lưu lượng truy cập vào Website, Fanpage, SEO Top Google, xây dựng thương hiệu, tăng doanh số,… tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng, mục tiêu càng rõ ràng, cụ thể thì khả năng thành công của chiến lược tiếp thị nội dung càng tăng.

  3. Làm sao để thấu hiểu chân dung khách hàng?

    Insight khách hàng có thể là giới tính, vị trí, độ tuổi, hành vi, thói quen, sở thích, những nơi thường đến, chủ đề họ quan tâm,… Có rất nhiều cách để tìm hiểu Insight khách hàng như thống kê tư những điểm chung của khách hàng cũ, công cụ phân tích Insight khách hàng (Google Audience Insight), hoặc bạn có thể xác định Insight từ những người truy cập vào Website đối thủ. Bạn có thể tham khảo bộ công cụ phân tích webrank của FFF tại webrank.vn

  4. Chọn loại hình nội dung nào phù hợp với chiến dịch quảng cáo của bạn?

    Có rất nhiều loại nội dung quảng cáo mà bạn có thể chọn như bài viết chữ, hình ảnh, video, hội thảo, minigame,… Vì thế, để chọn loại hình nội dung quảng cáo tối ưu nhất cần tuân thủ 3 yếu tố sau: Mục tiêu chiến dịch, Phù hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu, Loại hình nội dung nằm trong khả năng của bạn

  5. Cách lựa chọn các nội dung phù hợp với khách hàng nhất?

    Có rất nhiều chủ đề liên quan đến sản phẩm, dịch vụ mà không phải chủ đề nào khách hàng cũng quan tâm. FFF chia sẻ cho bạn cách phân loại các chủ đề tùy theo từng thang điểm, phù hợp với nhu cầu của khách hàng.
    – 3 điểm – Sản phẩm của bạn là giải pháp thiết yếu cho vấn đề của khách hàng.
    – 2 điểm – Sản phẩm của bạn hữu ích, nhưng không giải quyết triệt để vấn đề.
    – 1 điểm – Sản phẩm của bạn không giúp ích được cho khách.
    – 0 điểm – Sản phẩm của bạn không giải quyết hoặc không liên quan đến vấn đề của khách hàng.
    Để tối ưu hóa nội dung quảng cáo, bạn nên chọn chủ đề có từ 2-3 điểm và hạn chế chọn chủ đề 0-1 điểm, để quảng cáo tiếp cận đúng đối tượng khách hàng tiềm năng mà vẫn tiết kiệm chi phí.

  6. Các hình thức quảng bá nội dung quảng cáo?

    Có 3 hình thức quảng bá nội dung quảng cáo online phổ biến nhất hiện nay:
    – Email Marketing cho nội dung quảng cáo
    – Chiến lược quảng bá tiếp cận cộng đồng
    – Chạy quảng cáo

Nếu 9 bước trên chưa đáp ứng được KPI về doanh số và lượng truy cập thì FFF có những công cụ giúp bạn tăng lượt traffic vào Website, thu thập thông tin người truy cập và cải thiện trải nghiệm người xem Website, giúp bạn thu hút và giữ chân khách hàng hiệu quả. Đừng quên đăng ký tài khoản tại fff.com.vn để trải nghiệm nhiều công cụ hữu ích.

Nếu bạn cần sự trợ giúp hoặc cần trao đổi với chuyên gia của 3F, hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotline 0901 47 48 46 hoặc trang fanpage chính thức của FFF. Ngoài ra, hãy tham gia Cộng đồng Google AdWords Việt Nam để nhận thêm thông tin hay từ các thành viên trong cộng đồng nhé!

]]>
https://fff.com.vn/9-buoc-de-co-noi-dung-quang-cao-kiem-duoc-khach/feed/ 0
15 Điểm Nếu Bạn Không Tránh Sẽ Mất Tiền Quảng Cáo Oan https://fff.com.vn/15-diem-neu-ban-khong-tranh-se-mat-tien-quang-cao-oan/ https://fff.com.vn/15-diem-neu-ban-khong-tranh-se-mat-tien-quang-cao-oan/#comments Tue, 15 Sep 2020 04:29:02 +0000 https://fff.com.vn/?p=29125 Lĩnh vực nào cũng có những thuận lợi và khóa khăn của nó, và quảng cáo Google ads cũng vậy. Bên cạnh những lợi ích quảng cáo mà ai cũng biết, thì những khó khăn của nó cũng không thể tránh khỏi. Điều đó đôi khi dẫn đến những sai lầm cho các nhà quảng cáo. Sau đây là 15 Điểm Nếu Bạn Không Tránh Sẽ Mất Tiền Quảng Cáo Oan

1. Nhồi nhét từ khóa

Khi tạo một mẫu quảng cáo, bạn luôn đứng trước sự lựa chọn giữa rất nhiều từ khóa. Có một số nhà quảng cáo đã không thể tránh được sự cám dỗ của các từ khóa mà nhồi nhét tất cả chúng vào quảng cáo của mình. Điều này sẽ gây tác dụng ngược và làm giảm hiệu quả của mẫu quảng cáo. Người dùng cần tìm kiếm những thông tin chi tiết, thuyết phục để click vào quảng cáo chứ không phải sự lặp lại vô nghĩa của các từ khóa.

User Profile

Để giải quyết vấn đề này, thay vì nhồi nhét từ khóa vào một quảng cáo, hãy tạo nhiều mẫu quảng cáo khác nhau cho nhiều từ khóa. Theo dõi và chọn mẫu quảng cáo nào tốt nhất. Google khuyến khích bạn nên tạo tối thiểu 3 mẫu quảng cáo. Hoặc bạn có thể sử dụng quảng cáo đáp ứng mới của Google. Bạn chỉ cần thêm 3 mẫu tiêu đề và mô tả khác nhau, Google sẽ tự động lựa chọn, hiển thị và đo lường để cho ra mẫu quảng cáo hiệu quả nhất

2. Không có từ khóa trong nội dung quảng cáo

Trái ngược với trường hợp trên, khi viết mẫu quảng cáo, nếu bạn không chèn từ khóa vào đó, thì quảng cáo của bạn rất khó có thể hiển thị khi người dùng tìm kiếm. Chèn từ khóa vào nội dung mẫu quảng cáo không chỉ giúp bạn tăng điểm chất lượng và thứ hạng cho quảng cáo mà còn thu hút khách hàng bấm vào quảng cáo của bạn.

3. Sử dụng từ khóa đối sánh rộng

Sử dụng từ khóa đối sánh rộng sẽ giúp bạn có nhiều lượt tìm kiếm cao nhưng không đánh trúng khách hàng tiềm năng.
Ví dụ: bạn muốn bán iphone X và đặt từ khóa đối sánh rộng là “điện thoại iphone x” thì khi khách hàng muốn mua loại iphone khác và tìm từ khóa “điện thoại iphone” thì cũng có thể ra bạn, nếu họ click vào quảng cáo của bạn thì bạn sẽ mất tiền mà khách lại không mua. Vì vậy, sử dụng từ khóa “đối sánh cụm từ” hoặc “đối sánh chính xác” sẽ giúp bạn đánh trúng khách hàng tiềm năng từ đó tăng tỷ lệ chuyển đổi của quảng cáo.

Để biết nên lựa chọn loại đối sánh cho danh sách từ khóa của mình, FFF đã viết hướng dẫn chi tiết trong bài viết Hướng dẫn chọn đối sánh từ khóa tối ưu trong google ads

Đối sánh từ khóa là gì? Sử dụng đối sánh từ khóa như thế nào?

4. Không sử dụng từ khóa phủ định

Từ khóa phủ định cho phép bạn loại trừ cụm từ tìm kiếm khỏi chiến dịch và giúp bạn tập trung hoàn toàn vào từ khóa quan trọng với khách hàng của mình. Hoạt động nhắm mục tiêu tốt hơn có thể giúp quảng cáo hiển thị cho những người dùng quan tâm và gia tăng lợi tức đầu tư (ROI) của bạn.

Nói đơn giản đây chính là những từ khóa mà bạn không muốn quảng cáo của mình xuất hiện khi người dùng tìm kiếm từ đó. Bạn biết chắc chắn những người tìm kiếm từ đó không phải khách hàng của bạn.

Từ khóa phủ định sẽ giúp quảng cáo của bạn:

  • Tiếp cận đúng khách hàng mục tiêu hơn
  • Cải thiện điểm chất lượng vì tăng mối liên quan giữa từ khóa và mẫu quảng cáo của bạn. Khách hàng tìm kiếm từ đó sẽ tương tác quảng cáo của bạn nhiều hơn, từ đó tăng điểm chất lượng mẫu quảng cáo của bạn.
  • Tiết kiệm ngân sách nhờ giảm thiểu chi phí cho các từ khóa vô ích
  • Tăng hiệu quả của chiến dịch quảng cáo. Việc loại bỏ các chi phí vô ích sẽ giúp bạn có thêm tiền để quảng cáo tiếp cận để những khách hàng tiềm năng hơn.

Chính vì vậy, việc không sử dụng từ khóa phủ định sẽ khiến cho quảng cáo của bạn chi rất nhiều tiền vào các click vô ích, không phải khách hàng. Để xem chi tiết về từ khóa phủ định cũng như các để thêm từ khóa phủ định vào chiến dịch quảng cáo của mình, xem ngay bài viết Hướng dẫn đặt từ khóa phủ định quảng cáo google ads

5. Sử dụng từ khóa không liên quan

Từ khóa là một yếu tố rất quan trọng trong quảng cáo Google Ads, nó phải liên quan đến rất nhiều yếu tố như: nhu cầu của người dùng, nội dung website, mẫu quảng cáo, sản phẩm/dịch vụ mà bạn đang bán. Khi bạn sử dụng những từ khóa không liên quan thì khả năng người dùng bấm vào quảng cáo của bạn không cao và nếu có bấm vào thì tỷ lệ chuyển đổi rất thấp, điều này làm cho bạn tốn tiền quảng cáo mà không đem lại khách hàng nhiều.

Lựa chọn các từ khóa chất lượng cao cho các chiến dịch SEO hay PPC sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận đến đúng khách hàng tiềm năng với mức chi phí thấp nhất. Tuy nhiên, để làm được việc đó thì không hề dễ dàng vì nó đòi hỏi chúng ta phải nắm rõ các phương pháp cũng như cần sự hỗ trợ của các công cụ. Xem bài viết 5 mẹo tạo danh sách từ khóa chất lượng để giúp bạn có thể tìm kiếm được từ khóa phù hợp nhé.

6. Không phân vùng địa lý

Doanh nghiệp của bạn kinh doanh tại một khu vực nhất định, nhưng khi quảng cáo trên Google, bạn lại không khoanh vùng địa lý mà để cho quảng cáo chạy trên toàn quốc, dẫn đến quảng cáo hiển thị đối với tất cả mọi người, khiến cho ngân sách quảng cáo tốn kém mà doanh thu khách hàng không cao.

7. Không tận dụng tiện ích mở rộng quảng cáo

Với số ký tự giới hạn của mẫu quảng cáo, tiện ích quảng cáo như một “vị cứu tinh” cho các marketer. Bên cạnh việc giúp bạn cung cấp thêm nhiều thông tin cho khách hàng hơn, tiện ích mở rộng còn khiến mẫu quảng cáo của bạn nổi bật và chiếm nhiều không gian hơn với đối thủ. Google cung cấp 9 tiện ích mở rộng khác nhau bao gồm cuộc gọi, tin nhắn, vị trí, liên kết trang web, đoạn nội dung có cấu trúc,…

Tìm hiểu tiện ích quảng cáo và cái cài đặt tại Hướng dẫn cách thiết lập tiện ích mở rộng quảng cáo google ads

8. Bỏ qua lời kêu gọi hành động

Nội dung trên mẫu quảng cáo vô cùng quang trọng, các nhà quảng cáo phải làm sao để thuyết phục khách hàng click vào mẫu quảng cáo của mình chỉ trong vài dòng. Chính vì vậy, những câu kêu gọi hành động là điều không thể thiếu, nó sẽ thúc đẩy họ đến các hành động mà bạn muốn. Bạn có thể thêm các câu kêu gọi hành động như xem ngày, click ngay, mua ngay,…

9. Không thử những phương án mới

Khi mẫu quảng cáo đã mang lại một hiệu quả nhất định, một số nhà quảng cáo sẽ ngại và không thử những phương án mới, vì họ lo hiệu quả sẽ giảm xuống. Tuy nhiên, các phương án mới vẫn có thể mang đến cho bạn rất nhiều khách hàng, vậy thì tại sao chúng ta không thử. Bạn có thể bắt đầu thử từ những cái nhỏ nhất như thêm tiêu đề 3, dòng mô tả 2, sử dụng tiện ích mở rộng quảng cáo,… Hay thử các hình thức quảng cáo mới như quảng cáo đáp ứng

Quảng cáo đáp ứng của Google
Quảng cáo đáp ứng của Google

10. Quên mất nhu cầu khách hàng của bạn

Để làm nổi bật sản phẩm và dịch vụ của mình, đôi lúc các nhà quảng cáo quên mất nhu cầu khách hàng của mình. Điều đó mang lại tác hại rất lớn đến hiệu quả quảng cáo của bạn. Hãy nhớ rằng khách hàng đang tìm kiếm cách giải quyết cho các vấn đề của họ chứ không phải sản phẩm của bạn. Hãy tập trung vào nhu cầu của khách hàng, tìm ra các truy vấn mà khách hàng của bạn đang tìm kiếm và đưa chúng và mẫu quảng cáo của bạn

11. Chỉ sử dụng trang chủ để quảng cáo

Sai lầm cơ bản và phổ biến nhất của các nhà kinh doanh mới bắt đầu chạy quảng cáo là chỉ sử dụng trang chủ để chạy quảng cáo mà bỏ qua các trang đích, điều này làm cho khách hàng mơ hồ, dẫn khách đi lòng vòng chứ không đưa họ đến sản phẩm mà họ muốn mua. Để tăng tỷ lệ chuyển đổi cao hơn, bạn nên sử dụng trang đích (trang sản phẩm) của bạn để quảng cáo, để khi khách hàng có tìm kiếm sản phẩm có liên quan đến sản phẩm của bạn thì trang của bạn sẽ hiện ra ngay

12. Chưa tối ưu trang đích

Chất lượng trang đích là một yếu tố rất quan trọng khi quảng cáo trên Google, nó là nơi trưng bày tất cả các sản phẩm của bạn cho người dùng xem. Một trang đích đẹp và hấp dẫn sẽ giúp bạn tăng tỷ lệ chuyển đổi, không những biến các click chuột thành đơn hàng mà còn tiết kiệm chi phí quảng cáo.

Như vậy, nếu trang đích của bạn không tối ưu, không hấp dẫn và đẹp mắt, bạn không chỉ bỏ lỡ nhiều đơn hàng mà còn làm bạn hao tốn nhiều ngân sách quảng cáo vô ích.

Xem các mẹo tối ưu trang đích qua bài viết Chúng tôi đã nâng cấp website và tăng thêm 300 khách mỗi tháng như thế nào ?

Để tăng thêm nhiều khách hàng tiềm năng cho chiến dịch quảng cáo của bạn, trang đích của bạn phải có:

  • Tốc độ tải trang nhanh
  • Giao diện website thân thiện, thao tác mua hàng và đặt hàng đơn giản, dễ dàng
  • Nội dung hay, hình ảnh đẹp
  • Thông tin sản phẩm, dịch vụ chi tiết

13. Không theo dõi kết quả quảng cáo

Khi quảng cáo trên Google bạn có thể theo dõi quảng cáo của mình, đây là một lợi thế. Nếu bạn không theo dõi thì bạn sẽ không biết quảng cáo của mình tốt xấu ở chỗ nào để điều chỉnh và phát huy. Điều này sẽ làm cho việc kinh doanh của bạn bị trì trệ và kém xa đối thủ. Cho nên bạn phải thường xuyên theo dõi quảng cáo của mình để kịp thời điều chỉnh và tối ưu cho mẫu quảng cáo, thu về cho mình nhiều khách hàng hơn trong chiến dịch của bạn.

14. Không sửa đổi giá thầu

Như đã nói ở trên, việc thay đổi giá thầu tùy thuộc vào việc theo dõi quảng cáo. Bạn hãy thay xem vị trí hiện quảng cáo của bạn ở đâu trên kênh quảng cáo Google để kịp thời điều chỉnh giá thầu giúp cho mẫu quảng cáo của bạn có thể hiện ra trên trang đầu của danh sách kết quả tìm kiếm. Nếu không sửa đổi giá thầu kịp thời, mẫu quảng cáo của bạn sẽ bị tụt hạng so với đối thủ đấy nhé.

Hiện nay Google cung cấp đến 10 cách đặt giá thầu nhằm giúp các nhà quảng cáo tăng nhiều chuyển đổi nhất có thể. Bạn có thể xem ngay 10 phương pháp đấu giá trong google ads

10 thao tác kỹ thuật giúp tối ưu chuyển đổi trong Google Adwords

15. Bị click ảo, click tặc hoành hành

Đây là một vấn nạn trong quảng cáo Google Ads, nói một cách đơn giản là đối thủ không ngừng click quảng cáo của bạn một cách liên tục với mục đích làm cho bạn bị tiêu hao ngân sách mà không mang lại lợi ích gì. Khi nào có sự cạnh tranh giữa các ngành nghề là khi đó có click tặc, nhất là các lĩnh vực mang tính chất cạnh tranh cao như bất động sản, ô tô, du lịch,… hay những từ khóa có giá thầu CPC cao rất hay gặp tình trạng này.

Nạn click tặc, click ảo không những không mang lại khách hàng cho bạn mà còn đốt ngân sách quảng cáo của bạn một cách nhanh chóng. Chính vì vậy, khi chạy quảng cáo trên Google Ads, bạn cần phải có biện pháp hạn chế click tặc, theo dõi IP click quảng cáo của mình để kịp thời ngăn chặn các click ảo.

Xem thêm Hướng dẫn chặn click ảo tại đây

Trên đây là 15 sai lầm phổ biến mà bất kỳ nhà quảng cáo nào cũng từng gặp qua một lần. Hy vọng bài viết sẽ giúp các nhà quảng cáo khắc phục các lỗi quảng cáo của mình.

Ngoài ra,  để giúp các nhà quảng cáo nâng cao hiệu quả quảng cáo Google ads, 3F đã ra mắt bộ công cụ Quảng Cáo. Bao gồm 8 công cụ khác nhau, giúp bạn cải thiện chiến dịch quảng cáo của mình nhanh hơn và hiệu quả hơn mà không cần biết kỹ thuật. Trải nghiệm ngay tại fffads.com

Nếu bạn cần sự trợ giúp hoặc có vấn đề cần trao đổi với chuyên gia của 3F, hãy để lại comment ở phía bên dưới hoặc liên hệ trực tiếp qua số hotline 0901 47 48 46 , trang fanpage chính thức của FFF. Ngoài ra, hãy tham gia Cộng đồng Google AdWords Việt Nam để nhận thêm thông tin hay từ các thành viên trong cộng đồng nhé!

]]>
https://fff.com.vn/15-diem-neu-ban-khong-tranh-se-mat-tien-quang-cao-oan/feed/ 1
Hướng dẫn dùng Google Tag Manager để cài đặt Remarketing https://fff.com.vn/huong-dan-cai-dat-google-tag-manager-remarketing-trong-google-ads/ https://fff.com.vn/huong-dan-cai-dat-google-tag-manager-remarketing-trong-google-ads/#respond Fri, 11 Sep 2020 12:16:39 +0000 https://fff.com.vn/?p=29006 Google Tag Manager là một công cụ cho phép bạn dễ dàng cập nhật và quản lý các thẻ trong website, đó có thể là những thẻ theo dõi website (Google Analytics), thẻ tiếp thị lại (Google Ads, Facebook Pixel), những thẻ tối ưu chuyển đổi (Google Optimize, Hotjar, Crazy Egg).

Google Tag Manager là gì?

Google Tag Manager (GTM tag) hay còn gọi là trình quản lý thẻ của Google là một hệ thống quản lý thẻ được cung cấp bởi Google với mục đích là quản lý các thẻ JavaScript và HTML được sử dụng để theo dõi và phân tích trên các trang web.

Google Tag Manager có rất nhiều cách ứng dụng, bạn có thể sử dụng nó để cài đặt Facebook Pixel, cài đặt Google Analytic hay cài đặt Adwords Conversion tracking. Tuy nhiên giới hạn bài viết dưới đây sẽ giúp bạn cài đặt Google Tag Manager và sử dụng nó để cài đặt Google Remarketing

Dưới đây là một ví dụ rất đơn giản về cách Google Tag Manager hoạt động. Thông tin từ một nguồn dữ liệu (trang web của bạn) được chia sẻ với một nguồn dữ liệu (Analytics) khác thông qua Trình quản lý thẻ của Google. Google Tag Manager trở nên rất tiện dụng khi bạn có rất nhiều thẻ để quản lý vì tất cả mã được lưu trữ ở một nơi.

Ví dụ cách dùng Google Tag Manager

Bạn muốn gắn mã theo dõi Google Analytics lên website. Bạn phải copy mã theo dõi GA vào mã nguồn website của bạn
Bạn muốn gắn mã theo dõi Pixel của Facebook lên website. Bạn phải copy mã theo dõi của Facebook pixel vào mã nguồn website của bạn.
Bạn muốn gắn mã tiếp thị lại của Google Ads lên website. Bạn phải copy mã theo dõi tiếp thị lại của Google Ads vào mã nguồn website của bạn.
… và còn nhiều loại mã theo dõi khác

Với mỗi lần bạn muốn thêm một mã theo dõi. Bạn lại phải copy một đoạn mã javascript và dán vào mã nguồn website của bạn – cái này gọi là thẻ (tag). Việc này làm cho mã nguồn website của bạn nhìn rất lộn xộn. Và nhiều khi bạn quên mất mã theo dõi nào gắn ở đâu, thì đi tìm lại cũng là một sự bất tiện lớn.

Để giải quyết vấn đề này thì Google tạo ra Google Tag Manager (GTM). GTM cho phép bạn quản lý tập trung tất cả các loại mã theo dõi gắn trên website của bạn. Bạn chỉ phải gắn một đoạn mã javascript duy nhất của Google Tag Manager vào website. Rồi sau đó bạn có thể tuỳ ý cài đặt thêm các loại mã theo dõi trong trình quản lý thẻ của Google.

Hiểu nôm na là bạn cài một mã theo dõi duy nhất lên website. Sau đó thì quản lý tất cả các loại mã theo dõi khác trong trình quản lý thẻ của Google

Lợi ích của Google Tag Manager (GTM)

Dễ sử dụng

GTM cho phép các thành viên trong nhóm cập nhật những thông tin cần thiết và thêm các thẻ mới nhanh chóng và dễ dàng,

Bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian, và xử lý công việc rất nhanh. Và không cần phải nhờ đến sự trợ giúp của các IT/Developer.

Kiểm soát phiên bản

GTM làm cho việc nâng cấp và cải tiến trong tương lai đơn giản hơn nhiều, vì các sửa đổi có thể được thực hiện thông qua giao diện chứ không phải trên mỗi trang của trang web của bạn.

Một phiên bản lưu trữ mới sẽ được tạo ra mỗi khi bạn xuất bản một thay đổi thông qua GTM, giúp bạn dễ dàng quay lại phiên bản cũ bất cứ lúc nào. Tính năng này được cho là khá lý tưởng khi có thể giữ các thẻ được tổ chức; làm cho việc xử lý sự cố trở nên đơn giản và giúp bạn dễ dàng thực hiện các cài đặt tương tự trên các vùng chứa GTM mới. (GTM container)

Dễ dàng cài đặt quyền sử dụng

GTM giúp dễ dàng đặt quyền cho người dùng cá nhân và kiểm soát nội bộ, những người có khả năng thay đổi trang web và hỗ trợ tạo thẻ, tập lệnh và quy tắc.

Thẻ tích hợp

GTM đi kèm với một số thẻ tích hợp quan trọng cho Google Analytics bản Classic và bản Universal, chuyển đổi AdWords, quảng cáo chỉ hiển thị cho những người đã truy cập vào trang web của bạn và hơn thế nữa. Điều này giúp những đội nhóm marketing thiếu kinh nghiệm mã hóa có thể tùy chỉnh các thẻ chỉ với một vài thông tin chính mà không cần thực hiện các mã hóa phức tạp hoặc tận dụng sự giúp đỡ của nhà phát triển.

Chức năng với Google Analytics 

Nói về các thẻ tích hợp, GTM cũng cho phép bạn cài đặt triển khai cơ bản Google Analytics thông qua Trình quản lý thẻ của Google. GTM bao gồm một mẫu thẻ cung cấp cho các bạn tất cả các tùy chọn bạn có trong bản Google Analytics trước đây. Thêm vào đó, nó tương thích với mã onsite cũ hơn giúp theo dõi sự kiện, lượt xem trang và theo dõi tên miền chéo.

Theo dõi chuyển đổi

Cài đặt thêm mã vào trang web để theo dõi các hành động của khách truy cập như nhấp chuột, xem video và gửi biểu mẫu. Tính năng theo dõi sự kiện tự động của GTM loại bỏ nhu cầu gắn thẻ thủ công từng liên kết bạn muốn theo dõi. Thay vào đó, bạn có thể nhắm mục tiêu các liên kết hoặc nút theo các thuộc tính đã có trên liên kết hoặc bằng cách sử dụng cấu trúc đặt tên chuẩn.

Trong GTM có 2 thành phần chính:

  • Tags (hành động)– thông báo đến Google Tag Manager bạn đang muốn làm gì, ví dụ như “bạn đang muốn gửi một page view tới Google Analytics.”
  • Triggers (kích hoạt) – thông báo đến Google Tag Manager khi nào bạn muốn gắn tag manager, ví dụ như “bất cứ lúc nào có người ghé thăm 1 webpage của bạn

Hướng dẫn cài đặt Google Tag Manager

Truy cập vào https://tagmanager.google.com/ đăng nhập vào tài khoản Google và tiến hành tài khoản trên Google Tag Manager. Bạn chọn vào nút Nhấp vào đây để tạo tài khoản của tôi 

Bước 2. Tạo tài khoản Google Tag Manager

  • Tên tài khoản: Bạn được phép sử dụng bất kỳ tên
  • Quốc gia: Chọn Việt Nam hoặc bất kỳ quốc gia nào mà bạn đang sinh sống. 
  • Tích chọn ô “Chia sẻ dữ liệu một cách ẩn danh với Google và các sản phẩm khác”

Bước 3. Tạo và thiết lập vùng chứa

  • Tại mục Tên vùng chứa bạn điền vào tên website của mình.
  • Phần Nền tảng nhắm mục tiêu bạn tiến hành chọn các vùng chứa như: Web, Android,  iOS hay AMP
  •  Hoàn tất thiết lập, bạn chỉ cần nhấn vào nút Tạo

Bước 4. Thông báo về các điều khoản khi sử dụng GTM

Tiếp đến Google hiển thị một bảng thông tin với đầy đủ các nguyên tắc và điều khoản khi sử dụng công cụ .

Chọn Tôi cũng chấp nhận Điều khoản xử lý dữ liệu theo yêu cầu của GDPR.

Chọn vào nút  góc phải phía trên để chuyển sang bước tiếp theo

Bước 3. Gắn mã code của Google Tag Manager vào website

Khi chấp nhận điều khoản từ GTM hệ thống sẽ phân tích và đưa ra 2 đoạn mã code. Sau đó bạn gắn đoạn mã có được vào mã nguồn của website. Cụ thể:

  • Sao chép và dán đoạn code Google Tag Manager đầu tiên vào trong cặp thẻ <head> </head>
  • Sao chép và dán đoạn còn lại vào trong cặp thẻ <body> </body> 

Bước 4. Kiểm tra GTM đã hoạt động hay chưa?

Để kiểm tra bạn đã cài đặt thành công hay chưa bạn cài đặt thêm Google Tag Assistant vào trình duyệt của mình. Sau khi hoàn thành cài đặt, bật trang web lên, chọn biểu tượng Tag Assistant trên thanh công cụ, thẻ có màu vàng hoặc xanh có nghĩa là công cụ quản lý thẻ GTM đã được cài đặt thành công.

Sau khi cài tiện ích Tag Assitant bạn truy cập vào website của bạn và bấm vào tiện ích đó. Lần đầu tiên bạn phải đồng ý với điều khoản bằng cách bấm vào nut DONE

Sau đó bạn reload lại website (bấm F5) nhé, nếu bạn thấy có chữ Tag Manager tức là bạn đã cài đặt thành công

Ngoài tác dụng kiểm tra Google Tag Manager có được cài đặt đúng không, thì tiện ích Tag Assistant còn giúp bạn kiểm tra các loại tracking khác như Conversion tracking, Remarketing Tracking và Facebook Pixel nữa.

Phần tiếp theo mình sẽ hướng dẫn bạn cách gắn Google Remarketing vào Website của bạn

Gắn Google Remarketing vào website bằng Google Tag

Google Remarketing là hình thức tiếp thị,  quảng cáo của bạn sẽ tiếp cận đến những khách hàng quan tâm đến sản phẩm và đồng thời họ cũng đã từng truy cập website của bạn. Thuật ngữ Remarketing dược dịch ra tiếng Việt là Tiếp Thị Lại. Tức là lặp lại quá trình quảng cáo đối với 1 nhóm khách hàng.

Thông thường hiện nay khi bạn truy cập 1 website bán hàng nào đó (ví dụ tiki, lazada …) và xem 1 sản phẩm cụ thể khi lên Facebook bạn sẽ thấy quảng cáo sản phẩm đó hiện ra. Hình thức này chính là Remarketing hay Tiếp Thị Lại

Bạn có thể dùng hình thức quảng cáo bám đuổi tạo tệp remarketing list để tiếp thị lại trên mạng tìm kiếm hoặc remaketing bằng GDN trên mạng hiển thị, Youtube Video Ads hay Gmail Ads,…

Lợi ích của Remarketing

  • Theo đuổi khách hàng tiềm năng – những người đã ghé thăm website
  • Duy trì nhận diện thương hiệu cho khách hàng tiềm năng. Bạn có biết hơn 80 % doanh nghiệp sử dụng quảng cáo bám đuổi để tăng nhận thức thương hiệu trên mạng online. Chạy remarketing google ads hỗ trợ bạn thiết lập nhận thức thương hiệu trong tâm trí khách ngay từ khi bắt đầu quá trình mua hàng.
  • Cung cấp thông tin sản phẩm cập nhật mới nhất, nhanh nhất cho khách hàng.
  • Đúng tệp khách hàng tiềm năng giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi, tăng doanh số.
    Nhờ vào việc hiển thị lại quảng cáo đến đúng lượng khách hàng tiềm năng ở nhiều nơi mà khách thường hay lui tới như trang blog, website, trang báo,.. Mà làm tăng lượng truy cập trở lại vào web bạn một cách đáng kể.

Bước 1: Lấy ID của Google Remarketing tag

Bạn truy cập vào Google Adwords bằng tài khoản quảng cáo của bạn và đi đến Thư viện chia sẻ >> Công cụ quản lý đối tượng

Tiếp đến bạn chọn nguồn đối tượng >> tại thẻ Google Ads chọn chi tiết

Sau đó bạn vào thiết lập thẻ

Bước 2: Thiết lập gắn ID Remarketing Tag lên Google Tag Manager

Bạn truy cập vào tài khoản Google Tag Manager của bạn, sau đó click vào 

Bạn chọn loại thẻ tiếp thị lại trên Google Ads

Chọn dán ID chuyển đổi và nhấn lưu

Bước 3: Kiểm tra Tag Google Remarketing

Sử dụng Google Tag Assistant để kiểm tra thẻ Google Remarketing đã được xuất bản thành công trên website của bạn.

Như vậy là bạn đã hoàn thành xong việc gắn Google Remarketing Tag lên website thông qua Google Tag Manager chỉ với vài cú click chuột.

Giờ đây bạn có thể quảng cáo đến những khách hàng những người đã truy cập website của bạn. Việc tiếp thị lại thường có tỉ lệ khách mua hàng cao hơn. Vì thế bạn không nên bỏ qua cách tiếp thị này

Nếu bạn chưa có tài khoản Google Ads?

Nếu bạn chưa có tài khoản Google Ads, bạn có thể mua 1 tài khoản google Ads mới tại FFFAds, một sản phẩm khác của 3F

Tài khoản Google Ads của 3F cung cấp là tài khoản Google Ads Invoice. Với các ưu điểm nổi bật như:

  1. Camp duyệt nhanh lên top (các ngành khó như thuốc hay thực phẩm chức năng)
  2. Có sẵn tiền, chủ động nạp thêm không cần thẻ, không chờ xét duyệt thanh toán
  3. Tự quản lí tài khoản 100%, bảo mật, an toàn
  4. Bao uy tín, TK không cắn tiền, die được hoàn tiền hoặc đổi TK khác
  5. Có sẵn công cụ tạo quảng cáo, chặn click ảo, theo dõi quảng cáo
  6. Hỗ trợ 24/7

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã nắm rõ hơn về Google Tag Manager và Google Remarketing tag

Nếu bạn cần sự trợ giúp hoặc có vấn đề cần trao đổi với chuyên gia của 3F, hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotline 0901 47 48 46 hoặc trang fanpage chính thức của FFF. Ngoài ra, hãy tham gia Cộng đồng Google AdWords Việt Nam để nhận thêm thông tin hay từ các thành viên trong cộng đồng nhé!

]]>
https://fff.com.vn/huong-dan-cai-dat-google-tag-manager-remarketing-trong-google-ads/feed/ 0
Phân tích ưu và nhược điểm của Google Ads Smart Bidding https://fff.com.vn/phan-tich-uu-va-nhuoc-diem-cua-google-ads-smart-bidding/ https://fff.com.vn/phan-tich-uu-va-nhuoc-diem-cua-google-ads-smart-bidding/#respond Fri, 11 Sep 2020 07:39:52 +0000 https://fff.com.vn/?p=28976 Đặt giá thầu tự động luôn là vấn đề được nhiều người quan tâm và nhắc đến, bên cạnh đó cũng có vô vàn câu hỏi được đặt ra như “Có nên áp dụng hình thức đặt giá thầu tự động không?”, “đặt giá thầu tự động có tốn nhiều ngân sách không?”,…và rất nhiều câu hỏi liên quan khác. Bạn biết không, mục đích sử dụng của công cụ đặt giá thầu thông minh là tạo ra hiệu suất cao nhất có thể dựa trên mục tiêu của bạn. Những năm gần đây các tính năng đặt giá thầu thông minh của Google đã có những bước phát triển vượt bậc và trở thành một công cụ hữu ích giúp việc quản lý chiến dịch đặt thầu của các nhà quảng cáo trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn rất nhiều.

Những lợi ích mà Google Ads Smart Bidding mang đến cho người dùng là điều không thể phủ nhận. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, đặt giá thầu thông minh vẫn sẽ có những hạn chế mà bạn cần phải biết. Do đó, để làm rõ hơn vấn đề này mình sẽ phân tích ưu và nhược điểm của Google Ads Smart Bidding thông qua bài viết bên dưới, cùng theo dõi để có câu trả lời ngay nhé!

1. Google Ads Smart Bidding là gì?

Đặt giá thầu thông minh là một tập hợp con của các chiến lược giá thầu tự động sử dụng máy móc để tối ưu hóa cho chuyển đổi hoặc giá trị chuyển đổi trong hầu hết các phiên đấu giá. Nói một cách đơn giản hơn, đây là một tính năng của Google Smart Bidding để phân tích một số tín hiệu theo ngữ cảnh tại thời điểm đấu giá, từ đó đặt giá thầu với mục đích nhắm mục tiêu cho quảng cáo của bạn.

Khi nhắc đến Google Ads, việc lựa chọn giữa đặt giá thầu thủ công và đặt giá thầu thông minh là chủ đề rất được quan tâm. Như bạn biết đấy, khi đặt giá thầu thủ công bạn sẽ đặt giá thầu cho mỗi từ khóa quảng cáo. Bạn có thể điều chỉnh giá thầu của mình tùy thuộc vào các yếu tố như vị trí, thiết bị, nhân khẩu học và đối tượng khách hàng mục tiêu,…Nhưng nếu bạn đang chạy nhiều quảng cáo khác nhau cùng lúc, thì việc đặt giá thầu thủ công có thể trở thành một công việc phức tạp và tốn thời gian, công sức.

Quảng cáo Google trong nhiều năm qua đã có những bước phát triển nhất định, do đó để tối đa hóa chuyển đổi của bạn thì hình thức đặt thầu thông minh của Ads sẽ là lựa chọn phù hợp hơn. Nguyên nhân Google Ads có sự thay đổi trong việc tự động đặt giá thầu là vì các chiến lược giá thầu tự động CPA hoặc ROAS đều sẽ được tối ưu hóa theo thiết bị, thời gian, vị trí và đối tượng trên cơ sở từng phiên đấu giá.

Có nhiều tùy chọn đặt giá thầu thông minh khác nhau của Google để bạn lựa chọn, nhưng trước khi tìm hiểu về các tùy chọn này hãy cùng điểm qua các lợi ích của hình thức đặt giá thầu thông minh nhé.

2. Tại sao nên sử dụng chiến lược Đặt giá thầu thông minh

Hình thức đặt giá thầu thông minh sẽ mang đến 4 lợi ích chính giúp bạn tiết kiệm thời gian công sức nhưng vẫn mang về kết quả tốt nhất cho chiến dịch.

Công nghệ máy học nâng cao

Khi đặt giá thầu, thuật toán máy học sẽ hỏi dựa trên dữ liệu ở quy mô lớn giúp bạn đưa ra dự đoán chính xác hơn trong tài khoản về việc các giá thầu khác nhau có thể ảnh hưởng như thế nào tới chuyển đổi hoặc giá trị chuyển đổi. Các thuật toán này xem xét nhiều tham số ảnh hưởng đến hiệu suất hơn so với một người hoặc một nhóm có thể tính toán.

Nhiều loại tín hiệu theo ngữ cảnh

Tín hiệu được hiểu là các thuộc tính giúp xác định người hoặc ngữ cảnh tại ngay tại thời điểm đấu giá. Khi sử dụng tính năng đặt giá thầu tại thời điểm đấu giá, bạn sẽ có thể đưa nhiều tín hiệu vào các hoạt động tối ưu giá thầu. Các tín hiệu này bao gồm các thuộc tính như thiết bị và vị trí có ở hình thức đặt thầu thủ công, tín hiệu bổ sung và tổ hợp tín hiệu có ở hình thức đặt giá thầu thông minh. Ví dụ: thiết bị, vị trí thực tế, vị trí mà họ tìm kiếm, ngày trong tuần và thời gian trong ngày, hệ điều hành,…

Kiểm soát hiệu suất một cách linh hoạt

Chiến lược Đặt giá thầu thông minh cho phép bạn đặt các mục tiêu hiệu suất và tùy chỉnh các tùy chọn cài đặt theo mục tiêu kinh doanh riêng của mình. Chẳng hạn như tối ưu hóa giá thầu tìm kiếm cho mô hình phân bổ đã chọn trước đó và gồm cả phân bổ theo hướng dữ liệu. Hoặc đặt mục tiêu hiệu suất riêng cho các thiết bị khác nhau như thiết bị di động, máy tính bảng, laptop, Pc bằng tính năng đặt giá thầu CPA mục tiêu.

Báo cáo hiệu suất minh bạch

Đặt giá thầu thông minh sẽ cung cấp công cụ báo cáo như báo cáo chiến lược giá thầu, trạng thái chiến lược giá thầu, bản nháp và thử nghiệm chiến dịch, trình mô phỏng, thông báo và cảnh báo cần thiết,…giúp bạn có được thông tin chi tiết hơn về hiệu suất mà chiến dịch mang lại, đồng thời có hướng khắc phục nhanh chóng khi gặp phải các sự cố khi vận hành.

3. Ưu điểm đặt giá thầu Smart Bidding so với thủ công

Thêm dấu hiệu để phân tích

Bạn có thể hiểu dấu hiệu ở đây là các thông tin dữ liệu khác nhau mà bạn có thể sử dụng để điều chỉnh quảng cáo của mình và nhắm mục tiêu các nhóm đối tượng cụ thể. Chúng là yếu tố không thể thiếu trong bất kỳ chiến lược Google Ads nào.

Khi đặt giá thầu thủ công, các dấu hiệu thường được xem xét gồm loại thiết bị, đối tượng, nhân khẩu học, vị trí, thời gian trong một tuần và thời gian trong một ngày. Tuy nhiên, với đặt giá thầu thông minh, số lượng dấu hiệu để phân tích được mở rộng hơn rất nhiều bao gồm trình duyệt, hệ điều hành, ngôn ngữ của giao diện,…

Bên cạnh đó, bạn không thể phủ nhận rằng các thuật toán thông qua hình thức thầu thông minh có thể xử lý lượng dữ liệu lớn hơn nhiều so với khả năng cho phép của con người và hiển nhiên độ chính xác cũng sẽ cao hơn.

Không mắc sai lầm

Không giống như máy móc, con người có cảm xúc và năng suất làm việc đôi khi bị ảnh hưởng bởi tâm trạng, và không một ai trong chúng ta có thể chắc chắn rằng mình sẽ không mắc phải sai lầm trong lúc làm việc. Nếu bạn phải cùng lúc sắp xếp và quản lý nhiều quảng cáo, nhóm quảng cáo, đối tượng và chiến dịch khác nhau thì nhất định bạn sẽ không thể tránh khỏi việc mình sẽ nhầm lẫn trong lúc thực hiện. Ví dụ đơn giản, chỉ cần bạn vô tình thêm “0” vào mục CPC tối đa bạn sẽ mất một số tiền khá lớn nhưng chẳng mang lại lợi ích gì mà còn gây ra thiệt hại về tài chính cho chiến dịch.

Nhưng nếu bạn dùng hình thức đặt thầu Smart Bidding thì khác, quá trình thực hiện đều do máy móc xử lý, đồng nghĩa nguy cơ mắc phải các sai lầm trong quá trình phân tích sẽ được giảm thiểu. Mặc dù việc vận hành hình thức thầu thông minh vẫn do con người thực hiện, tuy nhiên hệ thống đã đảm nhận hầu hết các công việc, do đó bạn sẽ ít gặp lỗi hơn và không mắc phải các lỗi đắt tiền.

Tiết kiệm thời gian và công sức

Nếu bạn sử dụng phương thức thủ công để đặt giá thầu hiển nhiên bạn sẽ phải bỏ ra lượng lớn thời gian và công sức để thực hiện. Nhưng nếu bạn áp dụng Smart Bidding, bạn sẽ có nhiều thời gian để tập trung vào các chiến lược cấp cao hơn để tối ưu hóa quảng cáo của mình. Bởi Smart Bidding cung cấp các công cụ báo cáo giúp bạn hiểu sâu hơn về hiệu suất đặt giá thầu của mình và giúp bạn nhanh chóng khắc phục mọi sự cố. Bao gồm các dữ liệu thông tin như:

  • Các trạng thái chiến lược giá thầu chi tiết cho bạn thấy những điều đang diễn ra trong phạm vi đấu thầu của bạn.
  • Cung cấp bản nháp chiến dịch và thử nghiệm cho các chiến dịch tìm kiếm và hiển thị giúp dễ dàng kiểm tra xem việc dùng Smart Bidding để thầu có hiệu quả hơn như thế nào so với hình thức bạn đang sử dụng hiện tại.
  • Khi bạn đạt được các mục tiêu CPA khác nhau trình mô phỏng giá thầu sẽ dự báo số lượng chuyển đổi mà quảng cáo của bạn có thể nhận được.
  • Cảnh báo và thông báo gắn cờ các vấn đề về tỷ lệ chuyển đổi và cung cấp các bước rõ ràng để khắc phục chúng.
  • Báo cáo hiệu suất phong phú giúp bạn dễ dàng theo dõi các thay đổi về hiệu suất trở lại các bản cập nhật cho trạng thái hoặc mục tiêu chiến lược giá thầu của bạn. 

Đặt giá thầu theo thời gian thực

Khi sử dụng đặt giá thầu thủ công, bạn sẽ phải liên tục điều chỉnh giá thầu của mình để tối đa hóa chuyển đổi. Bạn sẽ theo dõi và nhìn nhận tính hiệu quả mà quảng cáo mang lại để điều chỉnh giá thầu, nhưng bạn lại quên rằng việc dựa vào hiệu suất quảng cáo là dựa vào những gì đã xảy ra, việc này đôi khi sẽ không mang lại hiệu quả cao vì những điều đã xảy ra có thể không còn phù hợp ở thời điểm hiện tại. Mặt khác, đặt giá thầu thông minh sẽ thực hiện các điều chỉnh ngay trong thời gian thực, phản ứng tức thì với hiệu suất quảng cáo và nhanh chóng thực hiện điều chỉnh.

Việc này giúp bạn không lãng phí thời gian vào quá trình theo dõi và phân tích dữ liệu để điều chỉnh giá, đồng thời quảng cáo của bạn sẽ được tối ưu hóa một cách liên tục.

4. Các tùy chọn Smart Bidding của Google

Chiến lược đặt giá thầu tự động giúp cho việc đặt giá thầu trở nên đơn giản hơn và không còn mang nặng tính phỏng đoán. Nhờ đó, bạn có thể đạt được các mục tiêu về hiệu quả hoạt động. Mỗi loại chiến lược đặt giá thầu tự động được thiết kế với các chức năng khác nhau để bạn chọn được một lựa chọn phù hợp nhất cho chiến dịch và đạt được mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra.

CPC nâng cao (ECPC)

CPC nâng cao là chiến lược giá thầu điều chỉnh giá mỗi lượt nhấp, điều này cho phép các thuật toán của Quảng cáo Google Ads thực hiện điều chỉnh giá thầu với từ khóa đặt thủ công. ECPC sẽ cố gắng giữ CPC trung bình của bạn dưới mức CPC tối đa bạn đặt (bao gồm cả các mức điều chỉnh giá thầu) khi tối ưu hóa lượt chuyển đổi.

Với CPC nâng cao, nền tảng quảng cáo Google Ads sẽ tự tăng hoặc giảm giá thầu cho một từ khóa trong một phiên đấu giá dựa trên những cú nhấp chuột mua hàng. Trước đây, thay đổi này được điều chỉnh giới hạn tăng hoặc giảm 30%. Nhưng hiện tại, quảng cáo Google Adwords có khả năng điều chỉnh mức giá ở mọi cấp độ.

Ưu điểm:

  • Nếu bạn chưa sẵn sàng để kiểm soát hoàn toàn các thuật toán của Google thì CPC nâng cao là một cách tốt để duy trì đầu vào trong khi bạn sử dụng các tính năng đặt giá thầu thông minh. Goole sẽ điều chỉnh giá thầu mà Google cho rằng không có khả năng chuyển đồi thành doanh số bán hàng thực tế. Đồng nghĩa rằng bạn sẽ không phải chi nhiều tiền cho các nhấp chuột có chất lượng thấp, chuyển đổi thấp.
  • Tiết kiệm thời gian tối ưu và đặt giá thầu cho các nhà quảng cáo.
  • Tăng tỷ lệ nhấp và tỷ lệ chuyển đổi cho quảng cáo

Nhược điểm:

Các kết quả phổ biến nhất của việc sử dụng thành công CPC nâng cao là việc tăng tỷ lệ nhấp chuột (CTR) và tăng tỷ lệ chuyển đổi (CVR). Thông thường, cũng có sự tăng chi phí cho mỗi cú nhấp chuột . Điều này là do thuật toán có xu hướng tăng giá thầu thường xuyên hơn việc hạ thấp giá, do đó bạn phải theo dõi tỷ lệ chuyển đổi CPC và so sánh với mục tiêu. Nếu không, bạn sẽ phải lãng phí rất nhiều chi phí.

Do CPC nâng cao có thể điều chỉnh giá thầu từ khóa một cách không giới hạn nên có khả năng là giá thầu và chi phí CPC có thể cao hơn nhiều so với lợi nhuận mà bạn nhận được. Mục tiêu của loại giá thầu này là tăng khả năng chuyển đổi, nhưng không nhất thiết phải bằng chi phí mục tiêu trên mỗi sự chuyển đổi CPA.

Nếu bạn lựa chọn đặt giá thầu thông mình thì việc kiểm tra CPC nâng cao được xem là bước đầu tiên trong việc tự động hóa giá thầu cho chiến dịch của mình. Để biết được chiến lược đặt giá thầu có đang hoạt động như mong đợi hay không thì bạn cần phải theo dõi tỷ lệ nhấp chuột CTR và tỷ lệ chuyển đổi CVR, nếu 2 tỷ lệ này đều tăng nghĩa là chiến lược của bạn đang vận hành tốt. Ngoài ra, để đảm bảo rằng hoạt động vẫn đang mang lại hiệu quả, việc bạn cần làm là theo dõi chi phí CPC và chi phí mục tiêu trên mỗi sự chuyển đổi CPA.

Tối đa hóa chuyển đổi (Maximize Conversions)

Tối đa hóa chuyển đổi – Maximize Conversions được xem là một trong những chiến lược đặt giá thầu đơn giản nhất mà Google Ads cung cấp. Sử dụng ngân sách hàng ngày tối đa mà bạn đã đặt, Google sẽ tự động chạy giá thầu của bạn để giúp bạn nhận được nhiều chuyển đổi nhất cho số tiền của mình. Nghĩa là chiến lược giá thầu khi sử dụng tùy chọn Maximize Conversions sẽ được dựa trên kết quả mục tiêu của chiến lược giá thầu. Ví dụ, ngân sách hàng ngày của bạn là 40$, Google sẽ sử dụng số tiền đó một cách hợp lý để tìm được nhiều chuyển đổi nhất. Nếu một chuyển đổi duy nhất có giá 40$, Google sẽ không đặt giá thầu cho bạn.

Điều quan trọng trong mỗi chiến dịch sử dụng Maximize Conversions là marketer phải chỉ định ngân sách hàng ngày và đó không phải là một phần của ngân sách được chia sẻ. Lý do là vì chiến lược đặt thầu này luôn cố gắng phân bổ ngân sách đều cho từng ngày trong toàn bộ chiến dịch. Nếu được bao gồm cả ngân sách chia sẻ, Maximize Conversions sẽ dùng ngân sách hàng ngày của toàn bộ nhóm chia sẻ mà không chỉ sử dụng ngân sách phân bổ riêng.

Ưu điểm:

  • Tùy chọn đặt giá thầu thông minh Maximize Conversions tập trung vào việc thúc đẩy lưu lượng truy cập đến trang web của bạn và mang về hiệu quả rất cao.
  • Maximize Conversions mang về lưu lượng truy cập khổng lồ cho website của bạn, do đó nếu bạn đang có ngân sách và kéo lưu lượng truy cập, cũng như các khách hàng tiềm năng về website thì đây là một tùy chọn lợp lý cho chiến dịch của bạn.
  • Chiến lược giá thầu Maximize Conversions được thiết kế để có thể có được càng nhiều chuyển đổi càng tốt dựa trên ngân sách chi tiêu hàng ngày. Sử dụng chiến lược này, bạn không phải nhập bất kỳ chi tiết nào khi thiết lập (ngoài ngân sách hàng ngày của bạn).
  • Tiết kiểm thời gian quản lý tài khoản quảng cáo.

Nhược điểm:

Mặc dù chiến lược giá thầu này tương đối đơn giản nhưng khi chọn phương thức đặt giá thầu này, hãy đảm bảo bạn đã kiểm tra việc đặt số tiền ngân sách hàng ngày ở mức hợp lý mà bạn sẽ sẵn sàng để chi trả để không dẫn đến lố ngân sách.

Bạn không chỉ chạy chiến lược này mà còn cần theo dõi cả tỷ lệ chuyển đổi tại chỗ. Mục tiêu của Google là tối đa hóa lượng chuyển đổi. Vì vậy nếu không bật tính năng theo dõi, thuật toán có thể sẽ đưa ra những quyết định không chính xác trong việc tìm khách hàng tiềm năng.

Khi kết thúc chiến dịch, cần kiểm tra lợi tức đầu tư của bạn để xem liệu tối đa hóa chuyển đổi có dẫn đến doanh thu sinh lời hay không. Vì Google luôn sử dụng hết toàn bộ ngân sách hàng ngày bất kể hiệu suất chuyển đổi nên lợi nhuận cuối cùng của chiến dịch vào một ngày là điều không thể đoán trước được.

Do đó, nếu bạn muốn đạt được mục tiêu lợi nhuận và mức độ hiệu quả cụ thể thì không nên sử dụng hình thức này mà có thể tham khảo hai chiến lược giá thầu Target CPA, Target ROAS bên dưới.

CPA Mục tiêu (Target CPA)

CPA Mục tiêu – Target CPA (chi phí cho mỗi lần mua) là chiến lược giá thầu hoàn toàn tự động, bạn sẽ đặt chi phí mục tiêu cho mỗi chuyển đổi và sau đó Google sẽ điều chỉnh giá thầu với mục tiêu cuối cùng là tạo ra càng nhiều chuyển đổi càng tốt tại mức CPA đó. Mỗi lượt chuyển đổi trong chiến dịch có thể có CPA trên lệch một chút, có thể cao hoặc thấp hơn CPA mục tiêu của bạn, nhưng Google sẽ cố gắng cân bằng chỉ số này xuyên suốt thời gian chiến dịch diễn ra.

Đặt giá thầu CPA mục tiêu là chiến thuật đặt thầu mà bạn có thể sử dụng nếu muốn tối đa hóa chuyển đổi bán hàng. Nếu chuyển đổi là mục tiêu chính của bạn cho chiến dịch, việc chọn mục tiêu đặt giá thầu CPA sẽ giúp bạn tập trung vào việc cố gắng chuyển đổi người dùng với mức chi phí cụ thể.

Để thúc đẩy hiệu suất chuyển đổi, Google cần có một lượng dữ liệu chuyển đổi nhất định để có thể đưa ra quyết định thông minh. Nếu bạn không có đủ số lượng chuyển đổi, thì thuật toán không thể đưa ra quyết định và chiến lược đặt thầu theo CPA mục tiêu không phải là lựa chọn dành cho bạn. Lý tưởng nhất, bạn nên có ít nhất là 30 chuyển đổi, nếu không thì là 50 trong thời gian 30 ngày trước khi thử nghiệm đặt giá thầu Target CPA. Nếu các chiến dịch của bạn không đạt được mức này thì hiệu quả mang về sẽ không cao như mong đợi.

Nếu bạn có kế hoạch sử dụng đặt giá thầu Target CPA, hãy lập kế hoạch cho một hai tuần đầu tiên để làm quen với hệ thống. Đặt Target CPA của bạn cao hơn một chút so với CPA trung bình bạn đạt được gần đây hoặc sử dụng mục tiêu CPA được đề xuất của Google để cho phép Google tìm thấy một hướng đi cụ thể, sau đó từ từ đưa nó về CPA mục tiêu của bạn.

Ưu điểm:

  • Tập trung vào việc tạo ra nhiều chuyển đổi nhất có thể. Nhưng cần đảm bảo không đặt CPA mục tiêu quá thấp nếu không bạn sẽ giảm hiệu suất của chiến lược này.
  • Có rất nhiều phép toán liên quan nếu bạn muốn tối ưu hóa giá thầu theo cách thủ công nhưng vẫn tuân theo CPA mục tiêu của mình. Và đặt giá thầu thông minh thực hiện tất cả những điều này cho bạn.
  • Tiết kiệm thời gian quản lý và tối ưu giá thầu cho quảng cáo.
  • Xác định được chính xác chi phí cho một chuyển đổi khách hàng.

Nhược điểm:

  • Giống với chiến lược Tối đa hoá chuyển đổi, đặt giá thầu CPA mục tiêu yêu cầu bật tính năng theo dõi chuyển đổi trong tài khoản của bạn. Nếu không thực hiện, chiến lược giá thầu này sẽ vô ích vì bạn sẽ không bao giờ biết được rằng liệu nó có thúc đẩy chuyển đổi hay không.
  • Target CPA chỉ có thể được đặt ở cấp chiến dịch hoặc danh mục đầu tư. Nghĩa là bạn sẽ không điều chỉnh giá thầu cho từng từ khóa được.
  • Các nhà quảng cáo Google Adwords có thể đặt giá thầu ở mức tối thiểu và tối đa để đảm bảo Google không điều chỉnh giá thầu qua sàn hoặc trần nhưng chỉ để sử dụng ở cấp danh mục đầu tư. Nếu mục tiêu của bạn đang hướng đến các chiến dịch riêng lẻ, các giá thầu này sẽ không có sẵn.
  • Nếu chiến dịch của bạn đã có CPA trung bình là 50$ trong sáu tháng qua, thì bạn không nên đặt CPA mục tiêu là 30$. Điều này sẽ giới hạn Google ngay từ bước đấu giá đầu tiên lẫn cách tối ưu về sau.

ROAS mục tiêu (Target ROAS)

Cách đặt thầu quảng cáo Google AdWords này gần giống với Target CPA, nhưng mục tiêu được thay đổi thành ROAS (Return on ads spend) – Doanh thu đạt được trên Chi phí quảng cáo bỏ ra.

Với chiến lược này, Quảng cáo Google Adwords sẽ đặt giá thầu bằng cách dự đoán số lượng chuyển đổi và giá trị chuyển đổi có thể đạt được dựa trên dữ liệu trước đó. Giá thầu sẽ được điều chỉnh theo thời gian thực để tối đa hóa giá trị chuyển đổi trong lúc cố gắng đạt được mục tiêu ROAS bạn đã đề ra theo ấp độ nhóm quảng cáo, chiến dịch hoặc danh mục đầu tư.

Cũng như Target CPA, các chuyển đổi riêng lẻ có thể có mức ROAS cao hơn hoặc thấp hơn mục tiêu của bạn và Google sẽ tự động tối ưu nhằm đạt được mục tiêu ROAS mà bạn đặt ra.

Với Target ROAS, nhà quảng cáo có thể đặt giới hạn giá thầu (tối thiểu và tối đa) ở cấp chiến dịch hoặc danh mục đầu tư đề phòng trường hợp lố chi phí. Nhưng Google cảnh báo điều này vì nó có thể làm hạn chế việc ra quyết định của hệ thống.

Khi thực hiện chiến lược ROAS mục tiêu, Google Ads sẽ đặt giá thầu của bạn để tối đa hóa giá trị chuyển đổi dựa trên lợi tức bạn muốn từ chi tiêu quảng cáo của mình. Con số này sẽ dựa trên tỷ lệ phần trăm. Ví dụ như sau:

Trong chiến dịch Quảng cáo trên Google tiếp theo, bạn muốn tạo ra 10$ cho mỗi 5$ bạn đã chi ra. Để tính toán, bạn cần làm theo công thức này:

Doanh thu ÷ chi tiêu quảng cáo x 100% = ROAS mục tiêu

Với ví dụ mình đã đưa ra, thì ta sẽ áp dựng như sau: Doanh thu $10  từ chiến dịch ÷ $5 chi tiêu quảng cáo (số nhấp chuột) x 100% = 200% ROAS mục tiêu.

Ưu điểm:

  • Target ROAS tập trung nhiều vào lợi nhuận hơn là chuyển đổi, điều này có nghĩa là mục tiêu kinh doanh của bạn đang được tập trung hơn rất nhiều.
  • Tự động hóa việc tính toán ROI, khi bạn bán nhiều sản phẩm, dịch vụ, mỗi sản phẩm/ dịch vụ có các mức giá khác nhau thì việc tính toán ROI trên các chiến dịch quảng cáo có thể sẽ gặp khó nhưng đặt giá thầu thông minh sẽ giúp bạn tự động hóa vấn đề này.
  • Kiểm soát được chính xác lợi nhuận trên chi phí quảng cáo.

Nhược điểm

  • Cần phải đảm bảo bạn có hệ thống theo dõi chuyển đổi, bao gồm cả giá trị của các chuyển đổi; cũng như dữ liệu từ quá khứ để Google có thể tự động tối ưu chiến dịch.
  • Đặt ROAS mục tiêu của bạn ở mức cao có thể gây ra những hạn chế ngay khi bắt đầu. Nên khởi động với mục tiêu thấp hơn một chút so với hiệu suất của bạn gần đây, sau đó từ từ nâng mục tiêu theo thời gian để đạt được mức ROAS tối ưu.

Tối đa hóa lượt click (Maximize Clicks)

Chiến lược này rất giống với Maximize Conversions nhưng nó sẽ tập trung vào các cú nhấp chuột. Với Maximize Clicks, Google sẽ làm việc để có được nhiều lượt click nhất có thể với mức ngân sách hàng ngày của bạn. Nếu có càng nhiều lượt click của người dùng, bạn sẽ càng nâng cao được độ nhận diện thương hiệu của mình.

Chiến lược này sẽ rất tuyệt nếu bạn đang cố gắng tăng lượng truy cập cho trang web của mình nhằm xây dựng thương hiệu hoặc xây dựng danh sách khách hàng tiềm năng, hoặc nếu bạn đang có tỉ lệ chuyển đổi rất tốt và đang muốn cải thiện lượng truy cập ở phần phễu trước đó.

Ưu điểm:

Phù hợp với các website muốn tăng lượng truy cập hoặc tăng dữ liệu.

Với một ngân sách eo hẹp, bạn vẫn có thể chạy được chiến lược này. Cách tốt nhất là đặt giá thầu CPC tối đa và sau đó theo dõi CPC trung bình. Đây cũng là một ưu điểm của Maximize Clicks vì bạn có thể đặt giới hạn CPC tối đa để giúp giảm CPC trong khi Google sử dụng ngân sách hàng ngày.

Nhược điểm:

  • Cần đặt CPC ở mức tối đa và cũng luôn chú ý đến CPC tối đa trung bình của bạn. Vì Google sẽ làm việc để có được nhiều lần nhấp nhất có thể và chi tiêu hết toàn bộ ngân sách hàng ngày, ngay cả khi các nhấp chuột đắt hơn nhiều so với bình thường.
  • Cần thường xuyên kiểm tra hiệu suất CPC mà chiến lược giá thầu này đang tạo (và bất kỳ KPI nào khác bạn hiện có) để đảm bảo nó vẫn đáp ứng mục tiêu và không mắc lỗi.

Chia sẻ hiển thị mục tiêu (Target Impression Share)

Với Chia sẻ hiển thị mục tiêu – Target Impression Share, marketer sẽ đặt mục tiêu phần trăm mục tiêu hiển thị cho các quảng cáo của mình giống như cách bạn đặt CPA mục tiêu cho chiến lược đặt giá thầu.

Tính năng này được bổ sung gần đây và giúp cho nhà quảng cáo có nhiều sự lựa chọn hơn khi tìm kiếm vị trí đặt bài viết của mình. Tùy thuộc vào sở thích của bạn, Google sẽ dự đoán giá thầu ứng với từ khóa. Google sau đó sẽ điều chỉnh giá thầu của bạn để đạt được vị trí mục tiêu. 

Có ba tùy chọn vị trí bạn phải đặt giá thầu với Target Impression Share:

  • Đầu trang tuyệt đối
  • Đầu trang
  • Bất cứ nơi nào trên trang

Mỗi một vị trí này sẽ cho thuật toán Google biết mức độ ưu tiên của bạn, từ đó sẽ điều chỉnh giá thầu cho phù hợp. Các nhà quảng cáo cũng có thể đặt giá thầu CPC tối đa với Target Impression Share để hạn chế vượt ngân sách, nhưng Google cũng cảnh báo về việc đặt hiệu suất quá thấp và tiết kiệm.

Ưu điểm:

Giúp quảng cáo của bạn đạt vị trí cao hơn quảng cáo của đối thủ.

Nhược điểm:

  • Chiến lược này có khả năng làm tăng giá thầu của bạn vượt trên mức lợi nhuận nếu bạn không cẩn thận. Chiến lược này tập trung vào nhận thức và khả năng tiếp cận, nên sẽ có sự hạn chế nếu bạn đang tìm kiếm mục tiêu bán hàng hoặc sinh lợi nhuận.
  • Giá thầu CPC luôn phải đặt tối đa để đảm bảo bạn không phải trả quá nhiều cho bất kỳ nhấp chuột riêng lẻ nào.
  • Cần theo dõi các CPC và kết quả hoạt động để kiểm tra chiến lược đặt giá thầu này đạt được mục tiêu đề ra.

Vị trí mục tiêu trên trang tìm kiếm (Target Search Page Location)

Đặt giá thầu TSPL (Target Search Page Location – Vị trí mục tiêu trên trang tìm kiếm) là chiến lược cho phép Google tự động điều chỉnh giá thầu của để quảng cáo của bạn luôn được hiển thị ở trên kết quả trên trang đầu tiên của Google hoặc ở đầu trang đầu tiên của Google ( vị trí từ 1-4 ).

Phần cài đặt sẽ cho phép điều chỉnh các chế độ hiển thị ở đầu trang hoặc trang đầu tiên, tự động đặt giá thầu, giới hạn giá thầu CPC thủ công cũng như cài đặt từ khóa chất lượng thấp.

Ưu điểm:

Chế độ cài đặt từ khóa chất lượng thấp cho phép bạn loại trừ các từ khóa có điểm chất lượng dưới 4. Vì việc tăng giá thầu của những từ khóa này để đạt được một vị trí nhất định có thể tạo ra tác động lớn hơn các từ khóa có điểm chất lượng cao hơn do tính toán xếp hạng quảng cáo.

Tiết kiệm thời gian đặt giá thầu cho từng phiên đấu giá để quảng cáo đạt được vị trí ở trang đầu tiên.

Nhược điểm:

Chiến lược này được thiết kế để đạt được số lần hiển thị quảng cáo ở một vị trí nhất định trên trang kết quả, nhưng không hướng đến mục tiêu bán hàng hoặc chuyển đổi do đó không phù hợp với các hoạt động bán hàng.

Chia sẻ vượt mục tiêu (Target Outranking Share)

Target Outranking Share tương tự như Target Search Page Location ở chỗ tập trung vào vị trí của quảng cáo hơn là kết quả thực tế của vị trí đó (CPCs, CTR, CPA,…). Cách đặt thầu quảng cáo Google AdWords này được thiết kế để giúp nhà quảng cáo được xếp hạng cao hơn trong kết quả tìm kiếm so với đối thủ.

Khi quảng cáo của bạn và quảng cáo của đối thủ cạnh tranh cùng hiển thị, Google sẽ tăng giá thầu của bạn để quảng cáo của bạn xếp hạng cao hơn quảng cáo của họ. Google cũng sẽ hiển thị quảng cáo của bạn khi đối thủ cạnh tranh của bạn không hiển thị để mang lại cho bạn độ nhận diện về thương hiệu tốt hơn.

Ưu điểm:

Với Target Outranking Share, bạn cần chỉ định tên miền bạn muốn xếp vị trí hiển thị vượt trội và tỷ lệ phần trăm của các phiên đấu giá mà bạn muốn vượt qua. Điều quan trọng cần lưu ý là chiến lược này có thể hoặc không thể làm gia tăng thứ hạng quảng cáo chung. Bởi vì nó chỉ tập trung vào một tên miền chứ không phải tất cả các tên miền trong phiên đấu giá.

Phù hợp cho các chiến dịch quảng bá thương hiệu, đưa thông điệp đến một nhóm người

Nhược điểm:

Sử dụng Target Outranking Share có thể gây ra cuộc chiến giữa bạn và tên miền của đối thủ nếu họ cũng muốn vượt qua bạn. Cuộc chiến đấu thầu này có thể thúc đẩy CPC cho cả hai bên, cũng có khả năng khiến các kết quả hiển thị quảng cáo không có lợi. Người chiến thắng duy nhất trong cuộc chiến đấu thầu này không ai khác đó là Google.

Chi phí cho một nghìn lần hiển thị có thể xem được – Cost per Thousand Viewable Impressions

Chi phí cho một nghìn lần hiển thị có thể xem được – Cost per Thousand Viewable Impressions (vCPM) là cách đặt thầu dành riêng cho các quảng cáo hiển thị, được thiết kế để các marketer đấu thầu khi quảng cáo được hiển thị ở những vị trí có thể nhìn thấy trên Mạng Hiển thị của Google.

Ưu điểm:

Đặt giá thầu vCPM là tốt nhất nếu bạn đang mở rộng độ phủ cho thương hiệu của bạn và muốn đưa thông điệp của bạn đến nhiều người hơn.

Nhược điểm:

  • Google sẽ tìm cách tối đa số lần hiển thị có thể xem mà quảng cáo Google Adwords của bạn. Điều này có thể gây ra phản tác dụng khi khách hàng cảm thấy ngộp và phiền vì gặp bắt gặp quảng cáo của bạn quá nhiều.
  • Không phải tất cả các hiển thị có thể xem được đều tạo ra kết quả như nhau. Cũng giống như bất kỳ chiến dịch hiển thị nào khác, điều quan trọng là bạn phải theo dõi báo cáo vị trí của mình để đảm bảo bạn không hiển thị trên các trang web không mong muốn.
  • Chỉ được dành riêng cho các quảng cáo hiển thị. Loại đặt giá thầu này đặt chi phí tối đa của bạn trên 1.000 lần hiển thị có thể xem.

5. Chọn chiến lược Google Ads Smart Bidding

Như bạn thấy đấy, Google Ads cung cấp nhiều chiến lược giá thầu được chỉnh cho phù hợp với các loại chiến dịch khác nhau. Tùy thuộc vào việc chiến dịch của bạn đang muốn tập trung vào tỷ lệ click, hiển thị, chuyển đổi hay số lượt xem, bạn sẽ lựa chọn chiến dịch phù hợp nhất cho mình. Sau đây mình sẽ hướng dẫn bạn cách sử dụng mục tiêu quảng cáo để chọn chiến lược giá thầu phù hợp.

Mỗi một chiến lược giá thầu sẽ phù hợp cho các loại chiến dịch và mục tiêu quảng cáo khác nhau:

  • Nếu bạn muốn khách hàng thực hiện một hành động trực tiếp trên website và bạn đang sử dụng theo dõi chuyển đổi thì tốt nhất bạn nên tập trung vào chuyển đổi.
  • Nếu bạn muốn tạo lưu lượng truy cập vào trang web của mình, thì việc tập trung vào tỷ lệ click là điều cần thiết. Đặt giá thầu chi phí mỗi nhấp chuột (CPC) sẽ phù hợp cho chiến dịch của bạn.
  • Nếu bạn muốn tăng nhận thức về thương hiệu và không thúc đẩy lưu lượng truy cập đến trang web của bạn thì việc tập trung vào hiển thị sẽ là chiến lược phù hợp cho bạn. Bạn có thể sử dụng đặt giá thầu chi phí mỗi nghìn lần hiển thị có thể xem (vCPM) để đặt thông điệp của bạn trước mặt khách hàng. Bạn cũng có thể sử dụng chiến lược vị trí mục tiêu trên trang tìm kiếm hoặc chia sẻ vượt mục tiêu để tối đa hóa khả năng hiển thị. 
  • Khi chạy quảng cáo video và cần tăng lượt xem hoặc tương tác, bạn có thể sử dụng đặt giá thầu giá mỗi lần xem (CPV) hoặc giá mỗi nghìn lần hiển thị (CPM).
  • Nếu chạy quảng cáo video và mục tiêu là tăng cân nhắc sản phẩm hoặc thương hiệu, bạn có thể sử dụng giá mỗi lần xem (CPV).

Tùy chọn Google Ads Smart Bidding tập trung vào chuyển đổi:

Dưới đây là bốn chiến lược Đặt giá thầu thông minh mà bạn có thể sử dụng.

  • Đặt giá thầu CPA: Bạn có thể sử dụng CPA mục tiêu để giúp tăng chuyển đổi trong khi nhắm mục tiêu giá mỗi chuyển đổi (CPA) cụ thể.
  • ROAS mục tiêu: Bạn có thể sử dụng ROAS mục tiêu để giúp tăng giá trị chuyển đổi trong khi nhắm mục tiêu lợi tức mục tiêu trên chi tiêu quảng cáo (ROAS) cụ thể.
  • Tối đa hóa số chuyển đổi: Nếu bạn muốn tối ưu hóa cho chuyển đổi, nhưng chỉ muốn chi tiêu toàn bộ ngân sách thay vì nhắm mục tiêu CPA cụ thể, bạn có thể sử dụng tối đa hóa số chuyển đổi.
  • Chi phí mỗi nhấp chuột nâng cao – ECPC: Nếu bạn muốn tự động điều chỉnh giá thầu thủ công để cố gắng tối đa hóa chuyển đổi, bạn có thể sử dụng ECPC. Đây là tính năng tùy chọn mà bạn có thể sử dụng với đặt giá thầu CPC thủ công.

Tùy chọn Google Ads Smart Bidding tập trung vào các hiển thị:

Nếu muốn tập trung vào số lượt hiển thị, bạn có thể thử một trong các chiến lược giá thầu sau để giúp tối đa hóa khả năng hiển thị. 

  • Vị trí mục tiêu trên trang tìm kiếm: Đây là chiến lược giá thầu tự động để giúp tăng khả năng quảng cáo của bạn xuất hiện ở đầu trang hoặc trên trang đầu tiên của kết quả tìm kiếm.
  • Chia sẻ vượt mục tiêu: Đây là chiến lược giá thầu tự động cho phép bạn chọn miền bạn muốn nâng thứ hạng để quảng cáo của bạn được hiển thị bên trên quảng cáo của miền đó. Bạn có thể đặt tần suất bạn muốn nâng thứ hạng và Google Ads sẽ tự động đặt giá thầu Tìm kiếm của bạn để giúp bạn đạt được mục tiêu đó.
  • Giá mỗi nghìn lần hiển thị (CPM): Với chiến lược giá thầu này, bạn sẽ thanh toán dựa trên số lần quảng cáo của bạn được hiển thị mà bạn nhận được trên Google.
  • Giá mỗi nghìn lần hiển thị có thể xem (vCPM): Đây là chiến lược đặt giá thầu thủ công bạn có thể sử dụng nếu quảng cáo của bạn được thiết kế để nâng cao khả năng nhận diện thương hiệu, nhưng không nhất thiết phải tạo ra nhấp chuột hoặc lưu lượng truy cập.

Tùy chọn Google Ads Smart Bidding tập trung vào số lượt xem hoặc tương tác:

Nếu bạn chạy quảng cáo video, bạn có thể sử dụng đặt giá thầu chi phí trên mỗi lần xem (CPV). Với đặt giá thầu CPV, bạn sẽ thanh toán cho các lượt xem video và các tương tác video khác, chẳng hạn như các lần nhấp chuột vào kêu gọi hành động (CTA), thẻ và biểu ngữ đi kèm. Bạn chỉ cần nhập giá cao nhất bạn muốn trả cho một lượt xem trong khi thiết lập chiến dịch video TrueView của mình

6. Những hạn chế khi sử dụng Google Ads Smart Bidding

Các tùy chọn đặt giá thầu thông minh của Google ngày càng được cải thiện và có thể sẽ trở thành một công cụ mạnh mẽ cho các nhà làm quảng cáo nếu chúng được sử dụng đúng cách. Tuy nhiên bất kỳ công cụ nào cũng sẽ có ưu điểm và hạn chế riêng, do đó bạn cần phải lưu ý rằng nếu không có khối lượng dữ liệu đủ lớn và phù hợp thì việc đặt giá thầu thông minh sẽ không mang đến hiệu quả như mong đợi.

Ví dụ: Đối với chiến lược CPA mục tiêu, Google khuyên bạn nên sử dụng chiến lược này cho các chiến dịch đã có ít nhất 30 chuyển đổi trong 30 ngày qua. Nhưng để thực sự đạt được lợi ích khi đặt giá thầu thông minh thì bạn cần phải có hàng trăm chuyển đổi.

Điều đó cũng đồng nghĩa rằng, đặt giá thầu thông minh chỉ thật sự hiệu quả khi các chiến dịch của bạn tương đối mạnh và vững chắc. Nếu bạn là người mới chạy Google Ads và bạn chưa có nhiều kinh nghiệm thì đặt giá thầu thông minh sẽ không phải là lựa chọn phù hợp cho bạn. Bạn nên thử nghiệm các hình thức đặt giá thầu thủ công cho đến khi bạn đã có nguồn dữ liệu đủ mạnh và sẵn sàng để chuyển sang hình thức thầu thông minh.

Chiến lược giá thầu tự động trong Quảng cáo Google Ads là một cách rất hiệu quả để tiết kiệm thời gian trong khi tận dụng các thuật toán để tối ưu hóa tài khoản. Nhưng chỉ khi chúng được đánh giá và lựa chọn một cách khôn ngoan.

Mỗi một chiến lược được đề cập trên đây có thể được ứng dụng trong bất kỳ tài khoản nào, nhưng chỉ khi marketer nắm rõ được mức độ phù hợp giữa chúng với mục tiêu của doanh nghiệp của mình. Bạn cần phải nhớ rằng không có chiến lược nào là giải pháp phù hợp với tất cả và bạn sẽ phải liên tục theo dõi và tối ưu để chắc rằng mọi thứ vẫn đang trong tầm kiểm soát và đúng với mục tiêu đã đề ra.

7. Chia sẻ cách phân tích từ khóa hiệu quả

Ngoài ra, để đến được bước đặt giá thầu tự động thì bạn cần phải phân tích và đưa ra những từ khóa cho chiến dịch của mình. Chính vì vậy, mà FFF muốn chia sẻ thêm cho bạn công cụ phân tích từ khóa sau:

Hệ thống sẽ gợi ý 3 nhóm từ khóa khác nhau cho bạn lựa chọn bao gồm:

  • Từ khóa chính: là những từ khóa giống hoặc có liên quan mật thiết đến từ khóa mà bạn đã tìm kiếm
  • Từ khóa liên quan: là những từ khóa gần giống với đối sánh cụm từ của từ khóa mà bạn đã tìm kiếm
  • Từ khóa mở rộng: là những từ khóa mở rộng được đề xuất từ trí thông minh nhân tạo (AI) của FFF

Bạn sẽ biết chi tiết thông tin từng từ khóa thông qua các mục: Có Domain, KR, Question, KL, Trend, KD, KC, Min CPC, Max CPC

  • Có Domain: Với công cụ Keywordplanner.vn, giúp bạn kiểm tra xem từ khóa đó có domain hay không và hiển thị cho bạn địa chỉ domain của từ khóa.
  • KR: công cụ cung cấp số lượng người tìm kiếm từ khóa 
  • KL: Chiều dài từ khóa
  • KD: Độ khó của từ khóa này đối với SEOer
  • KC: Mức độ cạnh tranh quảng cáo Ads trên Google cho từ khóa
  • Min CPCMax CPC: Đấu giá Ads thấp nhất và cao nhất của từ khóa 

Như bạn đã thấy, sử dụng công cụ giúp việc phân tích từ khóa diễn ra nhanh chóng và mang đến kết quả rất trực quan. Các bước tiến hành lại vô cùng đơn giản và dễ sử dụng đúng không nào. Do đó, khi thực hiện phân tích từ khóa bạn đừng bỏ qua các công cụ phân tích từ khóa hữu ích này nhé.

Để có thể thu hút được nhiều khách hàng từ quảng cáo, bạn có thể tham khảo các bài viết:

Vừa rồi là những phân tích ưu và nhược điểm của Google Ads Smart Bidding, mỗi hình thức đặt giá thầu đều sẽ có những ưu điểm và hạn chế riêng, bạn cũng có thể tạo một chiến dịch để thử nghiệm xem tùy chọn nào là phù hợp nhất cho doanh nghiệp của mình. Với những thông tin hữu ích mà bài viết mang lại, hy vọng sẽ giúp ích cho chiến dịch đặt giá thầu của bạn sắp tới. Và đừng quên đăng ký ngay tài khoản tại FFF để trải nghiệm các công cụ hữu ích khác nhé.

Nếu bạn cần sự trợ giúp hoặc có vấn đề cần trao đổi với chuyên gia của 3F, hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotline 0901 47 48 46 hoặc trang fanpage chính thức của FFF. Ngoài ra, hãy tham gia Cộng đồng Google AdWords Việt Nam để nhận thêm thông tin hay từ các thành viên trong cộng đồng nhé!

]]>
https://fff.com.vn/phan-tich-uu-va-nhuoc-diem-cua-google-ads-smart-bidding/feed/ 0
Hướng dẫn cấu hình Smart Bidding – Bí kíp quảng cáo ra khách 2020 https://fff.com.vn/huong-dan-cau-hinh-smart-bidding-bi-kip-quang-cao-ra-khach-2020/ https://fff.com.vn/huong-dan-cau-hinh-smart-bidding-bi-kip-quang-cao-ra-khach-2020/#respond Tue, 08 Sep 2020 10:27:33 +0000 https://fff.com.vn/?p=28978 75% người dùng đều kết thúc hành trình mua hàng của mình trên một thiết bị khác với thiết bị mà họ bắt đầu. Chính vì vậy, ngày càng khó khăn hơn để các nhà tiếp thị tiếp cận hành trình mua hàng của người dùng. May mắn thay, Google đã cho ra mắt Google Attribution nhằm giúp các nhà quảng cáo có thể đặt giá thầu thông minh hơn với quảng cáo của họ. Cùng xem ngay Hướng dẫn cấu hình Smart Bidding – Bí kíp quảng cáo ra khách 2020

1. Google Attribution là gì?

Nó là hành trình của khách hàng từ lúc bắt đầu đến lúc thực hiện chuyển đổi. Attribution model (mô hình phân bổ) của Google là bộ quy tắc nhằm xác định cách bạn phẩn bổ tiền quảng cáo cho các điểm tiếp xúc trên hành trình mua hàng, không còn chỉ là lần nhấp cuối cùng. Attribution model sẽ giúp chúng ta nhìn vào bức tranh lớn hơn về hành trình mua hàng bắt đầu với một truy vấn đơn giản.

Ví dụ: Bạn đang có ba chiến dịch quảng cáo khác nhau. Nếu một khách hàng nào đó nhấp vào từng chiến dịch trước khi dẫn đến chuyển đổi. Thông thường, Google sẽ tính rằng, bạn đang có 3 chuyển đổi cho mỗi chiến dịch, nhưng thật tế bạn chỉ nhận được một khách hàng. Attribution sẽ giúp bạn phân phối quảng cáo trên hành trình của khách hàng đó, và chỉ tính một chuyển đổi nếu khách hàng đó mua hàng.

Trung bình, có năm tương tác giữa click đầu tiên với click mua hàng. Nếu chỉ nhìn vào bước cuối cùng, bạn chỉ nhìn thấy 20% dữ liệu. Bạn đang bỏ bê đến 80% khác. Việc này giống như bạn sẽ mua một căn nhà năm phòng ngủ chỉ sau khi nhìn vào một phòng ngủ. Vì vậy bạn cần xem xét mọi thứ trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào.

Google Attribution tích hợp với Google Analytics, Google AdWords và DoubleClick Search mà không yêu cầu gắn thêm thẻ (tag) trên website của bạn.

Bạn có biết, trên đường dẫn đến lượt chuyển đổi, khách hàng có thể thực hiện nhiều lượt tìm kiếm và tương tác với nhiều quảng cáo từ cùng một nhà quảng cáo. Mô hình phân bổ (Attribution Model) cho phép bạn chọn giá trị của mỗi lượt nhấp cho lượt chuyển đổi. Bạn có thể phân bổ giá trị đóng góp cho lượt nhấp đầu tiên, lượt nhấp cuối cùng hoặc kết hợp nhiều lượt nhấp của khách hàng.

Mô hình phân bổ có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về cách quảng cáo hoạt động và giúp bạn tối ưu hóa trên đường dẫn chuyển đổi của người dùng.

2. Tại sao bạn nên chọn Google Attribution?

Một nửa lưu lượng truy cập web đến từ các thiết bị di động, vì vậy người dùng có thể tìm kiếm mọi lúc, mọi nơi và trên mọi thứ. Như mình đã nói ở trên, có tới 75% người lớn bắt đầu hoạt động trực tuyến trên một thiết bị, nhưng tiếp tục hoặc kết thúc trên thiết bị khác. Cho dù đó có là điện thoại di động, máy tính bảng, máy tính để bàn hay máy tính xách tay. Thông thường, chúng ta chỉ nhìn vào điểm tiếp xúc cuối cùng tạo ra chuyển đổi mà không xem xét toàn bộ hành trình.

Ví dụ, bạn đã bao giờ đặt chỗ một kỳ nghỉ bằng cách ngồi một chỗ chỉ với một thiết bị? Thông thường, toàn bộ quá trình đặt chỗ sẽ trải ra trong nhiều ngày hoặc vài tuần trên một số thiết bị khác nhau. Google Attribution sẽ giúp bạn kết nối tất cả các tương tác này trong bất kỳ hành trình mua hàng của một khách hàng cụ thể nào đó.

Khi bạn biết hành trình mua hàng bao gồm những hành động nào, bạn sẽ đầu tư nhiều hơn vào những hành động đó

3. Google Attribution giải quyết vấn đề gì?

Có hai vấn đề chính Google đang nhắm đến và muốn dùng Google Attribution để giải quyết.

1. Làm thế nào để thấy và phân phối tín dụng cho các tương tác giữa hành trình chuyển đổi:

Google Attribution tập trung vào việc tìm hiểu toàn bộ hành trình của khách hàng so với việc chỉ tác động vào nhấp chuột cuối cùng (last click) như trước đây. Hạn chế của last click là toàn bộ tín dụng sẽ được cấp cho nhấp chuột cuối cùng trước khi chuyển đổi.

Ví dụ: Nếu người dùng tìm kiếm và nhấp vào quảng cáo theo cụm từ tìm kiếm không phải thương hiệu, sau đó chuyển đổi đến sau khi nhấp vào quảng cáo thương hiệu, thì chỉ quảng cáo thương hiệu mới nhận được tín dụng trong mô hình phân bổ lần nhấp cuối. Trong trường hợp này, từ khoá không thương hiệu chưa mang nhiều giá trị. Nhà quảng cáo có thể hạ bid hoặc tạm dừng không mua từ khoá đó.

Với mô hình phân bổ mới, Google sẽ báo cáo cho nhà quảng cáo biết rằng những quảng cáo tìm kiếm và hiển thị nào của họ đang hoạt động hiệu quả trong đường dẫn chuyển đổi, điều này đưa chúng ta đến vấn đề thứ hai mà Attribution nhắm đến để giải quyết.

2. Làm thế nào để dễ dàng thông báo quyết định đặt giá thầu dựa trên dữ liêu phễu phân bổ:

Bằng cách tự động gửi dữ liệu chuyển đổi được mô hình hóa vào AdWords, nhà quảng cáo có thể thấy tác động chuyển đổi của từ khóa và quảng cáo dựa trên dữ liệu đường dẫn chuyển đổi đa kênh và đa thiết bị. Lúc này chiến lược đặt giá thầu tự động có thể sử dụng để xem xét các phân bổ quảng cáo ở trên và giữa kênh.

4. Google Attribution khác gì so với mô hình phân bổ hiện tại trong Google Ads?

Trong những năm qua, Google đã từng bước đưa Google AdWords từ một nền tảng tối ưu cho nhấp chuột cuối sang một nền tảng mới, linh hoạt hơn. Công cụ phân bổ hiện tại trong AdWords có từ năm 2014, chỉ dành cho các kênh tìm kiếm. Nó chỉ báo cáo việc người dùng có tương tác với nhiều quảng cáo từ một nhà quảng cáo hay không. Nó không thể biết được quá trình tương tác của dùng vào quảng cáo từ các kênh khác nhau, trên nhiều thiết bị khác nhau, trừ khi nhà quảng cáo sử dụng mô hình phân bổ theo hướng dữ liệu. Google Attribution 2019 sẽ khắc phục nhược điểm đó.

5. Google Attribution khác gì so với mô hình phân bổ hiện tại trong Analytics?

Analytics cho các nhà quảng cáo AdWords thấy dữ liệu Mạng hiển thị và tìm kiếm phải trả tiền trong báo cáo đa kênh và trong công cụ so sánh mô hình phân bổ. Còn tất cả các mô hình phân bổ trong Google Attribution sẽ cung cấp những thuộc tính ở cấp độ sâu hơn, nhiều điểm tiếp xúc hơn so với Analytics. Nó cũng bao gồm phân bổ theo hướng dữ liệu (DDA) của Google.

6. Mô hình phân bổ theo hướng dữ liệu (DDA) là gì?

Mô hình phân bổ dựa theo hướng dữ liệu, Data-Driven Attribution (DDA) là cung cấp tín dụng cho các chuyển đổi dựa trên cách mọi người tìm kiếm doanh nghiệp của bạn và quyết định trở thành khách hàng của bạn. Phân bổ theo hướng dữ liệu sử dụng dữ liệu từ tài khoản của bạn để xác định quảng cáo, từ khóa và chiến dịch nào có ảnh hưởng lớn nhất đến mục tiêu kinh doanh của bạn. Bạn có thể sử dụng phân bổ theo hướng dữ liệu cho trang web và các chuyển đổi Google Analytics từ các chiến dịch trên Mạng tìm kiếm.

7. Các mô hình Google Attribution

Mô hình phân bổ (Google Attribution Models) giúp bạn hiểu rõ hơn về cách thức, thời gian và lý do người dùng chuyển đổi trên Google Ads của bạn. Hiện có sáu mô hình phân bổ Quảng cáo Google (Google Attribution Models) khác nhau để lựa chọn.

1. Nhấp chuột cuối cùng (Last-Click Model – Default Model)

Last-Click – Nhấp chuột cuối cùng là gì?

Nhấp chuột cuối (Last Click) là cài đặt phân bổ mặc định cho Quảng cáo Google và Google Analytics.
Nhấp chuột cuối cùng là những gì bạn nghĩ sẽ mang lại chuyển đổi, doanh số, data… bạn đặt ra khi đấu thầu từ khoá hay khi quảng cáo được nhấp vào.

Ví dụ: Bạn có thể chạy 10 quảng cáo khác nhau cho cùng một người, nếu cuối cùng họ chuyển đổi trên chiến dịch tiếp thị lại hiển thị, quảng cáo hiển thị đó sẽ nhận được tín dụng cho chuyển đổi.
Tuy nhiên, nếu nhìn vào Google Analytics, bạn sẽ thấy hàng tấn chuyển đổi Direct Direct khi dùng mô hình nhấp chuột lần cuối. Vì:

  • Khi người dùng tìm kiếm và nhìn thấy quảng cáo của bạn nhiều lần, họ sẽ ghi nhớ bạn và khả năng chuyển đổi sẽ cao nhất.
  • Tuy nhiên,nó không thể hiện được giá trị đóng góp cho chuyển đổi từ các kênh social, quảng cáo, v.v. dẫn tới việc cắt giảm ngân sách trên các kênh và ảnh hưởng đến chuyển đổi cuối cùng.

Last-Click phù hợp với ai?

Last-Click là mô hình phân bổ phù hợp cho các chiến dịch quảng cáo GA đơn giản, không có danh sách tiếp thị lại đa dạng.

2. Nhấp chuột đầu tiên (First-Click Model)

First-Click – Nhấp chuột đầu tiên là gì?

Giống như mô hình Nhấp chuột cuối cùng, Nhấp chuột Đầu tiên phân phối tiền quảng cáo cho kênh hoặc từ khóa đầu tiên dẫn đến trang web của bạn.
Ví dụ: Bạn chạy một chiến dịch mạng tìm kiếm chuẩn, nhắm mục tiêu từ khoá. Đa số người dùng search và click vào quảng cáo của bạn lần đầu, nhưng không chuyển đổi. Bạn chạy tiếp chiến dịch tiếp thị lại trên mạng tìm kiếm để người đó thấy và click vào quảng cáo bạn lần nữa. Lần này họ mua hàng.
Xem trong dữ liệu và Analytics, bạn sẽ thấy tiền được cấp cho từ khóa đầu tiên người dùng click. Như vậy, từ khoá này đã thu hút nhấp chuột đầu tiên nhưng lại không sinh chuyển đổi.

First-Click phù hợp với ai?

Vì vậy, mô hình nhấp chuột đầu tiên thích hợp cho các chiến dịch nhắm mục tiêu vào nhận thức thương hiệu, tăng traffic.Tại sao? Nó cho bạn biết rằng từ khóa hoặc quảng cáo đầu tiên được nhấp của bạn đã đủ hấp dẫn để người dùng tham gia, rằng:

  • Bạn đã nhắm mục tiêu đối tượng tốt
  • Bạn đã có một lời kêu gọi hành động (CTA) hấp dẫn
  • Từ khóa tốt
  • Bạn đã tạo ra nhận thức cho người dùng
  • Chỉ không phải là hình thức phân bổ tốt cho chuyển đổi

3. Mô hình tuyến tính (Linear Model)

Linear Model – Mô hình tuyến tính là gì?

Mô hình phân bổ tuyến tính là mô hình phân phối tín dụng (tiền quảng cáo) đồng đều cho mọi click quảng cáo trước khi dẫn đến click chuyển đổi.

Ví dụ: Khi bạn chạy chiến dịch tập trung vào việc thúc đẩy các nhấp chuột đa kênh: tìm kiếm, tiếp thị lại qua hiển thị và sau đó tiếp thị lại qua RLSA, báo cáo chuyển đổi của bạn sẽ cung cấp tín dụng bằng nhau cho cả ba.

Linear Model – Mô hình tuyến tính phù hợp với ai?

Đặc điểm của Mô hình tuyến tính:

  • Giúp bạn biết được các kênh nào, từ khoá nào đang hoạt động tốt và chưa tốt.
  • Nếu không có click vào từ khoá hay quảng cáo thì bạn sẽ không bị mất tiền.

Vì vậy, mô hình này phù hợp với các chiến dịch quảng cáo dài hơi. Các chiến dịch nhắm mục tiêu từ khoá rộng để tìm hiểu, thu thập thêm dữ liệu tìm kiếm của người dùng.

4. Mô hình giảm dần theo thời gian (Time Decay Model)

Time Decay Model – Mô hình giảm dần theo thời gian là gì?

Mô hình giảm dần theo thời gian ưu tiên phân bổ tín dụng cho các hành động xảy ra gần hơn với chuyển đổi cuối cùng nhất.

Nếu một người dùng phải click tới 7-13 lần trong vài tháng mới đến lần chuyển đổi, thì các click gần chuyển đổi nhất sẽ được cung cấp nhiều tiền nhất trong cả quá trình.

Time Decay Model – Mô hình giảm dần theo thời gian phù hợp với ai?

Mô hình giảm dần theo thời gian áp dụng cho các chiến dịch quảng cáo dài hơi, phức tạp: nhiều từ khoá, nhiều sản phẩm, thương hiệu… như thương mại điện tử.

Mô hình này sẽ phân phối tín dụng theo thời gian, giúp bạn phân tích, nắm được hành trình mua hàng và quá trình bán hàng của mình trong thời gian bao lâu.

5. Dựa vào vị trí (Position-Based Model)

Position-Based Model – Mô hình phân bổ dựa trên vị trí là gì?

Mô hình phân bổ dựa trên vị trí là một trong những phương pháp tốt nhất để thu thập dữ liệu.

Mô hình này sẽ phân phối 40% tín dụng cho nhấp chuột đầu tiên (First Click) và cuối cùng (Last Click), còn lại 20% được phân phối đều cho các nhấp chuột giữa hành trình.

Position-Based Model – Mô hình phân bổ dựa trên vị trí phù hợp với ai?

Với mô hình phân bổ dựa trên vị trí bạn sẽ nắm được dữ liệu về:

  • Từ khóa hoặc quảng cáo đầu tiên thu hút sự chú ý
  • Từ khoá hay quảng cáo nào sinh chuyển đổi
  • Những từ khóa nào ở giữa hành trình đã hỗ trợ đưa đến chuyển đổi

Mô hình này, giúp kết hợp tốt hơn các từ khóa thúc đẩy click đầu tiên với các từ khoá nhận thức và từ khoá dẫn đến chuyển đổi.

6. Theo hướng dự liệu (Data-Driven Model)

Data-Driven Model – Mô hình phân bổ theo hướng dữ liệu là gì?

Phân bổ theo hướng dữ liệu cung cấp tín dụng cho các chuyển đổi dựa trên cách mọi người tìm kiếm doanh nghiệp của bạn và quyết định trở thành khách hàng của bạn.

Phân bổ theo hướng dữ liệu sử dụng dữ liệu từ tài khoản của bạn để xác định quảng cáo, từ khóa và chiến dịch nào có ảnh hưởng lớn nhất đến mục tiêu kinh doanh của bạn.

Bạn có thể sử dụng phân bổ theo hướng dữ liệu cho trang web và các chuyển đổi Google Analytics từ các chiến dịch trên Mạng tìm kiếm.

Data-Driven Model – Mô hình phân bổ theo hướng dữ liệu phù hợp với ai?

Để sử dụng mô hình này, bạn cần:

  • Mất thời gian tối thiểu sau 30 ngày cho máy học
  • 15.000 lần nhấp
  • 600 chuyển đổi

Để tiếp tục sử dụng mô hình, bạn phải duy trì các số sau cho mỗi 30 ngày liên tiếp:

  • 10.000 lần nhấp
  • 400 chuyển đổi

Vì vậy, mô hình này chỉ phù hợp cho những tải khoản quảng cáo có ngân sách lớn từ $10.000-$20.000/ tháng.

Các mô hình phân bổ Quảng cáo Google nhìn có vẻ phức tạp nhưng nếu bạn đã xác định được mục tiêu của mình, bạn sẽ chọn được mô hình phân bổ phù hợp nhất.

Ngoài các mô hình cơ bản First Click, Last Click, các mô hình phân phối còn lại được gọi là mô hình phân phối Non Last Click (NLC). Nó giúp bạn:

– Hiểu rõ hơn về cách thức và lý do tại sao một người chuyển đổi.
– Cung cấp tín dụng cho các từ khóa và kênh khác nhau theo đúng mục tiêu và mô hình bạn lựa chọn

8. Mô hình phân bổ Non-Last-Click là gì?

Đa số các nhà tiếp thị vẫn đang sử dụng các mô hình nhấp chuột cuối cùng đã lỗi thời để chi tiền cho một điểm chạm duy nhất, như nhấp chuột đầu tiên và nhấp chuột cuối cùng. Mô hình nhấp chuột cuối (Last Click) đã không thể hiện được các tương tác của người dùng trên hành trình chuyển đổi. Dẫn tới bạn đang chi dùng toàn bộ tiền quảng cáo cho những chuyển đổi chưa chính xác.

Khắc phục nhược điểm này, Google có thêm các mô hình phân bổ linh hoạt hơn là Non-Last-Click (NLC). Các mô hình này sẽ phân bổ ngân sách khác nhau trên các đường dẫn chuyển đổi tìm kiếm. Kết hợp với chiến dịch đấu thầu thông minh (Smart Bidding), nhà quảng cáo sẽ chọn cho mình một mô hình phân phối tín dụng hiệu quả nhất.

Tuỳ vào đặc thù mỗi ngành nghề, sản phẩm,… mà hành vi người dùng tương tác với quảng cáo của bạn sẽ thay đổi, sai khác nhau. Bạn có thể chọn một trong ba mô hình phân phối tín dụng cơ bản sau:

  • Mô hình phân bổ giảm dần theo thời gian (Time Decay Model)
  • Mô hình phân bổ đồng đều (Linear Model)
  • Mô hình phân bổ theo vị trí (Position-Based)

Riêng mô hình phân bổ theo dữ liệu (Data-Driven Model), chỉ áp dụng cho các tài khoản có ngân sách từ $10.000 – $20.000, và có lượng dữ liệu lớn, đáp ứng các con số mà máy học của Google đưa ra.

9. Tại sao cần chuyển sang Non-Last-Click (NLC)

Mô hình phân bổ NLC giúp bạn nắm bắt được hành trình chuyển đổi của người dùng một cách sát sao nhất. Từ đó, nó sẽ tự động phân bổ ngân sách tối ưu nhất cho việc thúc đẩy người dùng trên hành trình chuyển đổi.

Tuỳ vào ngành nghề, mục tiêu chiến dịch khác nhau mà bạn lựa chọn mô hình phân bổ khác nhau.

10. Làm thể nào để thay đổi sang mô hình Non-last-click?

Nếu bạn đã bật Attribution, ở trên cùng của bảng điều khiển AdWords, bạn chọn Conversion Settings > Conversion Actions > Ở dưới cùng của trang này, bạn chọn một mô hình mà mình muốn. Nếu mô hình Data Driven không khả dụng, hãy chọn Time Decay hoặc Position-Based.

Khi sử dụng các mô hình multi-touch (cảm ứng đa điểm), AdWords sẽ đưa ra báo cáo chuyển đổi dựa trên việc học hỏi từ các lần nhấp trước đó trong hành trình chuyển đổi. Để phân tích chính xác hiệu suất của các điểm tiếp xúc, bạn nên đặt thời gian chuyển đổi đủ dài (chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng phạm vi 30 ngày) và không bao gồm cả những ngày gần đây (5 ngày gần nhất). Ví dụ: Nếu bạn đang ở ngày 5 tháng 2, bạn nên đặt thời gian phân tích chuyển đổi từ ngày 1 đến ngày 30 tháng 1.

Khi bạn thay đổi mô hình, chuyển đổi sẽ liên kết với lần nhấp cuối cùng (thường là ngay ngày hôm đó). Lúc này, máy học của Google bắt đầu học tập hành vi của người dùng thông qua việc phân phối lại tính dụng cho những ngày trước. Như vậy, bạn sẽ yên tâm là không bị mất bất kỳ tín dụng nào cho các chuyển đổi. Theo thời gian, Google sẽ dựa vào các dữ liệu đã học để phân phối tín dụng hợp lý hơn.

Ví dụ: nhiều doanh nghiệp sẽ tăng giá thầu quảng cáo của họ vào ngày Black Friday và nếu bạn sử dụng mô hình Last click, nó sẽ thấy được sự tăng đột biến về chuyển đổi và lưu lượng truy cập, nhưng điều này không chính xác. Nếu bạn đã thay đổi mô hình của mình, bạn sẽ thấy lưu lượng truy cập tăng trong những ngày trước Black Friday. Vì thời gian đó, khách hàng đang nghiên cứu về mặt hàng mà họ muốn mua. Bạn nên ảnh hưởng đến họ vào lúc này, khi họ đang nghiên cứu và lên kế hoạch mua hàng.

Bạn cần làm gì tiếp theo?

Sử dụng dữ liệu từ Google Attribution model để đưa ra các quyết định chiến lược. Hiểu được hành trình của khách hàng là bao lâu, có bao nhiêu tương tác. Từ đó thay đổi quảng cáo của bạn phù hợp với hành trình người dùng hơn, tăng hiệu quả quảng cáo. Xem xét có bao nhiêu chuyển đổi từ máy tính để bàn sang điện thoại di động.

Các mô hình cảm ứng đa điểm giúp bạn thay đổi giá thầu cho các thiết bị di động và nhắm mục tiêu hiệu quả hơn. Sử dụng các từ khóa kênh trên để bắt khách hàng đó trước. Bạn có thể nhận biết và tạm dừng một số từ khóa trong các chiến dịch vì chúng không hoạt động mạnh như các từ khóa khác. Từ đó, bạn không cần phải chi nhiều tiền cho các việc mang đến hiệu suất thấp nhờ vào việc nắm bắt lưu lượng truy cập.

Đây là lúc Smart-Bidding phát huy tác dụng. Một số người có thể không thú vị với Attribution, nhưng họ quan tâm đến nó vì các kỹ thuật Đặt giá thầu thông minh giúp bạn nắm bắt khách hàng nhanh chóng. Bên cạnh đó, quảng cáo của bạn cũng sẽ hấp dẫn hơn với những người dùng có nhiều khả năng chuyển đổi. Bạn có thể đặt giá thầu trên mỗi bước của hành trình mua hàng, từ đó có ROI tốt hơn. Google đặt giá thầu cho mọi phiên đấu giá dựa trên khả năng chuyển đổi của người dùng.

Bạn có thể cem thêm file PDF Playbook về Google Attribution NLC tại đây nhé

Ngoài ra, FFF còn cung cấp tài khoản Google Ads Invoice với các ưu điểm:

  • Camp duyệt nhanh lên top (các ngành khó như thuốc hay thực phẩm chức năng)
  • Có sẵn tiền, chủ động nạp thêm không cần thẻ, không chờ xét duyệt thanh toán
  • Tự quản lí tài khoản 100%, bảo mật, an toàn
  • Bao uy tín, TK không cắn tiền, die được hoàn tiền hoặc đổi TK khác
  • Có sẵn công cụ tạo quảng cáo, chặn click ảo, theo dõi quảng cáo
  • Hỗ trợ 24/7

Chi tiết tài khoản và liên hệ mua tài khoản tại fffads.com

Nếu bạn cần sự trợ giúp hoặc có vấn đề cần trao đổi với chuyên gia của 3F, hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotline 0901 47 48 46 hoặc trang fanpage chính thức của FFF. Ngoài ra, hãy tham gia Cộng đồng Google AdWords Việt Nam để nhận thêm thông tin hay từ các thành viên trong cộng đồng nhé!

]]>
https://fff.com.vn/huong-dan-cau-hinh-smart-bidding-bi-kip-quang-cao-ra-khach-2020/feed/ 0
Hướng dẫn lập kế hoạch quảng cáo Google Ads https://fff.com.vn/huong-dan-lap-ke-hoach-quang-cao-google-ads/ https://fff.com.vn/huong-dan-lap-ke-hoach-quang-cao-google-ads/#comments Sun, 06 Sep 2020 11:11:13 +0000 https://fff.com.vn/?p=28949 Quảng cáo Google Ads điều quan trọng là bạn cần hiểu ưu điểm và hạn chế của nó. Google Ads rất mạnh trong việc nhắm mục tiêu, khả năng đo lường được và tạo ra kết quả nhanh, giúp chúng ta tăng được data khách hàng tiềm năng.

Lập kế hoạch” là một thuật ngữ mà ai nghe cũng ngán, lý do thường rất đơn giản, vì ai cũng sẽ nghĩ rằng “mình có biết gì đâu mà lập kế hoạch, cứ bắt tay vào làm, từ từ làm rồi sẽ biết”. Đó là suy nghĩ hợp lý trong thời đại trước, nhưng trong thời đại bùng nổ Internet hiện nay, suy nghĩ này đã dần lỗi thời. Nếu bạn triển khai bán hàng qua Internet, bạn không biết cách lập kế hoạch tiền quảng cáo của bạn sẽ bị tiêu phí một cách vô ích. Qua bài viết này mình sẽ hướng dẫn bạn lập một kế hoạch hoàn chỉnh trước khi triển khai quảng cáo trên Google Adwords

Bước 1: Mục tiêu chiến dịch & chọn hình thức quảng cáo

Đối với bất kỳ chiến dịch quảng cáo nào khác, chắc chắn bạn sẽ cần đưa ra những mục tiêu của bạn và làm thế nào bạn có để đạt được chúng.
Bạn cần phải chi tiết, rõ ràng, dựa vào mục tiêu kinh doanh trong từng thời điểm. Thiết lập một kế hoạch quảng cáo Google Ads phải bao gồm những yếu tố chính sau đây:
–  Mục tiêu quảng cáo: doanh thu hay nhận diện thương hiệu
–  Đối tượng khách hàng nhắm đến trong chiến dịch
–  Thời gian quảng cáo: phải có thời gian đủ lớn để chiến dịch đạt hiệu quả
–  Ngành nghề, sản phẩm: đang hướng đến ngành hàng, sản phẩm nào.
–  Ngân sách: đảm bảo ngân sách phù hợp cho chiến dịch

Quảng cáo Google Ads là gì?

Google Ads (tên cũ Google AdWords, viết tắt: GA) là hình thức quảng cáo trả tiền cho Google. Google cung cấp cho bạn nhiều kênh quảng cáo khác nhau. Bạn được tuỳ chọn tạo chiến dịch quảng cáo theo nhiều hình thức, nhiều mục đích khác nhau.

Nếu bạn đã biết chạy GA, thì đây chắc chắn là “cần câu cơm” siêu lợi hại của bạn rồi phải không!

Quảng cáo Google Ads là “cần câu cơm” siêu lợi hại cho các doanh nghiệp

Chạy quảng cáo Google

Các hình thức quảng cáo Google Ads

Có 5 hình thức quảng cáo phổ biến nhất hiện nay trên Google:

Google Search

Quảng cáo Google Search (Search: tìm kiếm) là hình thức quảng cáo chính và mạnh nhất của Google.
Loại quảng cáo đáp ứng đúng nhu cầu, đúng người, đúng thời điểm khách tìm kiếm từ khoá mà bạn mua quảng cáo. Lấy lại ví dụ ban đầu,

Những mẫu quảng cáo có chữ “thang máy gia đình” xuất hiện ngay khi bạn tìm từ khoá “thang máy gia đình”.

Quảng cáo Search là hình thức chạy quảng cáo đơn giản mà hiệu quả rõ ràng nhất cho người mới.
Ưu điểm của chạy quảng cáo Google Ads mạng tìm kiếm:

  • Tiếp cận đúng khách hàng mới khi họ tìm kiếm thông tin về sản phẩm dịch vụ;
  • Khả năng chuyển đổi khách hàng cao hơn mạng hiển thị (tuỳ theo đặc thù ngành hàng/ dịch vụ).

Google Display (GDN)

Google Display Network là quảng cáo trên mạng lưới hiển thị của Google. Mẫu quảng cáo (có hình ảnh) của bạn sẽ xuất hiện ở các mạng lưới hiển thị quảng cáo của Google như: các website khác, trên Youtube, Gmail, hay trên ứng dụng điện thoại…

Bất cứ nơi nào đang đặt quảng cáo Google thì banner của bạn đều có thể được hiển thị ở trên đó.
Ví dụ: Banner Công cụ Keyword Planner của FFF được hiển thị trên trang web có đặt quảng cáo của Google.

Cách GDN xuất hiện trên website khác

Hoặc bạn hoàn toàn có thể đặt banner của mình hiển thị trên Gmail, Youtube hay ứng dụng điện thoại di động.
Ưu điểm khi chạy GDN:

  • Tốc độ và mức độ hiển thị nhanh, tần suất cao (tuỳ theo giá thầu bạn đặt cho một lượt hiển thị);
  • Mẫu quảng cáo thu hút nhờ hiển thị hình ảnh bắt mắt.

GDN phù hợp cho các chiến dịch tiếp thị lại (remarketing), nhằm nhắc nhớ khách hàng đến website của mình.

Quảng cáo Youtube

Chắc hẳn ai cũng biết đến Youtube, một kênh video có lượng người dùng khủng của Google. Đây cũng chính là nơi chia sẻ video lớn nhất hiện nay trên toàn thế giới.

Vì vậy, Google không có lý do gì để bỏ qua kênh khai thác quảng cáo màu mỡ này.Bạn có thể quảng cáo banner trên Youtube, tuy nhiên, quảng cáo video (video ads) chắc chắn mang lại hiệu quả cao hơn (tất nhiên cũng tuỳ vào ngành nghề, sản phẩm mà bạn làm quảng cáo).

Quảng cáo video có thể xuất hiện vào các thời điểm trước, trong và sau khi video chính phát. Có những quảng cáo gười xem có thể bấm “Bỏ qua” (skip) hoặc phải xem hết. Tìm hiểu thêm Các định dạng quảng cáo video.

Quảng cáo video trong luồng, có thể bỏ qua

Quảng cáo Gmail

Là hình thức quảng cáo trong hộp thư Gmail. Theo thống kê trên thế giới, cứ 5 người thì có 1 người có tài khoản gmail. Độ phổ biến của gmail cũng chính là kênh quảng cáo hấp dẫn của Google. Gmail Ads hiển thị như một mail gửi đến hộp mail của bạn và đứng trên các mail tự nhiên khác, xuất hiện trong 2 tab Social và Promotions.

Quảng cáo Gmail phát huy hiệu quả tốt nhất với các ngành dịch vụ: bảo hiểm, bất động sản, sức khoẻ, làm đẹp,… các ngành có liên quan đến công nghệ.

Quảng cáo Gmail xuất hiện ở 2 kết quả đầu tiên trong tab Social và Promotions

Google Shopping Ads

Là hình thức quảng cáo siêu hấp dẫn và hiệu quả cao cho các ngành thương mại điện tử. Đây là sản phẩm được Google ưu ái với trải nghiệm tìm kiếm và mua hàng hấp dẫn nhất trên Google Search.

Các mẫu Shopping Ads được ưu tiên xuất hiện ở vị trí đầu tiên trên trang tìm kiếm. Bạn chỉ cần chuẩn bị hình ảnh sản phẩm đẹp, đầy đủ thông tin, giá cả cạnh tranh, thì Shopping Ads nhất định sẽ ra đơn cho bạn. Tìm hiểu thêm: 3 bước tạo quảng cáo Google Shopping

Quảng cáo mua sắm được Google ưu ái cho xuất hiện đầu trang tìm kiếm

Sau khi xác định bạn nên quảng cáo theo hình thức nào việc hiểu được mỗi loại quảng cáo này có vai trò gì, bạn cần nắm vững được ai sẽ là khách hàng mục tiêu mà bạn đang nhắm tới. Những người này đang ở đâu,họ thường dành thời gian để xem những nội dung nào? Ngôn ngữ mà họ sử dụng trên các kênh thông tin đó ra sao? Những mẫu quảng cáo (từ đối thủ hoặc từ chính bạn) nào đang tạo ra hiệu quả tốt đến tập khách hàng tiềm năng bạn đang nhắm tới.

Bước 2: Phân tích đối thủ cạnh tranh

Phân tích đối thủ cạnh tranh là quá trình đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ hiện có cùng một lĩnh vực kinh doanh trên thị trường. Những phân tích chuyên sâu cung cấp cho bạn một cái nhìn tổng quát về chiến lược kinh doanh đối thủ đang áp dụng. Đồng thời xác định những cơ hội và thách thức cho bạn trên thị trường. Giúp doanh nghiệp của bạn tăng trưởng kinh tế một cách bền vững nhất.  Để bắt đầu hoạt động nghiên cứu phân tích đối thủ chúng ta cần xác định 3-5 đối thủ đáng gờm nhất trong thị trường đang kinh doanh mang lại hiệu quả tốt nhất.

Phân tích đối thủ cạnh tranh có thể hữu dụng cho cả chiến lược PPC và tìm kiếm tự nhiên, và là phương thức đặc biệt hiệu quả để có một chiến lược SEO linh hoạt và thành công hơn ngay từ đầu. Những gì tìm ra được từ đó giúp bạn hình thành nên chiến lược Internet marketing cho riêng mình cùng một nền tảng vững chắc cho doanh nghiệp nếu bạn thực hiện.

Những yếu tố chính khi phân tích đối thủ cạnh tranh

Có rất nhiều yếu tố để xác định để phân tích đối thủ mà ta cần trú trọng. Tuy nhiên cầm tập trung vào những yếu tố chính có liên quan đến doanh nghiệp của bạn và những vấn đề liên quan đến sản phẩm bạn đang cần marketing trên internet.

  • Xác định mục tiêu khi phân tích đối thủ

Xác định sản phẩm, dịch vụ nào đang được đối thủ marketing nhiều nhất và được khách hàng quan tâm lớn nhất từ đối thủ. Từ đó cân nhắc đến việc tránh hoặc bán chúng để cạnh tranh trực diện. Theo dõi đối thủ một cách thường xuyên nhất tìm ra những nhược điểm của sản phẩm dịch vụ đối thủ. Biến nó thành những ưu điểm của chính sản phẩm mà bạn đang cần marketing. Đồng thời tìm kiếm những số liệu sáng suốt mà đối thủ đưa ra để bạn có thể học hỏi và đưa ra chiến lược marketing hiệu quả hơn.

  • Ưu tiên chọn nhiều đối thủ để phân tích

Nhiều đối thủ trong ngành đồng nghĩa với việc bạn có thêm nhiều việc để làm. Phân tích nhiều đối thủ bạn sẽ có cái nhìn đa chiều hơn về lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp từ đó chủ động hơn trong xác định rủi ro, xác định giá thầu,  chi phí, xu hướng bán hàng. Khi phân tích nhiều đối thủ cần trú trọng đến mọi khía cạnh để giúp bạn tìm ra sự tương đồng và khác biệt của đối thủ với nhau.

Hãy thêm chính mình vào bảng phân tích để tìm ra vị trí đứng của mình khi bắt tay làm internet marketing bất cứ một thứ gì.

  • Phân tích website đối thủ

Với hoạt động Digital Marketing, thì website là một trong những kênh chủ lực và cập nhật đầy đủ thông tin nhất. Hãy truy cập website của họ và phân tích các từ khoá, backlink, nguồn traffic đến từ đâu, thứ hạng của website, các sản phẩm, chính sách giá, nội dung,… Từ đó đưa ra những nhận định sâu sắc hơn.

Lưu lượng truy cập

Không chỉ biết được lưu lượng truy cập website hàng tháng, bạn còn biết cả số lượng khách hàng, thời gian truy cập trung bình, tỷ lệ thoát và cả trang web mà khách hàng truy cập sau khi thoát web của đối thủ

Tập khách hàng

Bạn có thể tìm hiểu khách hàng từ chính tập khách hàng của đối thủ. Công cụ giúp bạn xác định các khách hàng truy cập vào website đối thủ như độ tuổi, giới tính, thiết bị….

Nguồn khách hàng

Hãy theo dõi nguồn khách hàng của đối thủ. Từ đó, đưa ra quyết định phân bổ đúng đắn hơn cho kênh quảng cáo

Mạng xã hội

phân tích đối thủ - mạng xã hội

Bạn có sử dụng mạng xã hội để quảng bá website của mình không? Nếu có, bạn không thể bỏ qua các thông tin dưới đây về đối thủ. Hệ thống sẽ cho bạn biết cả thông tin mạng xã hội bao gồm: lượt truy cập từ mạng xã hội, các nền tảng họ đang sử dụng,…

Sử dụng các mẫu quảng cáo của đối thủ

Để có một mẫu quảng cáo mang lại hiệu quả cao về doanh số bán hàng không hề đơn giản. Doanh nghiệp cần bỏ ra rất nhiều thời gian và tiền bạc để đánh giá khách hàng, đánh giá thị trường từ đó tạo ra một chiến lược quảng cáo phù hợp nhất. Tuy nhiên hiện nay có cách nhanh nhất đó chính là phân tích những quảng cáo hiệu quả nhất của đối thủ để chọn ra mẫu quảng cáo phù hợp với doanh nghiệp của bạn nhất.

Những quảng cáo nào đang được xuất hiện nhiều nhất, kênh bán hàng nào đang được vận dụng mang lại hiệu quả cao nhất. Điểm trọng tâm nào được đối thủ chú trọng nhiều nhất và người mua yêu thích nhất. Thị trường trong nước hay thị trường nước ngoài là thị trường thu hút khách hàng của quảng cáo đó. Thông thường để phân tích được những yếu tố thay vì mất nhiều thời gian và công sức thì hiện nay có công cụ phân tích mang lại hiệu quả chính xác đó là công cụ phân tích thị trường. Có rất nhiều thông tin hữu ích được đưa ra trên công cụ phân tích này. Từ đây bạn có thể đưa ra một chiến dịch quảng cáo cạnh tranh với đối thủ dễ dàng hơn.

Sử dụng công cụ phân tích website đối thủ tại đây

Bước 3: Lập một hồ sơ khách hàng

Hiểu rõ về hành vi tiêu dùng của khách hàng là chìa khóa để các kế hoạch kinh doanh thành công. Đây là một nhiệm vụ rộng lớn và phức tạp, nhưng với sự kết hợp nghiên cứu đúng đắn, bạn có thể bắt đầu tìm hiểu một cách chi tiết về khách hàng và động lực của họ khi mua hàng

Phân tích khách hàng cần mô tả được chân dung khách hàng với các đặc điểm như độ tuổi, ngành nghề, họ ở đâu, sở thích, thói quen mua hàng của họ là gì…
Họ sử dụng phương tiện truy cập là gì (laptop, máy tính bàn, macbook hay smartphone), có thể phân tích sâu hơn về hệ điều hành đang chạy trên phương tiện của họ.
Một bước phân tích quan trọng nữa là phân tích từ khóa (phân tích hành vi tìm kiếm của khách hàng dựa vào những đặc điểm cá nhân của họ), đối với mỗi nhóm khách hàng chỉ cần khác nhau ở một yếu tố đặc điểm cá nhân đã đủ để tạo nên sự khác biệt trong hành vi tìm kiếm.

Bước 4: Xây dựng danh sách từ khóa seo

Từ khóa Google AdWords là gì?

Từ khóa Google AdWords (hay còn gọi là từ khóa Quảng cáo) là các từ khóa khi khách hàng tìm kiếm chúng trên công cụ tìm kiếm Google, quảng cáo của bạn sẽ xuất hiện. Tuy nhiên, một từ khóa sẽ có rất nhiều doanh nghiệp mong muốn quảng cáo trên đó. Bạn sẽ đầu thầu với các nhà quảng cáo khác để quảng cáo của mình được xuất hiện khi khách hàng tìm kiếm những từ khóa này. Chính vì vậy, từ khóa quảng cáo quyết định rất lớn đến khả năng thành công của chiến dịch quảng cáo Google AdWords

Cách kiểm tra từ khóa Google AdWords

Để biết được từ khóa đó có thực sự chất lượng và có thể mang khách hàng đến cho doanh nghiệp hay không, bạn cần sử dụng công cụ Keyword Planner. Đầu tiên, bạn vào công cụ Keyword Planner bằng cách nhấp vào nút bên dưới:

Sau đó bạn nhập từ khóa mà mình muốn phân tích, lựa chọn nền tảng, ngôn ngữ và quốc gia của từ khóa mà bạn muốn tìm kiếm.

Hệ thống sẽ tự động phân tích từ khóa và đưa ra báo cáo phân tích bao gồm:

1. Xu hướng từ khóa trong 30 ngày tiếp theo

Xu hướng từ khóa hay nhu cầu từ khóa trong 30 ngày là ước tính số lượng:

  • Lượt tìm kiếm từ khóa đó.
  • Ước tính chi phí quảng cáo từ khóa nếu bạn chạy quảng cáo Google AdWords
  • Ước tính số nhấp chuột. Cả quảng cáo và SEO
  • Ước tính vị trí trung bình và tỉ lệ nhấp nếu bạn ở vị trí đó.
  • Chi phí quảng cáo nếu bạn quảng cáo từ khóa đó trên Google Ads

Các yếu tố này sẽ giúp bạn đánh giá được từ khóa đó có thực sự được người tìm dùng tìm kiếm nhiều không và bạn cần bao nhiêu chi phí để đưa quảng cáo của mình lên trang nhất Google

2. Lịch sử tìm kiếm của từ khóa 12 tháng vừa qua giữa PC và Mobile

Tại đây, bạn có thể dự đoán được xu hướng tìm kiếm của người dùng đối với từ khóa này trong thời gian tới dựa trên lượng tìm kiếm của 12 tháng trước. Ngoài ra bạn có thể xem được người có xu hướng sử dụng thiết bị nào khi tìm kiếm từ khóa trên. Từ đó, có kế hoạch chi tiết khi sử dụng từ khóa cho chiến dịch quảng cáo.

3. Gợi ý danh sách các từ khóa liên quan với từ khóa bạn cung cấp

Hệ thống sẽ gợi ý 3 nhóm từ khóa khác nhau cho bạn lựa chọn bao gồm:

  • Từ khóa chính: là những từ khóa giống hoặc có liên quan mật thiết đến từ khóa mà bạn đã tìm kiếm
  • Từ khóa liên quan: là những từ khóa gần giống với đối sánh cụm từ của từ khóa mà bạn đã tìm kiếm
  • Từ khóa mở rộng: là những từ khóa mở rộng được đề xuất từ trí thông minh nhân tạo (AI) của FFF

Với các nhóm từ khóa được gợi ý, bạn có thể tìm thêm được nhiều từ khóa mới cho các chiến dịch quảng cáo của mình

Bước 5: bắt đầu tạo quảng cáo

Hãy viết nội dung quảng cáo google adwords cho bạn. Đảm bảo rằng ngữ pháp, ngôn ngữ và nội dung là hoàn hảo. Chọn trang đích (landing page) của bạn để phù hợp với mỗi quảng cáo.Đừng bao giờ nhầm lẫn việc sử dụng landing page về Nội thất đặt cho từ khóa seo chẳng liên quan gì đến nội thất.

Đọc thêm 8 cách viết nội dung quảng cáo google ads tăng 50% khách hàng

Bước 6: Tìm hiểu làm thế nào để sử dụng Google Analytics.

Google Analytics là một công cụ cho phép người dùng đánh giá, thống kê, phân tích website và hoạt động marketing online của họ. Thông qua Google Analytics, doanh nghiệp có thể hiểu thêm về hành vi khách hàng, điều chỉnh chiến lược marketing phù hợp. 

Các dữ liệu bạn sẽ thu thập từ Analytics là rất cần thiết cho công việc quảng cáo google adwords của bạn của bạn, và sẽ giúp bạn với tối ưu tổng thể trang web của bạn. Bạn sẽ biết được người dùng làm gì trên website của bạn, họ đến trang nào, chuyển sang trang nào,họ tìm gì…và tất nhiên, đó là những khách hàng tiềm năng để chuyển đổi thành khách hàng của bạn.

Thu thập dữ liệu:

Để thu thập được các thông tin về người dùng, Google Analytics sử dụng một đoạn mã Java Scripts, đó là lý do vì sao khi cài đặt, chúng ta phải thêm một đoạn mã vào website của mình. Sử dụng Cookie trong trình duyệt của người dùng, công cụ này sẽ thống kê các đặc tính cơ bản như: vùng địa lý, giới tính, tuổi tác, ngôn ngữ, bạn duyệt website bằng laptop, máy tính bảng hay di động, hệ điều hành nào … Sau khi thu thập, các dữ liệu này sẽ được gửi trực tiếp lên kho dữ liệu của Google.

Xử lý thông tin:

Khi đến bước này, GA tiếp nhận hàng loạt thông tin lộn xộn với hàng tỉ thứ liên quan tới website. Vì vậy,  GA sẽ phải xử lý những thông tin thô này thành thông tin có thể sử dụng và thực sự cần thiết rồi sau đó đóng gọi lại cẩn thận.

Cấu hình:

Tiếp đó, thông tin nguyên bản của GA sẽ được tích hợp với các cấu hình, cài đặt (Bộ lọc – Filter) do bạn thiết lập và xuất ra các kết quả phù hợp. Một lưu ý mà bạn cần nhớ đó là một khi thông tin được xử lý và lưu trong database, thông tin sẽ không thể thay đổi được. Vì vậy hãy cẩn trọng trong việc thiết lập Bộ lọc (Filter).

Báo cáo thông tin:

Đến giai đoạn cuối cùng, GA sẽ xuất dữ liệu, trình bày thông tin dưới dạng báo cáo mà bạn vẫn thấy thường ngày. Đó là toàn bộ bốn giai đoạn về cách hoạt động của Google Analytics.

Bước 7: Thu thập dữ liệu, theo dõi và phân tích

Theo dõi chi tiêu quảng cáo của bạn,những quảng cáo google adwords hiệu quả nhất, và tỷ lệ CTR của bạn. Phân tích dữ liệu, điều chỉnh và thử nghiệm quảng cáo của bạn một cách đều đặn.

Hy vọng sau bài viết này sẽ giúp bạn hiểu được các bước cần có để lập quảng cáo Ads .Nếu có thắc mắc trong quá trình tạo quảng cáo, đừng ngại ngừng comment ở bên dưới để FFF giải đáp giúp bạn.

Theo dõi blog của 3F để đọc các bài viết khác về Marketing Online từ 3F Solutions. Ngoài ra nếu bạn cần sự trợ giúp hoặc cần trao đổi với chuyên gia của 3F, hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotline 0901 47 48 46 hoặc trang fanpage chính thức của FFF. Tham gia Cộng đồng Google AdWords Việt Nam để nhận thêm thông tin hay từ các thành viên trong cộng đồng nhé!

]]>
https://fff.com.vn/huong-dan-lap-ke-hoach-quang-cao-google-ads/feed/ 1
Hướng dẫn cách thiết lập tiện ích mở rộng quảng cáo Google Ads https://fff.com.vn/huong-dan-cach-thiet-lap-tien-ich-mo-rong-quang-cao-google-ads/ https://fff.com.vn/huong-dan-cach-thiet-lap-tien-ich-mo-rong-quang-cao-google-ads/#respond Fri, 04 Sep 2020 08:32:44 +0000 https://fff.com.vn/?p=28802 Theo như bạn biết, Google chính là công cụ giúp bạn tìm kiếm lượng khách hàng tiềm năng và lưu lượng truy cập khổng lồ. Và tất nhiên nó cũng đem về cho bạn không ít doanh thu. Tuy nhiên, để quảng cáo thành công, đem về được nhiều click chuột cũng như khách hàng tiềm năng thì bạn cần phải biết tối ưu hóa quảng cáo, và kết hợp thêm một số tiện ích mở rộng. Các tiện ích mở rộng của Google sẽ giúp tăng điểm chất lượng của quảng cáo và có đóng góp rất lớn vào sự thành công của chiến dịch Ads. Do đó, nếu bạn đang chạy quảng cáo, đặc biệt là các bạn mới thì đừng bỏ lỡ bài viết này nhé, vì FFF sẽ hướng dẫn cách thiết lập tiện ích mở rộng quảng cáo Google Ads cùng theo dõi ngay nào.

Tiện ích mở rộng quảng cáo Google Ads là gì?

Tiện ích mở rộng quảng cáo Google Ads là phần mở rộng cung cấp thêm tiện ích cho người dùng, mục đích là để người dùng có nhiều lý do hơn để click vào quảng cáo của bạn. Định dạng tiện ích bao gồm các nút gọi, thông tin vị trí, liên kết đến các phần cụ thể của trang web của bạn, văn bản bổ sung và nhiều nội dung khác. Ngoài ra, các tiện ích này cũng giúp bạn có thể dễ dàng thay đổi, thêm và chỉnh sửa quảng cáo Google Ads của bạn.

Mỗi tiện ích mở rộng Google Ads sẽ có một công dụng đặc biệt của riêng nó, nhưng mục đích cuối cùng vẫn là tăng khả năng tiếp cận của quảng cáo. Cho phép quảng cáo của bạn truyền tải nhiều thông tin hơn đến khách hàng, khi hiển thị mẫu quảng cáo cũng sẽ nổi bật hơn so với quảng cáo đổi thủ, từ đó mẫu quảng cáo của bạn được cộng thêm điểm chất lượng. Nhờ vào việc tăng điểm chất lượng của mẫu quảng cáo mà chi phí bạn phải trả cho mỗi lần click chuột cũng được giảm xuống, tăng tỷ lệ nhấp chuột trung bình từ 25 – 30% và nhận được giá thầu rẻ hơn 20% so với khi không sử dụng tiện ích.

Tiện ích mở rộng gồm những loại nào?

Tiện ích mở rộng liên kết trang web (sitelink extension)

Tiện ích mở rộng liên kết trang web giúp hiển thị danh mục sản phẩm hay list các sản phẩm, dịch vụ trong website của bạn dưới tiện ích liên kết trang web được hiển thị theo dạng văn bản nằm bên dưới mẫu quảng cáo chính. Khi khách hàng click vào liên kết trang web thì Google vẫn tính giá bằng giá quảng cáo chính của doanh nghiệp.

Mỗi đường link phụ liên kết sẽ điều hướng đến trang chứa thông tin của các sản phẩm, dịch vụ khác nhau và thường bổ trợ cho bài viết chính của mẫu quảng cáo. Bởi vì ở mỗi link phụ như thế này, bạn có thể giới thiệu thêm được những sản phẩm, dịch vụ có liên quan, và có thể khách hàng sẽ quan tâm tới những thông tin ở liên kết phụ này hơn so với mẫu quảng cáo chính của bạn. Một link text sẽ có tối đa 25 ký tự hiển thị.

Ví dụ:

Tiện ích mở rộng cuộc gọi (call extension)

Tiện ích mở rộng cuộc gọi cho phép bạn thêm số điện thoại của mình vào mẫu quảng cáo Google Ads. Tiện ích này phổ biến trong các ngành dịch vụ, tư vấn vì có ưu điểm là khách hàng khi nhìn thấy quảng cáo của bạn, nếu họ có ý định mua hoặc tìm hiểu sản phẩm, dịch vụ thì số điện thoại có sẵn sẽ thúc đẩy họ liên hệ với bạn ngay lập tức mà chưa cần click vào quảng cáo.

Tùy theo thiết bị mà tiện ích được chạy, số điện thoại sẽ được hiển thị với nhiều hình thức khác nhau. Nếu tiện ích được thêm bằng điện thoại hoặc máy tính bảng thì tiện ích cuộc gọi sẽ hiển thị bằng biểu tượng nút gọi, khách hàng chỉ cần bấm nào biểu tượng trên là có thể liên hệ. Trường hợp bạn thêm tiện ích bằng laptop hoặc máy tính để bàn tiện ích này sẽ hiển thị full số điện thoại dưới dạng văn bản nằm cùng hàng với link URL hiển thị trọng mẫu quảng cáo.

Ví dụ:

Tiện ích mở rộng chú thích (call-out extension)

Tiện ích mở rộng chú thích được thêm vào dưới dạng văn bản ngay dưới quảng cáo của bạn. Khách hàng có thể biết thêm thông tin về sản phẩm, dịch vụ của bạn thông qua các chú thích, vì thế thường những đoạn này thường nói đến tính năng sản phẩm hoặc điểm nổi bật trong chính sách và dịch vụ của bạn.

Nói cách khác, bạn sẽ cho người đọc biết ai là người nên tìm đến sản phẩm, dịch vụ này. Như vậy, bạn không chỉ thu hút sự chú ý của họ mà còn đưa về rất nhiều lượt click chuột cho quảng cáo.

Ví dụ:

Tiện ích mở rộng vị trí (location Extension)

Bằng cách sử dụng tiện ích mở rộng vị trí, Google cho phép bạn thêm địa chỉ, bản đồ vào mẫu quảng cáo Google Ads. Bạn được phép thêm nhiều địa chỉ khác nhau của doanh nghiệp vào cùng một mẫu quảng cáo, và Google sẽ hiển thị một địa điểm gần nhất với nơi khách hàng đang tìm kiếm.

Việc sử dụng tiện ích mở rộng vị trí trong các quảng cáo khá quan trọng bởi bất kỳ khách hàng nào khi làm việc với một doanh nghiệp cũng muốn chắc chắn rằng doanh nghiệp này thật sự tồn tại. Bằng việc cung cấp đầy đủ các thông tin về địa chỉ thông qua tiện ích này sẽ là cách rất hiệu quả để chứng minh tính hợp pháp của doanh nghiệp và tăng độ uy tín, niềm tin của doanh nghiệp đối với khách hàng của bạn đấy.

Ví dụ:

Tiện ích đánh giá

Với tiện ích đánh giá, bạn có thể chia sẻ cho tất cả mọi người thấy được những đánh giá tốt mà những khách hàng đã mua và sử dụng trước đó. Khi một người đánh giá tích cực các sản phẩm và dịch vụ mà bạn cung cấp, những người dùng khác cũng có có cái nhìn thiện cảm và tin tưởng sản phẩm của doanh nghiệp bạn hơn. Mỗi lời bình sẽ trở thành một phiếu bầu về chất lượng và uy tín cho sản phẩm, dịch vụ mà bạn cung cấp.

Các chuyên gia về Marketing đã chỉ rằng, 64% khách hàng sẽ tìm kiếm những lời nhận xét trước khi đưa ra quyết định mua hàng. Với tiện ích đánh giá, bạn sẽ có thể đưa thêm một số lời chứng thực từ khách hàng lên quảng cáo Google Adswords.

Bạn không cần phải chờ đến khi khách hàng click vào website của bạn mới có thể thấy được những lời nhận xét và đáng giá đã được đưa ra. Bạn có thể đưa nó lên quảng cáo ngay từ đầu. Và hiển nhiên, điều này cũng sẽ đồng nghĩa với việc có thêm nhiều lượt click, lượng truy cập và khách hàng tiềm năng cũng như tăng tỉ lệ chuyển đổi.

Ví dụ:

Tiện ích ứng dụng (Apps extension)

Tiện ích ứng dụng hỗ trợ cho những doanh nghiệp đã và đang phát triển ứng dụng riêng, cho phép bạn liên kết đến ứng dụng dành cho thiết bị di động hoặc máy tính bảng từ quảng cáo Google Ads.

Các giao diện website khi hiển thị trên nên tảng mobile hoặc máy tính bảng thường khó định hướng, gặp nhiều khó khăn và giao diện không đẹp mắt. Đó cũng chính là lý do mà các doanh nghiệp chấp nhận bỏ ra chi phí lớn để phát triển phần mềm ứng dụng trên điện thoại bởi các phần mềm dễ dàng định hướng hơn. Thêm vào đó, việc truy cập bằng điện thoại cũng dễ dàng và nhanh chóng hơn, lượng khách hàng sử dụng điện thoại tìm kiếm thông tin cũng nhiều hơn so với các thiết bị khác.

Không chỉ các sàn thương mại điện tử như Tiki, Shopee hay Lazada sử dụng tiện ích ứng dụng và tiếp cận được lượng lớn khách hàng trên nền tảng điện thoại. Mà hầu hết các doanh nghiệp ở nhiều lĩnh vực khác nhau như Vinmart, Viettell, Grab… đều đang sử dụng tiện ích này để đưa các ứng dụng dành riêng cho sản phẩm, dịch vụ của họ đến gần hơn với khách hàng.

Vì thế nếu doanh nghiệp bạn có phát triển ứng dụng, thì đừng chần chờ gì nữa, hãy đưa tiện ích ứng dụng vào quảng cáo Goole Adwords ngay nhé.

Ví dụ:

Tiện ích khuyến mãi

Tiện ích khuyến mãi trong tiện ích mở rộng quảng cáo Google Adwords tạo ra cơ hội trong việc tăng doanh thu trực tiếp của các doanh nghiệp. Vì loại tiện ích mở rộng này giúp cho quảng cáo của bạn nổi bật hơn với các thông tin về ưu đãi tốt nhất của doanh nghiệp của bạn.

Tiện ích mở rộng khuyến mãi hiển thị bên dưới quảng cáo của bạn với tối đa 2 dòng văn bản về các chi tiết trong khuyến mãi. Các tiện ích này thường được tận dụng khi các doanh nghiệp có chương trình khuyến mãi vào các dịp đặc biệt trong năm hoặc giải quyết hàng tồn kho vào cuối năm…Với tiện ích này bạn có thể có thể cài đặt với thông điệp giảm bao nhiêu tiền hoặc bao nhiêu % cho sản phẩm và dịch vụ của mình. Tiện ích khuyến mãi được thêm miễn phí, bạn chỉ bị tính phí khi khách hàng click và xem khuyến mãi. Chi phí của mỗi lần nhấp sẽ bằng với phí mỗi lần nhấp vào quảng cáo chính.

Ví dụ:

Tiện ích mở rộng về đoạn thông tin có cấu trúc

Tiện ích mở rộng Google Adwords về đoạn thông tin có cấu trúc sẽ cho phép bạn cung cấp thêm một số thông tin khác về dịch vụ cũng như sản phẩm đang bán. Ứng dụng tiện ích này nhiều và phù hợp bạn sẽ càng có lợi khi chạy quảng cáo.

Không thể phủ nhận một sự thật rằng, không phải khách hàng nào khi nhìn thấy quảng cáo cũng sẽ biết bạn là ai, bạn đang bán sản phẩm, dịch vụ gì, các sản phẩm, dịch vụ này có phục vụ gì cho họ hay không. Do đó mà tiện ích đoạn nội dung có cấu trúc đã được ra đời. Ví dụ trường hợp sau:

Mục đích chính của tiện ích này là giải thích cho khách hàng biết thêm thông tin và sản phẩm và doanh nghiệp của bạn. Hệ thống sẽ cho phép bạn cung cấp nhiều thông từ sản phẩm, dịch vụ đến thương hiệu,…Và bạn có thể chọn ra một danh sách những thông tin sẽ cung cấp cho khách hàng khi họ click vào website. Hãy luôn tự đặt ra các câu hỏi mà bạn nghĩ rằng khác hàng sẽ thắc mắc khi nhìn thấy quảng cáo của bạn, sau khi tìm được câu trả lời hãy đưa những nội dung liên quan vào tiện ích đoạn cấu trúc để bổ sung thông tin cho khách hàng của bạn.

Và cuối cùng, khi mọi người biết bạn là ai, bạn sẽ không chỉ có lượt click vào quảng cáo. Bạn sẽ có được những lượt click đến từ chính đối tượng mục tiêu mà bạn đang nhắm đến.

Ví dụ:

Cách thêm tiện ích mở rộng quảng cáo Google Ads

Để thêm tiện ích mở rộng Ads, trước tiên bạn cần truy cập vào tài khoản ads tại Google Ads.

Tại đây, bạn bấm chọn Quảng cáo và phần mở rộng, sau đó chọn Phần mở rộng, nhìn sang màn hình bên phải và tích vào dấu “+” để chọn tiện ích mở rộng quảng cáo Google Ads cần cài đặt

Thêm tiện ích mở rộng cuộc gọi (call extension)

Bước 1: Để thêm tiện ích mở rộng cuộc gọi, sau khi click vào dấu “+” màn hình sẽ hiện ra cửa sổ như hình dưới, sau đó bạn chọn Phần mở rộng về cuộc gọi.

Bước 2: Thêm cuộc gọi vào phần Số điện thoại và chọn tên quốc gia. Nếu bạn muốn thêm cho chiến dịch hay nhóm quảng cáo nào bất kỳ thì bạn có thể thay đổi ở mục Tài khoản. Ngoài ra, bạn có thể click vào mục Tùy chọn nâng cao để tùy chỉnh thiết bị, ngày bắt đầu, ngày kết thúc và thêm ngày và giờ vào lịch biểu.

Bên phải màn hình là bản xem trước của tiện ích cuộc gọi khi được thiết lập xuất hiện trên mẫu quảng cáo ở điện thoại di động.

Bước 3: Sau khi điền đầy đủ thông tin, bạn chỉ cần nhấn Lưu là hoàn tất thêm tiện ích này rồi.

Thêm tiện ích mở rộng vị trí (location Extension)

Bước 1: Để thêm tiện ích mở rộng cuộc gọi, sau khi click vào dấu “+” màn hình sẽ hiện ra cửa sổ như hình dưới, sau đó bạn chọn Phần mở rộng về địa điểm.

Bước 2:

  • Trường hợp 1: Nếu bạn chọn mục Chọn các vị trí đã chọn, tiện ích sẽ được hỗ trợ trong chiến dịch tìm kiếm, chiến dịch hiển thị và chiến dịch video. Chọn tên quốc gia trong số 24 quốc gia của hệ thống sau đó nhấn Tiếp tục để hoàn tất thêm tiện ích.
  • Trường hợp 2: Nếu bạn tick chọn Tài khoản Google Doanh nghiệp của tôi, bạn cần nhập địa chỉ URL của doanh nghiệp, hệ thống sẽ hiện ra danh sách địa chỉ của doanh nghiệp, sau đó chỉ cần nhấn Chọn như hình bên dưới và nhấn Tiếp tục là có thể thêm tiện ích vị trí vào quảng cáo.
  • Trường hợp 3: Nếu bạn đang sử dụng email đã có tài khoản Google Doanh nghiệp/Google My Business (Google Maps), hệ thống sẽ tự động liên kết và bạn sẽ thấy địa chỉ của bạn trong lựa chọn như hình sau.

Nếu email đăng nhập Google Maps khác email đăng nhập Google Ads (VD như tài khoản Google Ads do bạn quản lý, nhưng tài khoản Google Maps lại do sếp quản lý), bạn cần chọn như hình để gửi yêu cầu liên kết tới email quản lý tài khoản Google Maps.

Thêm tiện ích mở rộng địa điểm của đơn vị liên kết

Bước 1: Để thêm tiện ích mở rộng cuộc gọi, sau khi click vào dấu “+” màn hình sẽ hiện ra cửa sổ như hình dưới, sau đó bạn chọn Phần mở rộng về địa điểm của đơn vị liên kết.

Bước 2: Chỉnh sửa thông tin tại mục Nhà bán lẻ chungChọn nhà bán lẻ chung như hình bên dưới.

Bước 3: Bạn hãy bấm “Lưu” để hoàn tất thêm tiện ích mở rộng địa điểm của đơn vị liên kết.

Thêm tiện ích mở rộng về chú thích

Bước 1: Tiếp theo, để thêm tiện ích mở rộng chú thích, sau khi click vào dấu “+” màn hình sẽ hiện ra cửa sổ như hình dưới, sau đó bạn chọn “phần mở rộng về chú thích”.

Bước 2: Tiếp đến, bạn hãy thêm những thông tin mà bạn muốn chú thích trên mẫu quảng cáo. Với những phần chú thích này sẽ giúp khách hàng nắm rõ hơn về sản phẩm và dịch vụ của bạn.

Bước 3: Sau cùng bạn hãy bấm “Lưu” để hoàn tất việc thêm tiện ích.

Thêm tiện ích về khuyến mãi

Bước 1: Cũng tương tự như các tiện ích ở trên, sau khi click vào dấu “+” màn hình sẽ hiện ra cửa sổ như hình dưới, sau đó bạn chọn “phần mở rộng về khuyên mãi”.

Bước 2: Tại đây, bạn hãy thêm những ưu đãi khuyến mãi.

Bước 3: Sau khi điền đầy đủ thông tin các mục, bạn hãy bấm “Lưu” để hoàn thành việc thêm tiện ích khuyến mãi.

Tóm lại, các tiện ích mở rộng mà Google sẽ giúp bạn truyền tải đến nhiều thông tin hơn cho khách hàng, mang đến cho quảng cáo của bạn khả năng hiển thị lớn hơn và nổi bật trên trang kết quả tìm kiếm. Điều đó có nghĩa là bạn có xu hướng nhận được nhiều giá trị hơn từ quảng cáo của mình. Ngoài ra, bạn hãy tham khảo thêm bài viết Cách quảng bá website không tốn 1 xu năm 2020 để mang lại hiệu quả tốt hơn.

Vừa rồi thì FFF đã Hướng dẫn cách thiết lập tiện ích mở rộng quảng cáo Google Ads. Hy vọng bạn sẽ có thể sử dụng tốt các tiện ích này để phục vụ cho các chiến dịch quảng cáo của mình. Bên cạnh đó, bạn cũng đừng quên đăng ký tài khoản ngay tại FFF để trải nghiệm nhiều công cụ hữu ích khác nhé.

Ngoài ra nếu bạn cần sự trợ giúp hoặc cần trao đổi với chuyên gia của 3F, hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotline 0901 47 48 46 hoặc trang fanpage chính thức của FFF. Tham gia Cộng đồng Google AdWords Việt Nam để nhận thêm thông tin hay từ các thành viên trong cộng đồng nhé!

]]>
https://fff.com.vn/huong-dan-cach-thiet-lap-tien-ich-mo-rong-quang-cao-google-ads/feed/ 0
7 yếu tố cải thiện quảng cáo đạt top 1 google https://fff.com.vn/7-yeu-to-cai-thien-quang-cao-dat-top-1-google/ https://fff.com.vn/7-yeu-to-cai-thien-quang-cao-dat-top-1-google/#respond Sun, 30 Aug 2020 10:56:55 +0000 https://fff.com.vn/?p=28722 Quảng cáo tìm kiếm trên Google đã không còn xa lạ với các nhà quảng cáo online. Tuy nhiên, với sự cạnh tranh gay gắt như hiện nay khi một từ khóa hot có thể có đến hàng nghìn doanh nghiệp quảng cáo. Điều đó khiến quảng cáo của bạn không thể xuất hiện ở trang 1, trang 2 trong kết quả tìm kiếm vốn là 2 trang có thể tiếp cận nhiều khách hàng nhất. Sau đây, mình sẽ hướng dẫn bạn Hướng dẫn cải thiện quảng cáo đạt Top 1 Google.

1. Giá thầu từ khóa

  • Giá thầu: Số tiền bạn sẵn sàng chi trả cho một lập nhấp chuột vào quảng cáo của mình

Giá thầu là một trong những yếu tố quyết định thứ hạng quảng cáo, bạn cần có chiến lược để xác định giá thầu một cách hợp lí nhất để giúp công việc kinh doanh của bạn trở nên thuận lợi hơn mà không cần phải bỏ chi phí quá lớn. Tuy nhiên, để xác định được giá thầu của từ khóa sao cho phù hợp là một điều không hề dễ dàng, bạn cần phải nhờ đến sự giúp đỡ của các công cụ

Giá thầu từ khóa là gì?

Giá thầu từ khóa là số tiền bạn sẵn sàng trả khi có người nào đó nhấp vào quảng cáo của bạn. Đây là số tiền giá thầu chi phí mỗi nhấp chuột tối đa (CPC tối đa) của từ khóa. Giá thầu không phải là giá thực tế bạn sẽ trả. Giá thực tế thường thấp hơn (cao nhất là bằng) mức giá thầu bạn đã đặt nhờ quá trình đấu giá.

Cách xác định giá thầu từ khóa

Có rất nhiều các để xác định giá thầu của từ khóa, mỗi cách đều có những ưu, nhược điểm riêng của nó. Bạn có thể xem mục tiêu kinh doanh của bạn sẽ phù hợp với mức giá thầu như thế nào rồi chọn các công cụ phù hợp để hỗ trợ cho bạn tốt hơn. 

Khi chọn từ khóa, bạn có thể đặt số tiền mà bạn muốn trả mỗi khi khách hàng tìm kiếm từ khóa đó và nhấp vào quảng cáo của bạn. Đây là chi phí mỗi lượt nhấp tối đa (CPC tối đa) của từ khóa đó. Một số nhà quảng cáo muốn kiểm soát việc này bằng cách đặt giá thầu thủ công, trong khi những nhà quảng cáo khác cho phép hệ thống Google Ads đặt giá thầu giúp họ. 

Đặt giá thầu CPC thủ công

Đây là phương pháp đặt giá thầu đơn giản và dễ kiểm soát nhất của Google. Các nhà quảng cáo sẽ đặt giá thầu cho từng từ khóa và giá thầu đó sẽ được giữ nguyên ở tất cả các phiên đấu giá cho đến khi nhà quảng cáo thay đổi chúng. Phương pháp này cho phép bạn kiểm soát để đặt số tiền tối đa mà bạn có thể trả cho mỗi nhấp chuột vào quảng cáo của mình. Bạn có thể đặt giá thầu ở cấp nhóm quảng cáo hoặc cho các từ khóa riêng lẻ. Số tiền giá thầu mặc định của nhóm quảng cáo của bạn sẽ được áp dụng cho tất cả các từ khóa trong nhóm quảng cáo của chiến dịch mới của bạn. Bạn có thể thay đổi số tiền giá thầu của mình bất kỳ lúc nào cho bất kỳ hoặc tất cả các từ khóa.

Cách 1: xác định giá thầu thủ công thông qua công cụ Google Keyword Planner của Google

Để sử dụng công cụ lập kế hoạch từ khóa của Google, bạn sẽ cần phải có tài khoản Google Ads. Nếu bạn chưa có tài khoản Ads, bạn có thể thiết lập một tài khoản 1 cách đơn giản theo hướng dẫn của Google.

Đầu tiên, bạn đăng nhập vào tài khoản Google và nhấp vào công cụ ở đầu trang 

Sau đó, Chọn công cụ lập kế hoạch từ khóa 

Nhập từ khóa và bấm bắt đầu 

Kết quả hiện ra

Chọn mục giá thầu và tiến hành thay đổi nếu muốn

Cách 2: Sử dụng công cụ keyword planner để xem giá thầu trung bình

Đây là công cụ thuộc bộ công cụ phân tích của 3F Solutions. Công cụ giúp bạn phân tích các thông tin chi tiết từ khóa để quyết định có nên lựa chọn từ khóa đó cho các chiến dịch marketing của mình hay không. Công cụ Keyword Planner cho bạn biết những thông số cơ bản như sau: Lượng tìm kiếm của khách hàng về từ khóa, xu hướng tăng giảm của từ khóa, giá thầu cũng như là từ khóa liên quan với từ khóa tìm kiếm.  Thường những từ khóa có giá thầu được đề xuất cao là những từ khóa có khả năng mang lại lợi nhuận trong tương lai cao hơn. 

Để sử dụng công cụ Keyword Planner, bạn nhấp vào http://keywordplanner.vn/

Tại giao diện công cụ Phân tích từ khóa, bạn nhập từ khóa mà mình muốn phân tích, lựa chọn nền tảng, ngôn ngữ và quốc gia của từ khóa mà bạn muốn tìm kiếm.

VD: mình muốn tìm hiểu từ khóa “Cắm hoa” có đang được tìm kiếm nhiều trên Youtube tại Việt Nam hay không, mình sẽ nhập từ khóa Cắm hoa, lựa chọn nền tảng Youtube, tiếng việt và Việt Nam. Tương tự nếu mình muốn phân tích từ khóa “bán vé máy bay” trên Google tại Việt Nam, mình sẽ nhập “bán vé máy bay”, chọn web, tiếng Việt và Việt Nam.

Hệ thống sẽ tự động phân tích từ khóa và đưa ra báo cáo phân tích. Tại đây bạn sẽ xem được chi phí trung bình cho một nhấp chuột của từ khóa. Từ đó, bạn có thể ước tính được CPC tối đa cho chiến dịch quảng cáo của bạn.

Ngoài ra, công cụ còn cung cấp một số thông tin khác của từ khóa như:

  • Lượt tìm kiếm từ khóa đó.
  • Ước tính chi phí quảng cáo từ khóa nếu bạn chạy quảng cáo Google AdWords
  • Ước tính số nhấp chuột. Cả quảng cáo và SEO
  • Ước tính vị trí trung bình và tỉ lệ nhấp nếu bạn ở vị trí đó.
  • Chi phí quảng cáo nếu bạn quảng cáo từ khóa đó trên Google Ads
  • Lịch sử tìm kiếm của từ khóa 12 tháng vừa qua giữa PC và Mobile
  • Gợi ý danh sách các từ khóa liên quan với từ khóa bạn cung cấp

Đặt giá thầu CPC tự động

Chiến lược đặt giá thầu tự động giúp cho việc đặt giá thầu trở nên đơn giản hơn và không còn mang nặng tính phỏng đoán, nhờ đó, bạn có thể đạt được các mục tiêu về hiệu quả hoạt động. Mỗi loại chiến lược đặt giá thầu tự động được thiết kế để giúp bạn đạt được một mục tiêu cụ thể cho doanh nghiệp của mình. 

Google sẽ giúp bạn phân tích từ khóa, thu thập dữ liệu và đưa ra được giá thầu phù hợp với từ khóa của bạn. Khi sử dụng đặt giá google ads thầu tự động, bạn có thể dễ dàng chuyển sang đặt giá thầu thủ công, cung cấp cho bạn toàn quyền kiểm soát để bạn tự mình đặt số tiền giá thầu. Google sẽ tự động quản lý giá thầu nhằm giúp mang lại cho bạn nhiều nhấp chuột nhất có thể trong phạm vi ngân sách của bạn. Chiến lược giá thầu tối đa hóa số nhấp chuột tự động là chiến lược giá thầu đơn giản nhất. Chiến lược này lý tưởng đối với nhà quảng cáo muốn tối đa hóa số nhấp chuột cho trang web của họ nhưng không muốn tốn nhiều thời gian đặt giá thầu.

Ngưỡng xếp hạng quảng cáo: là mức độ tối thiểu mà Google đặt ra buộc tất cả quảng cáo phải đáp ứng nhằm đưa đến người dùng những quảng cáo chất lượng nhất

Ngữ cảnh của cụm từ tìm kiếm: Với những cụm từ khác nhau sẽ có các quảng cáo khác nhau. Với yếu tố này, Google sẽ xem xét các cụm từ tìm kiếm mà người đó đã nhập, vị trí của người đó vào thời điểm tìm kiếm, loại thiết bị họ đang sử dụng (ví dụ: thiết bị di động hoặc máy tính để bàn), thời gian tìm kiếm, tính chất của cụm từ tìm kiếm, các quảng cáo khác và kết quả tìm kiếm hiển thị trên trang cũng như các tín hiệu và thuộc tính người dùng khác.

Tác động của tiện ích quảng cáo: Các tiện ích quảng cáo cũng ảnh hưởng đến số lượt nhấp của người dùng. Vì vậy Google đã thêm yếu tố này nhằm ước tính mức tác động của các tiện ích và định dạng quảng cáo khác mà bạn sử dụng đến hiệu suất quảng cáo.

Chất lượng của quảng cáo tại thời điểm đấu giá: Google sẽ xem xét mức độ phù hợp và hữu ích của quảng cáo và trang đích quảng cáo. Điểm Chất lượng là tổng điểm đánh giá ước tính của chúng tôi về chất lượng quảng cáo của bạn.

Trong 5 yếu tố trên Giá thầu và chất lượng của quảng cáo là 2 yếu tố sẽ thay đổi theo thời điểm quảng cáo và cũng là 2 yếu tố chính quyết định vị trí quảng cáo của bạn. Giá thầu sẽ phụ thuộc vào ngân sách quảng cáo của bạn nhưng điểm chất lượng thì không. Bạn vẫn có thể đạt được top 1 Google dù giá thầu thấp hơn vị trí 2. Chính vì vậy mình sẽ hướng dẫn các bạn cải thiện vị trí quảng cáo thông qua cải thiện điểm chất lượng.

Các yếu tố ảnh hưởng đến điểm chất lượng quảng cáo

Có rất nhiều quảng cáo khác nhau trong cùng một từ khóa, và chỉ có một số quảng cáo phù hợp với nhu cầu mà người dùng đang tìm kiếm. Google muốn đưa các quảng cáo hữu ích với người dùng lên cao nhất, đó chính là lý do google tạo điểm chất lượng quảng cáo. Nó phụ thuộc vào 3 yếu tố:

2. Tỷ lệ nhấp dự kiến

Là tỷ lệ dự đoán của Google về tần suất người dùng sẽ nhấp vào quảng cáo của bạn khi nó được hiển thị trên kết quả tìm kiếm. Google xác định tỷ lệ nhấp dự kiến dựa vào dữ liệu của họ về phản hồi của người dùng cũng như tỷ lệ nhấp của quảng cáo

Để cải thiện chất lượng quảng cáo, bạn phải cải thiện tất cả các yếu tố trong điểm chất lượng quảng cáo bao gồm:

Tỷ lệ nhấp dự kiến

Để cái thiện tỷ lệ nhấp dự kiến, bạn cần:

  • Tạo nội dung quảng cáo thật cụ thể: Trong quảng cáo của bạn phải chứa các từ khóa quảng cáo (đặc biệt là Tiêu đề). Điều đó sẽ khiến khách hàng thấy rằng quảng cáo của bạn có liên quan trực tiếp đến cụm từ tìm kiếm của họ.
  • Thử nghiệm nhiều lời kêu gọi hành động khác nhau: ví dụ như “Gọi ngay”, “Đặt trước ngay”, “liện hệ ngay”,…
  • Nêu bật một lợi ích độc đáo của sản phẩm hoặc dịch vụ: Hãy đưa ra các ưu điểm của bạn so với đối thủ. Nếu không hãy đưa ra lợi ích mà người dùng mong muốn mà công ty bạn có cung cấp chẳng hạn: Bảo hành miễn phí, giao hàng miễn phí, giảm 50% cho lần mua tiếp theo,…
  • Nội dung quảng cáo phù hợp với thời điểm hoặc vị trí cụ thể: Hãy thử nghiệm quảng cáo theo mùa hoặc dành cho các ngày lễ hoặc sự kiện đặc biệt. Ngoài ra, bạn có thể tạo ra quảng cáo cho các vị trí cụ thể và cài đặt chúng chỉ hiển thị ở vị trí đó.

3. Trải nghiệm trang đích quảng cáo

Khi khách hàng nhấp vào quảng cáo, họ sẽ được điều hướng đến trang web mà bạn đã chỉ định trước, đó là trang đích quảng cáo. Nếu nội dung trên trang đích càng có tính liên quan, giúp khách hàng tìm thấy những nội dung mà họ đang tìm thì Google sẽ đánh giá cao trải nghiệm của trang đích đó. Google đề ra 3 yêu cầu đối với một trang đích tốt bao gồm:

  • Nội dung phù hợp và nguyên bản: Nói cách khác, bạn không nên sử dụng các nội dung copy và đặc biệt phải phù hợp với những gì người dùng đang tìm kiếm
  • Dễ dàng điều hướng: trang đích của bạn phải có thanh menu rõ ràng các mục, khách hàng biết họ đang ở đâu trong website.
  • Thông tin minh bạch về tính chất doanh nghiệp: trang đích của bạn phải minh bạch thông tin về doanh nghiệp. Đặc biệt là nếu trang web có sử dụng thông tin cá nhân của khách hàng

Để cải thiện trải nghiệm trang đích, bạn nên:

  • Quảng cáo đúng trang đích: Các trang đích bạn sử dụng phải liên quan có các cụm từ tìm kiếm của người dùng. Ví dụ: nếu người dùng đang tìm kiếm “áo sơ mi kẻ sọc” thì trang đích của ban cũng phải có thông tin về áo sơ mi kẻ sọc chứ không phải loại áo sơ mi khác hay quần áo nói chung.
  • Cung cấp thông tin nhất quán: Đảm bảo rằng trang đích và quảng cáo cung cấp thông tin nhất quán với nhau. Để khi khách hàng vào trang đích lại thấy thông tin khác với quảng cáo. Ngoài ra, trang đích cũng đưa ra được những bước tiếp theo cho ưu đãi
  • Đảm bảo trang web trình bày thông tin minh bạch và đáng tin cậy: Khách hàng có thể dễ dàng truy cập và tìm thấy thông tin liên hệ của bạn. Ngoài ra, bạn cũng phải nêu rõ doanh nghiệp của bạn cung cấp sản phẩm/dịch vụ gì. Nếu bạn yêu cầu thông tin cá nhân từ khách hàng, hãy làm rõ tại sao bạn yêu cầu điều này và bạn sẽ làm gì với thông tin đó.
  • Cải thiện tốc độ tải trang và mức độ rõ ràng: Người dùng chỉ đợi tối đa 2s để một website load xong. Bạn có thể kiểm tra tốc độ tải trang cũng như nhận các đề xuất tối ưu website thông qua công cụ phân tích tốc độ website tại đây Giúp người dùng nhanh chóng tìm ra những gì họ đang tìm kiếm bằng cách ưu tiên nội dung hiển thị trong màn hình đầu tiên.
  • Cải thiện trải nghiệm trên thiết bị di động: Đối với người dùng, khả năng điều hướng dễ dàng thậm chí còn quan trọng hơn nữa trên thiết bị di động, thế nên hãy đảm bảo bạn đã tối ưu hóa trang web của mình trên thiết bị di động.

4. Mức độ liên quan của quảng cáo

Đây là thước đo mức độ phù hợp giữa quảng cáo của bạn và những gì người dùng đang tìm kiếm. Google muốn đảm bảo rằng chỉ những quảng cáo hữu ích mới được hiển thị. Yếu tố này cũng giúp doanh nghiệp an tâm hơn khi số tiền mình bỏ ra sẽ tiếp cận được những khách hàng có tiềm năng thực sự.

Bên cạnh việc tập trung viết quảng cáo sáng tạo, hấp dẫn, ấn tượng, bạn nên chèn từ khóa vào tiêu đề và nội dung trong bài viết quảng cáo của mình. Điều này sẽ giúp gia tăng điểm chất lượng cho quảng cáo giúp cho việc tìm kiếm sản phẩm.

Ưu điểm: nâng cao điểm chất lượng từ khóa, mẫu quảng cáo của bạn sẽ dễ dàng hiện ra khi người dùng tìm kiếm từ khóa liên quan đến sản phẩm của bạn.

Nhược điểm: phải chèn từ khóa vào mẫu quảng cáo sao cho phù hợp với nội dung trong mẫu quảng cáo.

5. Từ khóa phủ định

Để cải thiện mức độ liên quan của quảng cáo, bạn nên:

  • Thêm từ khóa phủ định: Sau một thời gian chạy quảng cáo, bạn sẽ nhận ra quảng cáo mình xuất hiện ở một số từ khóa không liên quan đến sản phẩm của bạn. Lúc này bạn có thể loại bỏ quảng cáo của mình ra khỏi những từ khóa đó bằng cách thêm chúng vào mục từ khóa phủ định.

Trong chiến dịch quảng cáo Google Ads, từ khóa đóng vai trò cốt yếu luôn phải hướng đến sản phẩm hoặc dịch vụ bạn cung cấp. Danh sách từ khóa phủ định cũng là yếu tố góp phần tăng hiệu quả quảng cáo của bạn. Vậy đặt từ khóa phủ định là gì và làm thế nào để xây dựng danh sách từ khóa phủ định. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cho các bạn cách nâng cao hiệu quả quảng cáo bằng đặt từ khóa phủ định.

Từ khóa phủ định là gì?

Từ khóa phủ định cho phép bạn loại trừ cụm từ tìm kiếm khỏi chiến dịch và giúp bạn tập trung hoàn toàn vào từ khóa quan trọng với khách hàng của mình. Hoạt động nhắm mục tiêu tốt hơn có thể giúp quảng cáo hiển thị cho những người dùng quan tâm và gia tăng lợi tức đầu tư (ROI) của bạn.

Nói đơn giản đây chính là những từ khóa mà bạn không muốn quảng cáo của mình xuất hiện khi người dùng tìm kiếm từ đó. Bạn biết chắc chắn những người tìm kiếm từ đó không phải khách hàng của bạn.

Lợi ích của đặt từ khóa phủ định

  • Tiếp cận đúng khách hàng mục tiêu hơn
  • Cải thiện điểm chất lượng vì tăng mối liên quan giữa từ khóa và mẫu quảng cáo của bạn. Khách hàng tìm kiếm từ đó sẽ tương tác quảng cáo của bạn nhiều hơn, từ đó tăng điểm chất lượng mẫu quảng cáo của bạn.
  • Tiết kiệm ngân sách nhờ giảm thiểu chi phí cho các từ khóa vô ích
  • Tăng hiệu quả của chiến dịch quảng cáo. Việc loại bỏ các chi phí vô ích sẽ giúp bạn có thêm tiền để quảng cáo tiếp cận để những khách hàng tiềm năng hơn.

Cách hoạt động của từ khóa phủ định

Khi một từ hoặc một cụm từ khóa được thêm vào từ khóa phủ định thì khi người dùng thực hiện truy vấn có chứa từ khóa phủ định. Bot của Google sẽ quét truy vấn và chặn quảng cáo của bạn hiển thị đối với những truy vấn này.

Khi lựa chọn từ khóa phủ định bạn nên tìm những từ, cụm từ tìm kiếm tương tự hoặc liên quan với từ khóa bạn đang chạy quảng cáo, nhưng những từ này dành cho những khách hàng đang tìm kiếm một sản phẩm, dịch vụ khác với những gì bạn đang cung cấp.

Các loại từ khóa phủ định

Từ khóa phủ định trong 1 tài khoản quảng cáo được chia làm 2 cấp độ đó là: từ khóa phủ định cấp nhóm và từ khóa phủ định cấp chiến dịch.

– Từ khóa phủ định cấp chiến dịch

Từ khóa phủ định cấp chiến dịch có thể hiểu đơn giản là những từ, cụm từ khóa mà bạn không muốn quảng cáo của mình hiển thị với những từ đó trong chiến dịch này. Khi thêm từ khóa cấp chiến dịch thì các nhóm quảng cáo bên trong cũng được áp dụng các từ khóa phủ định này.

– Từ khóa phủ định cấp nhóm

Từ khóa phủ định cấp nhóm là những từ khóa mà chúng ta không muốn hiển thị mẫu quảng cáo trong nhóm đó với những truy vấn chứa từ khóa mà ta đã cài đặt. Từ khóa phủ định của nhóm quảng cáo nào thì chỉ áp dụng cho nhóm đó, các nhóm khác không bị ảnh hưởng.

Từ khóa phủ định cấp nhóm còn có một tác dụng khác là giúp cho các nhóm quảng cáo chạy những từ khóa tương tự không cạnh tranh lẫn nhau trong cùng một truy vấn tìm kiếm của người dùng để được hiển thị.

Đọc thêm bài viết Hướng dẫn chọn đối sánh từ khóa tối ưu trong Google Ads

Các loại từ khóa phủ định

Đối với các chiến dịch tìm kiếm, bạn có thể sử dụng các từ khóa phủ định đối sánh rộng, đối sánh cụm từ hoặc đối sánh chính xác. Tuy nhiên, những loại đối sánh phủ định này hoạt động khác với các loại đối sánh khẳng định. Điểm khác biệt chính là bạn sẽ cần thêm các từ đồng nghĩa, phiên bản số ít hoặc số nhiều, lỗi chính tả và các biến thể gần đúng khác nếu bạn muốn loại trừ các cụm từ đó.

Đối với Chiến dịch hiển thị, một nhóm từ khóa phủ định sẽ được loại trừ dưới dạng một chủ đề chính xác. Quảng cáo sẽ không hiển thị trên một trang ngay cả khi các từ khóa hoặc cụm từ chính xác không có trên trang một cách rõ ràng, nhưng chủ đề của nội dung có liên quan chặt chẽ đến nhóm từ khóa phủ định bị loại trừ.

Đối sánh rộng phủ định

Đây là loại đối sánh mặc định cho từ khóa phủ định. Đối với từ khóa phủ định đối sánh rộng, quảng cáo của bạn sẽ không hiển thị nếu nội dung tìm kiếm chứa tất cả các cụm từ khóa phủ định, ngay cả khi các cụm từ đó được sắp xếp theo một thứ tự khác. Quảng cáo của bạn vẫn có thể hiển thị nếu nội dung tìm kiếm chỉ chứa một số cụm từ khóa.

Ví dụ

Từ khóa đối sánh rộng phủ định: giày chạy bộ

Yes

Đối sánh cụm từ phủ định

Đối với từ khóa đối sánh cụm từ phủ định, quảng cáo của bạn sẽ không hiển thị nếu nội dung tìm kiếm chứa các cụm từ khóa chính xác theo cùng một thứ tự. Nội dung tìm kiếm có thể chứa các từ khác, nhưng quảng cáo sẽ không hiển thị miễn là tất cả các cụm từ khóa nằm trong nội dung tìm kiếm theo cùng một thứ tự. Nội dung tìm kiếm cũng có thể chứa thêm các ký tự khác trong một từ và quảng cáo sẽ hiển thị ngay cả khi các từ khóa còn lại nằm trong nội dung tìm kiếm theo cùng một thứ tự.

Ví dụ

Từ khóa đối sánh cụm từ phủ định: “giày chạy bộ”

Yes

Đối sánh chính xác phủ định

Đối với từ khóa đối sánh chính xác phủ định, quảng cáo của bạn sẽ không hiển thị nếu nội dung tìm kiếm chứa cụm từ khóa chính xác theo cùng một thứ tự, không có các từ khác. Quảng cáo của bạn vẫn có thể hiển thị nếu nội dung tìm kiếm chứa cụm từ khóa có các từ khác.

Ví dụ

Từ khóa đối sánh chính xác phủ định: [giày chạy bộ]

Yes

Ký hiệu trong từ khóa phủ định

Bạn có thể sử dụng ba ký hiệu, đó là ký hiệu và (&), dấu trọng âm (á) và dấu hoa thị (*) trong các từ khóa phủ định. Từ khóa phủ định có dấu trọng âm được coi là hai từ khóa phủ định khác nhau, như quán cafe vỉa hè và quán café vỉa hè. Tương tự như vậy, “tất & giày” khác với “tất và giày”.

Lưu ý về Từ khóa phủ định

  • Đối sánh của từ khóa phủ định: Bạn nên chú ý kỹ đối sánh của từ khóa phủ định, để tránh các trường hợp quảng cáo của bạn vẫn xuất hiện trên các từ khóa không mong muốn hoặc không hiển thị ở các từ khóa mà khách hàng tiềm năng tìm kiếm.

VD: Khi bạn bán sim, bạn bán tất cả nhà mạng nhưng không bán sim Viettel. Bạn nên sử dụng đối sánh rộng cho cụm từ sim Viettel để quảng cáo của bạn không xuất hiện dù người dùng có search sim Viettel, sim viettel, sim viettel 10 số, sim số đẹp viettel, viettel sim.

Tuy nhiên bạn lưu ý một số trường hợp chỉ dùng đối sánh cụm từ hoặc đối sánh chính xác để tránh làm mất đi khách hàng tiềm năng. Vd: Khi bạn bán áo tập gym nhưng bạn không muốn quảng cáo cho các từ khóa “phòng tập gym”, “phong tap gym” để chặn những người dùng tìm phòng tập gym. Nếu đặt đối sánh rộng, bạn sẽ vô tình chặn mất những người tìm “ao phong tap gym”

  • Quảng cáo của bạn có thể vẫn hiển thị khi ai đó tìm kiếm cụm từ dài hơn 10 từ và từ khóa phủ định của bạn nằm sau từ thứ 10 đó. Ví dụ mình phủ định từ “hà nội”, người dùng tìm giá thi “công lắp đặt tấm panel dày 110 tại hà nội” không bị phủ định
  • Giới hạn: Mỗi tài khoản sẽ có tối đa 20 danh sách từ khóa phủ định. Trong đó, tối đa 5.000 từ khóa cho mỗi danh sách từ khóa phủ định và 10.000 từ khóa phủ định cho mỗi chiến dịch. Riêng các chiến dịch Mạng hiển thị và Video, bạn có tối đa 5.000 từ khóa phủ định

Hướng dẫn thêm từ khóa vào danh sách từ khóa phủ định

Để thêm từ khóa vào danh sách từ khóa phủ định, bạn chỉ cần thực hiện 3 bước sau:

Bước 1: Truy cập vào tài khoản Google ads của mình

Bước 2: Bạn vào mục “Từ khóa” và chọn tab “Từ khóa phủ định”. Sau đó, bạn click vào biểu tượng thêm mới (hình dấu “+”) ở phía trên

Bước 3: Nếu đã tạo sẵn một danh sách từ khóa phủ định bạn có thể chọn mục “Sử dụng danh sách từ khóa phủ định”, nếu không bạn chọn “Thêm từ khóa phủ định hoặc tạo danh sách mới”

Tiếp theo bạn chọn chiến dịch muốn thêm từ khóa phủ định. Nhập các từ khóa mà bạn muốn phủ định. Sau khi hoàn thành xong, bạn bấm “Lưu

Đó là một vài điểm lưu ý về đặt từ khóa phủ định cũng như cách để thêm từ khóa phủ định vào quảng cáo.

6. Sử dụng tiện ích mở rộng cho quảng cáo

Để mẫu quảng cáo nổi bật hơn và cung cấp đầy đủ thông tin cho khách hàng, bạn hãy bổ sung các tiện ích mở rộng vào các mẫu quảng cáo, các tiện ích mở rộng thường được sử dụng bao gồm:

  • Tiện ích mở rộng liên kết mở rộng: đưa mọi người đến các dịch vụ khác trên trang của bạn. Ví dụ: bạn đang bán tủ lạnh, khi sử dụng tiện ích liên kết trang web thì người dùng sẽ được đưa tới dịch vụ sửa chữa trên trang của bạn.
  • Tiện ích chú thích: thể hiện rõ thông tin chi tiết quảng cáo của mình
  • Tiện ích mở rộng cuộc gọi: cho phép bạn thêm số điện thoại vào mẫu quảng cáo để người dùng dễ dàng liên lạc mua hàng.

Ưu điểm: có thêm nhiều tiện ích quảng cáo giúp cho điểm chất lượng từ khóa được cải thiện, giúp cho mẫu quảng cáo dễ dàng xuất hiện khi được tìm kiếm, các thông tin được thể hiện đầy đủ, người dùng sẽ dễ dàng liên lạc với bạn hơn.

Nhược điểm: bạn phải suy nghĩ để thêm các tiện ích cho phù hợp với nội dung mẫu quảng cáo.

Tốc độ tải của trang đích

Tốc độ tải trang chính là yếu tố đầu tiên bạn cần cải thiện.

Tốc độ tải trang phụ thuộc vào một số yếu tố sau đây:

  • Hosting của bạn có tốt không.
  • Source code của website đã được tối ưu chưa.
  • Bạn có sử dụng cache hay không.
  • Bạn có nén hình ảnh để có dung lượng thấp không.

7. Phân bổ lại ngân sách

Khi ngân sách hàng ngày bạn đưa ra cho quảng cáo của mình thấp hơn với mức ngân sách mà Google đề xuất thì quảng cáo của bạn sẽ gặp tình trạng giới hạn ngân sách. Nói một cách dễ hiểu thì mức ngân sách bạn có thể chi cho quảng cáo không đủ để hiển thị quảng cáo một cách bình thường.

Hiện tượng này ảnh hưởng thế nào đến chiến dịch quảng cáo của bạn ?

Thực chất, hiện tượng này chỉ giới hạn số lần hiển thị quảng cáo cho chiến dịch của bạn chứ không hề cấm quảng cáo của bạn hiển thị. Nói cách khác quảng cáo của bạn vẫn sẽ hiển thị cho đến khi hết ngân sách.

Để xem quảng cáo của bạn bị mất bao nhiêu lần hiển thị do giới hạn ngân sách, bạn thực hiện như sau:

Truy cập vào trang web của Google Ads và chọn tài khoản quảng cáo của bạn. Sau đó tại trang chính bạn chọn vào mục chiến dịch.

Tiếp theo bạn bấm vào tuỳ chọn Cột.

Lúc này bạn sẽ được điều hướng đến trang Sửa đổi cột cho chiến dịch. Tại đây bạn chọn mục Số liệu cạnh tranh và đánh dấu vào tuỳ chọn Tỷ lệ hiển thị bị mất trên mạng tìm kiếm (ngân sách). Sau đó bạn chọn Áp dụng để lưu lại.

Nguyên nhân dẫn đến chiến dịch bị giới hạn bởi ngân sách

Có nhiều nguyên dân dẫn đến hiện tượng này, nhưng nếu bạn thường xuyên nhận được thông báo trạng thái chiến dịch bị giới hạn ngân sách, thì rất có thể trong tài khoản quảng cáo của bạn đang có một nhóm quảng cáo có chi phí lớn hơn những nhóm còn lại nhiều.

Thực tế thường sẽ có những nhóm quảng cáo có lượng tìm kiếm cao hơn những nhóm khác. Do đó chi phí cho những nhóm này cũng sẽ cao hơn.

Ngoài ra còn có một số từ khóa tiêu tốn nhiều chi phí hơn những từ khóa khác. Bạn cần phải theo dõi tỉ lệ chuyển đổi của những từ khóa đó để đưa ra các thay đổi nhằm tối ưu chi phí kịp thời.

Để xem báo cáo về ngân sách cho quảng cáo bạn làm như sau:

Tại trang chính của Google Adwords bạn chọn vào mục chiến dịch.

Sau đó chọn mục báo cáo => Cơ bản => Chiến dịch

Cách khắc phục tình trạng giới hạn ngân sách

Tăng mức ngân sách

Đây là cách nhanh và hiệu quả nhất để bạn có thể khắc phục ngay lập tức tình trạng giới hạn ngân sách. Tuy nhiên nếu bạn không có một mức chi phí đủ lớn thì vẫn có những phương pháp khác để giúp bạn tiết kiệm chi phí mà vẫn khắc phục được phần nào tình trạng trên.

Giảm giá từ khóa

Một số từ khóa có lượng tìm kiếm nhiều trong chiến dịch của bạn sẽ có chi phí mỗi lượt nhấp (CPC) cao hơn so với phần còn lại. Và đây cũng chính là nguyên nhân khiến cho ngân sách của bạn hết nhanh. Nếu những từ khóa có số lượng tìm kiếm nhiều nhưng tỷ lệ chuyển đổi lại thấp thì bạn nên giảm chi phí những từ khóa này xuống để có thêm ngân sách cho những từ khóa khác. Điều này sẽ giúp cho ngân sách hàng ngày của bạn chạy được nhiều từ khóa hơn thay vì chỉ tập trung vào những từ khóa được tìm kiếm nhiều nhưng lại có chi phí cao.

Tuy nhiên bạn cũng nên lưu ý rằng nếu giảm giá thầu từ khóa xuống quá thấp thì vị trí quảng cáo của bạn trên trang kết quả tìm kiếm của Google sẽ thấp và làm ảnh hưởng đến tỷ lệ nhấp vào quảng cáo của người dùng.

Thay đổi cách phân phối quảng cáo

Google Ads cho phép bạn phân phối quảng cáo nhanh để giúp cho quảng cáo của bạn hiển thị nhanh nhất có thể. Tuy nhiên điều này cũng làm cho ngân sách của bạn hết nhanh không kém. Thay vào đó, bạn có thể chuyển sang cách phân phối quảng cáo bình thường (phân phối chuẩn) để tiết kiệm chi phí hơn.

Sử dụng từ khóa dài

Thay vì chạy nhiều từ khóa ngắn làm tiêu tốn nhiều ngân sách. Bạn hãy thay thế bằng các từ khóa dài và bao gồm được nhiều từ khóa ngắn bên trong. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí khi chạy nhiều từ khóa mà vẫn đảm bảo được tỷ lệ chuyển đổi.

Sử dụng tài khoản quảng cáo Google Ads Invoice

Đối với các tài khoản trả sau, giới hạn ngân sách còn do ngưỡng thanh toán của bạn thấp hơn số tiền bạn muốn chạy quảng cáo. Để khắc phục tình trạng này, bạn hãy sử dụng tài khoản Google Ads Invoice. Tài khoản này không bị giới hạn ngân sách, và bạn có thể thoải mái tùy chỉnh ngân sách cho toàn bộ chiến dịch của mình mà không bị xem xét thanh toán. Tuy nhiên, chỉ có các đối tác cấp cao mới có thể tạo loại tài khoản này.

Hiện nay, FFF là công ty duy nhất cung cấp tài khoản Google Ads Invoice. Với các ưu điểm như:

  • Camp duyệt nhanh lên top (các ngành khó như thuốc hay thực phẩm chức năng)
  • Có sẵn tiền, chủ động nạp thêm không cần thẻ, không chờ xét duyệt thanh toán
  • Tự quản lí tài khoản 100%, bảo mật, an toàn
  • Bao uy tín, TK không cắn tiền, die được hoàn tiền hoặc đổi TK khác
  • Có sẵn công cụ tạo quảng cáo, chặn click ảo, theo dõi quảng cáo
  • Hỗ trợ 24/7

Chi tiết tài khoản và liên hệ mua tài khoản tại fffads.com

Đó là một số cách giúp bạn cải th cũng như tăng vị trí cho quảng cáo của bạn. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn thông tin hữu ích về quảng cáo cáo tìm kiếm của Google. Đừng quên tiếp tục theo dõi FFF để nhận được các thông tin thú vị hoặc các mẹo bổ ích về tối ưu quảng cáo cũng như tăng khách hàng nhé.

Nếu bạn cần sự trợ giúp hoặc có vấn đề cần trao đổi với chuyên gia của 3F, hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotline 0901 47 48 46 hoặc trang fanpage chính thức của FFF. Ngoài ra, hãy tham gia Cộng đồng Google AdWords Việt Nam để nhận thêm thông tin hay từ các thành viên trong cộng đồng nhé!

]]>
https://fff.com.vn/7-yeu-to-cai-thien-quang-cao-dat-top-1-google/feed/ 0