Quảng cáo Google Ads điều quan trọng là bạn cần hiểu ưu điểm và hạn chế của nó. Google Ads rất mạnh trong việc nhắm mục tiêu, khả năng đo lường được và tạo ra kết quả nhanh, giúp chúng ta tăng được data khách hàng tiềm năng.

Lập kế hoạch” là một thuật ngữ mà ai nghe cũng ngán, lý do thường rất đơn giản, vì ai cũng sẽ nghĩ rằng “mình có biết gì đâu mà lập kế hoạch, cứ bắt tay vào làm, từ từ làm rồi sẽ biết”. Đó là suy nghĩ hợp lý trong thời đại trước, nhưng trong thời đại bùng nổ Internet hiện nay, suy nghĩ này đã dần lỗi thời. Nếu bạn triển khai bán hàng qua Internet, bạn không biết cách lập kế hoạch tiền quảng cáo của bạn sẽ bị tiêu phí một cách vô ích. Qua bài viết này mình sẽ hướng dẫn bạn lập một kế hoạch hoàn chỉnh trước khi triển khai quảng cáo trên Google Adwords

Bước 1: Mục tiêu chiến dịch & chọn hình thức quảng cáo

Đối với bất kỳ chiến dịch quảng cáo nào khác, chắc chắn bạn sẽ cần đưa ra những mục tiêu của bạn và làm thế nào bạn có để đạt được chúng.
Bạn cần phải chi tiết, rõ ràng, dựa vào mục tiêu kinh doanh trong từng thời điểm. Thiết lập một kế hoạch quảng cáo Google Ads phải bao gồm những yếu tố chính sau đây:
–  Mục tiêu quảng cáo: doanh thu hay nhận diện thương hiệu
–  Đối tượng khách hàng nhắm đến trong chiến dịch
–  Thời gian quảng cáo: phải có thời gian đủ lớn để chiến dịch đạt hiệu quả
–  Ngành nghề, sản phẩm: đang hướng đến ngành hàng, sản phẩm nào.
–  Ngân sách: đảm bảo ngân sách phù hợp cho chiến dịch

Quảng cáo Google Ads là gì?

Google Ads (tên cũ Google AdWords, viết tắt: GA) là hình thức quảng cáo trả tiền cho Google. Google cung cấp cho bạn nhiều kênh quảng cáo khác nhau. Bạn được tuỳ chọn tạo chiến dịch quảng cáo theo nhiều hình thức, nhiều mục đích khác nhau.

Nếu bạn đã biết chạy GA, thì đây chắc chắn là “cần câu cơm” siêu lợi hại của bạn rồi phải không!

Quảng cáo Google Ads là “cần câu cơm” siêu lợi hại cho các doanh nghiệp

Chạy quảng cáo Google

Các hình thức quảng cáo Google Ads

Có 5 hình thức quảng cáo phổ biến nhất hiện nay trên Google:

Google Search

Quảng cáo Google Search (Search: tìm kiếm) là hình thức quảng cáo chính và mạnh nhất của Google.
Loại quảng cáo đáp ứng đúng nhu cầu, đúng người, đúng thời điểm khách tìm kiếm từ khoá mà bạn mua quảng cáo. Lấy lại ví dụ ban đầu,

Những mẫu quảng cáo có chữ “thang máy gia đình” xuất hiện ngay khi bạn tìm từ khoá “thang máy gia đình”.

Quảng cáo Search là hình thức chạy quảng cáo đơn giản mà hiệu quả rõ ràng nhất cho người mới.
Ưu điểm của chạy quảng cáo Google Ads mạng tìm kiếm:

  • Tiếp cận đúng khách hàng mới khi họ tìm kiếm thông tin về sản phẩm dịch vụ;
  • Khả năng chuyển đổi khách hàng cao hơn mạng hiển thị (tuỳ theo đặc thù ngành hàng/ dịch vụ).

Google Display (GDN)

Google Display Network là quảng cáo trên mạng lưới hiển thị của Google. Mẫu quảng cáo (có hình ảnh) của bạn sẽ xuất hiện ở các mạng lưới hiển thị quảng cáo của Google như: các website khác, trên Youtube, Gmail, hay trên ứng dụng điện thoại…

Bất cứ nơi nào đang đặt quảng cáo Google thì banner của bạn đều có thể được hiển thị ở trên đó.
Ví dụ: Banner Công cụ Keyword Planner của FFF được hiển thị trên trang web có đặt quảng cáo của Google.

Cách GDN xuất hiện trên website khác

Hoặc bạn hoàn toàn có thể đặt banner của mình hiển thị trên Gmail, Youtube hay ứng dụng điện thoại di động.
Ưu điểm khi chạy GDN:

  • Tốc độ và mức độ hiển thị nhanh, tần suất cao (tuỳ theo giá thầu bạn đặt cho một lượt hiển thị);
  • Mẫu quảng cáo thu hút nhờ hiển thị hình ảnh bắt mắt.

GDN phù hợp cho các chiến dịch tiếp thị lại (remarketing), nhằm nhắc nhớ khách hàng đến website của mình.

Quảng cáo Youtube

Chắc hẳn ai cũng biết đến Youtube, một kênh video có lượng người dùng khủng của Google. Đây cũng chính là nơi chia sẻ video lớn nhất hiện nay trên toàn thế giới.

Vì vậy, Google không có lý do gì để bỏ qua kênh khai thác quảng cáo màu mỡ này.Bạn có thể quảng cáo banner trên Youtube, tuy nhiên, quảng cáo video (video ads) chắc chắn mang lại hiệu quả cao hơn (tất nhiên cũng tuỳ vào ngành nghề, sản phẩm mà bạn làm quảng cáo).

Quảng cáo video có thể xuất hiện vào các thời điểm trước, trong và sau khi video chính phát. Có những quảng cáo gười xem có thể bấm “Bỏ qua” (skip) hoặc phải xem hết. Tìm hiểu thêm Các định dạng quảng cáo video.

Quảng cáo video trong luồng, có thể bỏ qua

Quảng cáo Gmail

Là hình thức quảng cáo trong hộp thư Gmail. Theo thống kê trên thế giới, cứ 5 người thì có 1 người có tài khoản gmail. Độ phổ biến của gmail cũng chính là kênh quảng cáo hấp dẫn của Google. Gmail Ads hiển thị như một mail gửi đến hộp mail của bạn và đứng trên các mail tự nhiên khác, xuất hiện trong 2 tab Social và Promotions.

Quảng cáo Gmail phát huy hiệu quả tốt nhất với các ngành dịch vụ: bảo hiểm, bất động sản, sức khoẻ, làm đẹp,… các ngành có liên quan đến công nghệ.

Quảng cáo Gmail xuất hiện ở 2 kết quả đầu tiên trong tab Social và Promotions

Google Shopping Ads

Là hình thức quảng cáo siêu hấp dẫn và hiệu quả cao cho các ngành thương mại điện tử. Đây là sản phẩm được Google ưu ái với trải nghiệm tìm kiếm và mua hàng hấp dẫn nhất trên Google Search.

Các mẫu Shopping Ads được ưu tiên xuất hiện ở vị trí đầu tiên trên trang tìm kiếm. Bạn chỉ cần chuẩn bị hình ảnh sản phẩm đẹp, đầy đủ thông tin, giá cả cạnh tranh, thì Shopping Ads nhất định sẽ ra đơn cho bạn. Tìm hiểu thêm: 3 bước tạo quảng cáo Google Shopping

Quảng cáo mua sắm được Google ưu ái cho xuất hiện đầu trang tìm kiếm

Sau khi xác định bạn nên quảng cáo theo hình thức nào việc hiểu được mỗi loại quảng cáo này có vai trò gì, bạn cần nắm vững được ai sẽ là khách hàng mục tiêu mà bạn đang nhắm tới. Những người này đang ở đâu,họ thường dành thời gian để xem những nội dung nào? Ngôn ngữ mà họ sử dụng trên các kênh thông tin đó ra sao? Những mẫu quảng cáo (từ đối thủ hoặc từ chính bạn) nào đang tạo ra hiệu quả tốt đến tập khách hàng tiềm năng bạn đang nhắm tới.

Bước 2: Phân tích đối thủ cạnh tranh

Phân tích đối thủ cạnh tranh là quá trình đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ hiện có cùng một lĩnh vực kinh doanh trên thị trường. Những phân tích chuyên sâu cung cấp cho bạn một cái nhìn tổng quát về chiến lược kinh doanh đối thủ đang áp dụng. Đồng thời xác định những cơ hội và thách thức cho bạn trên thị trường. Giúp doanh nghiệp của bạn tăng trưởng kinh tế một cách bền vững nhất.  Để bắt đầu hoạt động nghiên cứu phân tích đối thủ chúng ta cần xác định 3-5 đối thủ đáng gờm nhất trong thị trường đang kinh doanh mang lại hiệu quả tốt nhất.

Phân tích đối thủ cạnh tranh có thể hữu dụng cho cả chiến lược PPC và tìm kiếm tự nhiên, và là phương thức đặc biệt hiệu quả để có một chiến lược SEO linh hoạt và thành công hơn ngay từ đầu. Những gì tìm ra được từ đó giúp bạn hình thành nên chiến lược Internet marketing cho riêng mình cùng một nền tảng vững chắc cho doanh nghiệp nếu bạn thực hiện.

Những yếu tố chính khi phân tích đối thủ cạnh tranh

Có rất nhiều yếu tố để xác định để phân tích đối thủ mà ta cần trú trọng. Tuy nhiên cầm tập trung vào những yếu tố chính có liên quan đến doanh nghiệp của bạn và những vấn đề liên quan đến sản phẩm bạn đang cần marketing trên internet.

  • Xác định mục tiêu khi phân tích đối thủ

Xác định sản phẩm, dịch vụ nào đang được đối thủ marketing nhiều nhất và được khách hàng quan tâm lớn nhất từ đối thủ. Từ đó cân nhắc đến việc tránh hoặc bán chúng để cạnh tranh trực diện. Theo dõi đối thủ một cách thường xuyên nhất tìm ra những nhược điểm của sản phẩm dịch vụ đối thủ. Biến nó thành những ưu điểm của chính sản phẩm mà bạn đang cần marketing. Đồng thời tìm kiếm những số liệu sáng suốt mà đối thủ đưa ra để bạn có thể học hỏi và đưa ra chiến lược marketing hiệu quả hơn.

  • Ưu tiên chọn nhiều đối thủ để phân tích

Nhiều đối thủ trong ngành đồng nghĩa với việc bạn có thêm nhiều việc để làm. Phân tích nhiều đối thủ bạn sẽ có cái nhìn đa chiều hơn về lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp từ đó chủ động hơn trong xác định rủi ro, xác định giá thầu,  chi phí, xu hướng bán hàng. Khi phân tích nhiều đối thủ cần trú trọng đến mọi khía cạnh để giúp bạn tìm ra sự tương đồng và khác biệt của đối thủ với nhau.

Hãy thêm chính mình vào bảng phân tích để tìm ra vị trí đứng của mình khi bắt tay làm internet marketing bất cứ một thứ gì.

  • Phân tích website đối thủ

Với hoạt động Digital Marketing, thì website là một trong những kênh chủ lực và cập nhật đầy đủ thông tin nhất. Hãy truy cập website của họ và phân tích các từ khoá, backlink, nguồn traffic đến từ đâu, thứ hạng của website, các sản phẩm, chính sách giá, nội dung,… Từ đó đưa ra những nhận định sâu sắc hơn.

Lưu lượng truy cập

Không chỉ biết được lưu lượng truy cập website hàng tháng, bạn còn biết cả số lượng khách hàng, thời gian truy cập trung bình, tỷ lệ thoát và cả trang web mà khách hàng truy cập sau khi thoát web của đối thủ

Tập khách hàng

Bạn có thể tìm hiểu khách hàng từ chính tập khách hàng của đối thủ. Công cụ giúp bạn xác định các khách hàng truy cập vào website đối thủ như độ tuổi, giới tính, thiết bị….

Nguồn khách hàng

Hãy theo dõi nguồn khách hàng của đối thủ. Từ đó, đưa ra quyết định phân bổ đúng đắn hơn cho kênh quảng cáo

Mạng xã hội

phân tích đối thủ - mạng xã hội

Bạn có sử dụng mạng xã hội để quảng bá website của mình không? Nếu có, bạn không thể bỏ qua các thông tin dưới đây về đối thủ. Hệ thống sẽ cho bạn biết cả thông tin mạng xã hội bao gồm: lượt truy cập từ mạng xã hội, các nền tảng họ đang sử dụng,…

Sử dụng các mẫu quảng cáo của đối thủ

Để có một mẫu quảng cáo mang lại hiệu quả cao về doanh số bán hàng không hề đơn giản. Doanh nghiệp cần bỏ ra rất nhiều thời gian và tiền bạc để đánh giá khách hàng, đánh giá thị trường từ đó tạo ra một chiến lược quảng cáo phù hợp nhất. Tuy nhiên hiện nay có cách nhanh nhất đó chính là phân tích những quảng cáo hiệu quả nhất của đối thủ để chọn ra mẫu quảng cáo phù hợp với doanh nghiệp của bạn nhất.

Những quảng cáo nào đang được xuất hiện nhiều nhất, kênh bán hàng nào đang được vận dụng mang lại hiệu quả cao nhất. Điểm trọng tâm nào được đối thủ chú trọng nhiều nhất và người mua yêu thích nhất. Thị trường trong nước hay thị trường nước ngoài là thị trường thu hút khách hàng của quảng cáo đó. Thông thường để phân tích được những yếu tố thay vì mất nhiều thời gian và công sức thì hiện nay có công cụ phân tích mang lại hiệu quả chính xác đó là công cụ phân tích thị trường. Có rất nhiều thông tin hữu ích được đưa ra trên công cụ phân tích này. Từ đây bạn có thể đưa ra một chiến dịch quảng cáo cạnh tranh với đối thủ dễ dàng hơn.

Sử dụng công cụ phân tích website đối thủ tại đây

Bước 3: Lập một hồ sơ khách hàng

Hiểu rõ về hành vi tiêu dùng của khách hàng là chìa khóa để các kế hoạch kinh doanh thành công. Đây là một nhiệm vụ rộng lớn và phức tạp, nhưng với sự kết hợp nghiên cứu đúng đắn, bạn có thể bắt đầu tìm hiểu một cách chi tiết về khách hàng và động lực của họ khi mua hàng

Phân tích khách hàng cần mô tả được chân dung khách hàng với các đặc điểm như độ tuổi, ngành nghề, họ ở đâu, sở thích, thói quen mua hàng của họ là gì…
Họ sử dụng phương tiện truy cập là gì (laptop, máy tính bàn, macbook hay smartphone), có thể phân tích sâu hơn về hệ điều hành đang chạy trên phương tiện của họ.
Một bước phân tích quan trọng nữa là phân tích từ khóa (phân tích hành vi tìm kiếm của khách hàng dựa vào những đặc điểm cá nhân của họ), đối với mỗi nhóm khách hàng chỉ cần khác nhau ở một yếu tố đặc điểm cá nhân đã đủ để tạo nên sự khác biệt trong hành vi tìm kiếm.

Bước 4: Xây dựng danh sách từ khóa seo

Từ khóa Google AdWords là gì?

Từ khóa Google AdWords (hay còn gọi là từ khóa Quảng cáo) là các từ khóa khi khách hàng tìm kiếm chúng trên công cụ tìm kiếm Google, quảng cáo của bạn sẽ xuất hiện. Tuy nhiên, một từ khóa sẽ có rất nhiều doanh nghiệp mong muốn quảng cáo trên đó. Bạn sẽ đầu thầu với các nhà quảng cáo khác để quảng cáo của mình được xuất hiện khi khách hàng tìm kiếm những từ khóa này. Chính vì vậy, từ khóa quảng cáo quyết định rất lớn đến khả năng thành công của chiến dịch quảng cáo Google AdWords

Cách kiểm tra từ khóa Google AdWords

Để biết được từ khóa đó có thực sự chất lượng và có thể mang khách hàng đến cho doanh nghiệp hay không, bạn cần sử dụng công cụ Keyword Planner. Đầu tiên, bạn vào công cụ Keyword Planner bằng cách nhấp vào nút bên dưới:

Sau đó bạn nhập từ khóa mà mình muốn phân tích, lựa chọn nền tảng, ngôn ngữ và quốc gia của từ khóa mà bạn muốn tìm kiếm.

Hệ thống sẽ tự động phân tích từ khóa và đưa ra báo cáo phân tích bao gồm:

1. Xu hướng từ khóa trong 30 ngày tiếp theo

Xu hướng từ khóa hay nhu cầu từ khóa trong 30 ngày là ước tính số lượng:

  • Lượt tìm kiếm từ khóa đó.
  • Ước tính chi phí quảng cáo từ khóa nếu bạn chạy quảng cáo Google AdWords
  • Ước tính số nhấp chuột. Cả quảng cáo và SEO
  • Ước tính vị trí trung bình và tỉ lệ nhấp nếu bạn ở vị trí đó.
  • Chi phí quảng cáo nếu bạn quảng cáo từ khóa đó trên Google Ads

Các yếu tố này sẽ giúp bạn đánh giá được từ khóa đó có thực sự được người tìm dùng tìm kiếm nhiều không và bạn cần bao nhiêu chi phí để đưa quảng cáo của mình lên trang nhất Google

2. Lịch sử tìm kiếm của từ khóa 12 tháng vừa qua giữa PC và Mobile

Tại đây, bạn có thể dự đoán được xu hướng tìm kiếm của người dùng đối với từ khóa này trong thời gian tới dựa trên lượng tìm kiếm của 12 tháng trước. Ngoài ra bạn có thể xem được người có xu hướng sử dụng thiết bị nào khi tìm kiếm từ khóa trên. Từ đó, có kế hoạch chi tiết khi sử dụng từ khóa cho chiến dịch quảng cáo.

3. Gợi ý danh sách các từ khóa liên quan với từ khóa bạn cung cấp

Hệ thống sẽ gợi ý 3 nhóm từ khóa khác nhau cho bạn lựa chọn bao gồm:

  • Từ khóa chính: là những từ khóa giống hoặc có liên quan mật thiết đến từ khóa mà bạn đã tìm kiếm
  • Từ khóa liên quan: là những từ khóa gần giống với đối sánh cụm từ của từ khóa mà bạn đã tìm kiếm
  • Từ khóa mở rộng: là những từ khóa mở rộng được đề xuất từ trí thông minh nhân tạo (AI) của FFF

Với các nhóm từ khóa được gợi ý, bạn có thể tìm thêm được nhiều từ khóa mới cho các chiến dịch quảng cáo của mình

Bước 5: bắt đầu tạo quảng cáo

Hãy viết nội dung quảng cáo google adwords cho bạn. Đảm bảo rằng ngữ pháp, ngôn ngữ và nội dung là hoàn hảo. Chọn trang đích (landing page) của bạn để phù hợp với mỗi quảng cáo.Đừng bao giờ nhầm lẫn việc sử dụng landing page về Nội thất đặt cho từ khóa seo chẳng liên quan gì đến nội thất.

Đọc thêm 8 cách viết nội dung quảng cáo google ads tăng 50% khách hàng

Bước 6: Tìm hiểu làm thế nào để sử dụng Google Analytics.

Google Analytics là một công cụ cho phép người dùng đánh giá, thống kê, phân tích website và hoạt động marketing online của họ. Thông qua Google Analytics, doanh nghiệp có thể hiểu thêm về hành vi khách hàng, điều chỉnh chiến lược marketing phù hợp. 

Các dữ liệu bạn sẽ thu thập từ Analytics là rất cần thiết cho công việc quảng cáo google adwords của bạn của bạn, và sẽ giúp bạn với tối ưu tổng thể trang web của bạn. Bạn sẽ biết được người dùng làm gì trên website của bạn, họ đến trang nào, chuyển sang trang nào,họ tìm gì…và tất nhiên, đó là những khách hàng tiềm năng để chuyển đổi thành khách hàng của bạn.

Thu thập dữ liệu:

Để thu thập được các thông tin về người dùng, Google Analytics sử dụng một đoạn mã Java Scripts, đó là lý do vì sao khi cài đặt, chúng ta phải thêm một đoạn mã vào website của mình. Sử dụng Cookie trong trình duyệt của người dùng, công cụ này sẽ thống kê các đặc tính cơ bản như: vùng địa lý, giới tính, tuổi tác, ngôn ngữ, bạn duyệt website bằng laptop, máy tính bảng hay di động, hệ điều hành nào … Sau khi thu thập, các dữ liệu này sẽ được gửi trực tiếp lên kho dữ liệu của Google.

Xử lý thông tin:

Khi đến bước này, GA tiếp nhận hàng loạt thông tin lộn xộn với hàng tỉ thứ liên quan tới website. Vì vậy,  GA sẽ phải xử lý những thông tin thô này thành thông tin có thể sử dụng và thực sự cần thiết rồi sau đó đóng gọi lại cẩn thận.

Cấu hình:

Tiếp đó, thông tin nguyên bản của GA sẽ được tích hợp với các cấu hình, cài đặt (Bộ lọc – Filter) do bạn thiết lập và xuất ra các kết quả phù hợp. Một lưu ý mà bạn cần nhớ đó là một khi thông tin được xử lý và lưu trong database, thông tin sẽ không thể thay đổi được. Vì vậy hãy cẩn trọng trong việc thiết lập Bộ lọc (Filter).

Báo cáo thông tin:

Đến giai đoạn cuối cùng, GA sẽ xuất dữ liệu, trình bày thông tin dưới dạng báo cáo mà bạn vẫn thấy thường ngày. Đó là toàn bộ bốn giai đoạn về cách hoạt động của Google Analytics.

Bước 7: Thu thập dữ liệu, theo dõi và phân tích

Theo dõi chi tiêu quảng cáo của bạn,những quảng cáo google adwords hiệu quả nhất, và tỷ lệ CTR của bạn. Phân tích dữ liệu, điều chỉnh và thử nghiệm quảng cáo của bạn một cách đều đặn.

Hy vọng sau bài viết này sẽ giúp bạn hiểu được các bước cần có để lập quảng cáo Ads .Nếu có thắc mắc trong quá trình tạo quảng cáo, đừng ngại ngừng comment ở bên dưới để FFF giải đáp giúp bạn.

Theo dõi blog của 3F để đọc các bài viết khác về Marketing Online từ 3F Solutions. Ngoài ra nếu bạn cần sự trợ giúp hoặc cần trao đổi với chuyên gia của 3F, hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotline 0901 47 48 46 hoặc trang fanpage chính thức của FFF. Tham gia Cộng đồng Google AdWords Việt Nam để nhận thêm thông tin hay từ các thành viên trong cộng đồng nhé!

Tags

5 2 votes
Đánh giá bài viết