SEO – Digital Marketing Platform https://fff.com.vn Giải pháp tăng hiệu suất quảng cáo Google Ads và Khách hàng Hơn 200% Thu, 10 Dec 2020 03:47:25 +0000 en-US hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.8 https://fff.com.vn/wp-content/uploads/2020/02/cropped-icon-32x32.png SEO – Digital Marketing Platform https://fff.com.vn 32 32 Google Index là gì ? 7 cách để được google index nhanh https://fff.com.vn/google-index-la-gi-7-cach-de-duoc-google-index-nhanh/ https://fff.com.vn/google-index-la-gi-7-cach-de-duoc-google-index-nhanh/#comments Thu, 29 Oct 2020 09:36:37 +0000 https://fff.com.vn/?p=29902 Google Index là gì ? 

Index là yếu tố rất quan trọng trong quá trình SEO website mà những người thiết kế web chuẩn SEO đều phải biết.

Index chính là quá trình Google Bots quét và đánh giá các website dựa trên nội dung mà người dùng Internet đang tìm kiếm. Và sau mỗi quá trình như vậy, Google sẽ lưu lại kết quả và so sánh, sau đó đánh giá mức độ uy tín, đáng tin cậy của dữ liệu đó. Những dữ liệu được “con bọ” Google quét qua và đánh giá với tần suất càng nhiều, thì dữ liệu đó càng có khả năng được Google đánh giá và xếp hạng cao trên các công cụ tìm kiếm.

Với những thiết kế website mới tạo thì thời gian để được google index dữ liệu thường sẽ lâu hơn. Thời gian google index các bài viết mới cũng phụ thuộc nhiều yếu tố như là tốc độ load của website, chất lượng hosting, chất lượng nội dung website, chất lượng của các bài viết

Tầm quan trọng của Google Index

Nếu một trang web chưa được thu thập thông tin và chưa được Index (lập chỉ mục) điều đó có nghĩa là trang web đó hoặc đường dẫn nào đó không tồn tại với công cụ tìm kiếm. Điều này có nghĩa là nếu ai đó muốn tìm kiếm thông tin liên quan đến bài viết đó của bạn thì Google không thể trả về kết quả website của bạn. Hiểu một cách đơn giản là website của bạn hoặc bài viết của bạn không tồn tại trong hệ thống của Google. Chính vì vậy đối với người làm SEO thì việc gia tăng tốc độ Index Google là điều rất quan trọng.

Cách kiểm tra dữ liệu đã được Google Index

Bước 1: Truy cập vào Google Search.

Bước 2: Gõ vào thanh tìm kiếm của Google Search theo cú pháp:

site:(domain của website) https://seongay.com/2020/07/28/danh-gia-cong-cu-phan-tich-tu-khoa-phien-ban-viet/

Ví dụ: Bạn muốn tìm kiếm những bài viết mà seongay đã được Google Index trên công cụ tìm kiếm Google Search, chỉ cần gõ:

site: seongay.com

Nếu kết quả trả về 0, điều đó có nghĩa là Website của bạn chưa được Google Index

Thời gian index mất bao lâu?

Thời gian thực hiện, tốc độ Index của Google nhanh hay chậm sẽ tùy thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó điển hình nhất có thể kể đến như cấu trúc của Website, chất lượng link liên kết hay lưu lượng người truy cập,…

Nếu thời gian index chậm giảm hiệu quả SEO & bị đối thủ copy bài

Mẹo cải thiện Google Index bài viết nhanh

7 cách để được google index nhanh

1. Tối ưu SEO on-page

Được xem là một phương pháp SEO tổng thể website, SEO-onpgage là một giải pháp rất hiệu quả giúp Google hiểu được nội dung mà bạn truyển tải, khi đã hiểu được nội dung hiển nhiên tốc độ Google Index sẽ nhanh hơn rất nhiều. Có hai yếu tố quan trọng quyết định đến kết quả SEO on-page mà bạn cần chú ý như sau:

  • Hình ảnh: Để Google hiểu được hình ảnh tốt hơn , hãy lựa chọn những hình ảnh có chất lượng tốt và đồng nhất về kích thước. Cũng đừng quên cung cấp phần mô tả trong thẻ Alt của hình ảnh nhé.
  • Xây dựng Internal link: Mỗi khi xuất bản nội dung mới, bạn có thể link cái bài viết cũ vào để củng cố thứ hạng cho các nội dung cũ và thúc đẩy bài viết mới lên Top. Các internal link dẫn vào bài viết phải mang đến những giá trị nhất định, giúp người đọc hiểu sâu hơn về nội dung mà họ quan tâm.

2. Xây dựng website có cấu trúc code chuẩn

Cấu trúc code chưa chuẩn hoặc chưa được tối ưu là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến việc Google chậm trễ trong việc index trang của bạn. Do đó, bạn cần tối ưu website theo một cấu trúc chuẩn SEO, phù hợp với các thuật toán của các công công cụ tìm kiếm nhất để Google Index trang của bạn nhanh chóng hơn. Một website có code chuẩn SEO hay không được đánh giá qua các yếu tố sau:

  • Website thân thiện với người dùng, có thiết kế đẹp mắt và nội dung điều hướng người dùng tốt
  • Cấu trúc websitedễ tiếp cận với các bộ máy tìm kiếm, giúp các cỗ máy tìm kiếm thu thập thông tin từ website của bạn dễ dàng hơn
  • Tối ưu trang để hiển thị trên các thiết bị khác nhau
  • Đảm bảo rằng tốc độ load trang của bạn luôn trong tình trạng ổn định nhất. Một trang web với tốc độ load cao sẽ giúp các công cụ tìm kiếm thu nhập dữ liệu website của bạn nhanh hơn 

3. Khai báo với Google WebmasterTool

Để các cỗ máy tìm kiếm biết được nội dung của bạn đã được xuất bản thì trước hết bạn phải báo với Google đã. Có nhiều cách để khai báo với Google, ở đây mình sẽ hướng dẫn các bạn khai báo trên Webmaster Tool:

Đầu tiên, bạn cần truy cập tại địa chỉ của Websmaster Tool tại đây. Tiếp theo bạn sẽ copy URL cần khai báo với Google, sau đó chọn Captcha và nhấn Submit. Kiểm tra để đảm bảo rằng Google đã index bài viết của bạn với bằng cánh nhập: Site: địa chỉ URL.Ví dụ với FFF thì sẽ nhập là Site:https://fff.com.vn/. Nếu website của bạn đã được lập chỉ mục, bạn sẽ nhìn thấy kết quả như sau:

4. Xây dựng hệ thống backlink chất lượng

Xây dựng hệ thống backlink là một trong những cách rất hiệu quả khiến Google index bài viết của bạn nhanh hơn. Người đọc thường có thói quen đọc tất cả các thông tin liên quan đến vấn đề mà họ quan tâm, do đó khi link bài viết của bạn được đặt ở những website có sức ảnh hưởng lớn, có tương tác cao sẽ giúp bạn thu về nguồn người đọc khổng lồ. Từ đó, nâng cao độ phổ biến, uy tính cho website của bạn và cả website chủ. Sự gắn kết giữa bài viết và website chủ cũng khiến Google chủ động quét qua bài viết của bạn, từ đó đẩy nhanh quá trình index. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý đến nội dung ở những bài viết mà bạn đặt liên kết, chỉ nên liên kết ở những trang chứa nội dung cùng chủ đề tại website như vậy sẽ giúp bạn có được lượng tương tác cao nhất.

Để xây dựng được nguồn backlink hiệu quả nhất cho website một cách nhanh chóng mà không phải mất quá nhiều thời gian và công sức, bạn có thể mua ngay tại ffftraffic.com. Mua baclink là một tiện ích thuộc bộ tiện ích hút khách của FFF. Giúp bạn gia tăng nhanh nguồn Backlink hiện có thông qua rất nhiều kênh khác nhau như:

  • Social Profile Backlink: Backlink từ các Social network profile
  • Comment Backlink: Backlink từ comment: bài viết, hình ảnh, video trên các blog
  • Backlink – Share Account: Nội dung sẽ được sinh tự động, theo chuyên mục bạn chọn
  • Website 2.0 Blog: Backlink từ các website 2.0 như wordpress, tumblr, blog.com, …

5. Xây dựng tiện ích chia sẻ mạng xã hội trên website

Như bạn biết đấy, một website có công cụ chia sẻ bài viết lên các trang mạng xã hội sẽ mang đến rất nhiều lợi ích. Bên cạnh việc giúp website chuyên nghiệp hơn, thu thập được dữ liệu từ khách hàng, các tiện ích này giúp người đọc dễ dàng share bài viết lên nhiều trang mạng xã hội khác nhau. Từ đó tăng độ phủ sóng cho bài viết, khi các bot Google liên tục nhìn thấy liên kết của bạn ở những trang khác nhau hiển nhiên Google sẽ để ý đến bài viết đó hơn.

Ngoài ra, nút chia sẻ mạng xã hội còn hỗ trợ rất nhiều trong hoạt động SEO website có cái nhìn tổng quát hơn bạn có thể xem thêm Bí quyết làm SEO với nút chia sẻ mạng xã hội

6. Sử dụng FreeWebSubmission

FreeWebSubmission là một trang web có thể “ép” Google index bài viết của bạn ngay, nếu như bạn chưa sử dụng cách này để index thì thật là phí đấy. Cùng mình tiến hành để xem hiệu quả mang lại nhé:

  • Bước 1: Bạn cần truy cập tại freewebsubmission.com
  • Bước 2: Điền các thông tin về Website URL, Name, Email address tại mục Free Web Submission. Tick chọn Yes tại mục I have read and agree to the terms.
  • Bước 3: Cuối cùng, nhấn chọn Submit Your Site để hoàn tất khai báo với các bot tìm kiếm.

7. Cách Index Website bằng tool của 3F

Đăng nhập vào ffftraffic.com

Chọn vào biểu tượng index link

Sau đó bạn chọn gói dịch vụ và dán link cần index >> hoàn thành

Tốc độ index sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến việc đưa Website của bạn lên Top của các công cụ tìm kiếm vì vậy mà nhu cầu đẩy nhanh tốc độ Google index chưa bao giờ dừng lại. Vừa rồi là 6 cách để được Google index nhanh hơn, hy vọng bài viết đã mang đến nhiều thông tin giúp ích cho việc đẩy nhanh tốc độ index cho trang của bạn. Và đừng quên đăng ký ngay tài khoản trên FFF để trải nghiệm thêm nhiều công cụ hữu ích khác nhé.

Nếu bạn cần sự trợ giúp hoặc cần trao đổi với chuyên gia của 3F, hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotline 0901 47 48 46 hoặc trang fanpage chính thức của FFF. Ngoài ra, hãy tham gia Cộng đồng Google AdWords Việt Nam để nhận thêm thông tin hay từ các thành viên trong cộng đồng nhé!

]]>
https://fff.com.vn/google-index-la-gi-7-cach-de-duoc-google-index-nhanh/feed/ 2
6 bước giúp bạn tăng thêm 80% traffic nhờ SEO https://fff.com.vn/6-buoc-giup-ban-tang-them-80-traffic-nho-seo/ https://fff.com.vn/6-buoc-giup-ban-tang-them-80-traffic-nho-seo/#comments Mon, 24 Aug 2020 07:41:59 +0000 https://fff.com.vn/?p=28467 Tăng lượt truy cập cao là điều mà các website và người xây dựng website mong muốn. Hiện nay có rất nhiều cách tăng lượng truy cập website nhưng chủ yếu sử dụng 2 cách quan trọng nhất đó là tăng truy cập tự nhiên và tăng truy cập thông qua việc quảng bá website trên facebook, hay google ads.

Để thu hút truy cập tự nhiên từ bạn đọc hay dùng công cụ quảng bá thì trước tiên vẫn phải cung cấp một website tối ưu nhất. Với nội dung bổ ích, hấp dẫn và kịp thời, đồng thời thường xuyên chăm chút cho website được tối ưu SEO một cách tối đa.

Bài viết này 3F sẽ hướng dẫn bạn những bước cần để tăng traffic từ SEO

Tại sao cần tăng lượng truy cập website?

Lượng truy cập là một trong các yếu tố rất quan trọng trong hoạt động SEO website. Tăng lượng truy cập cho web, đồng nghĩa cơ hội tiếp cận khách hàng tiềm năng của bạn sẽ tăng lên. Bên cạnh việc tăng thứ hạng website trên các công cụ tìm kiếm như Google, Bing thì lượng traffic ổn định giữ nhiều vai trò khác nhau như:

  • Tăng độ phổ biến cho website
  • Tăng lượng người dùng mới
  • Đóng góp vào việc xây dựng uy tín website
  • Đánh giá được mức độ quan tâm của người dùng đối với website

Lượng truy cập ổn định từ người dùng cũng là một động lực rất lớn giúp người chủ website luôn có động lực để xây dựng và phát triển đứa con tinh thần của mình.

Các phương pháp tăng lượt truy cập cho website

Theo thống kê hơn 55% người chỉ bỏ ra 15s để xem một trang web tức là chỉ vỏn vẹn 60 từ trong tổng thể nội dung của bạn. Vì vậy để tăng lượng truy cập Website của bạn cần lưu ý những phương pháp sau:

1.Nghiên cứu từ khóa

Từ khóa giúp người dùng tìm kiếm thông tin và là cầu nối giúp doanh nghiệp đến gần hơn với khách hàng của mình. Một từ khóa chất lượng đưa website lên đầu bảng xếp hạng tìm kiếm, tiếp cận được nhiều khách hàng hơn từ đó nâng cao lượng truy cập vào website. Do đó, nghiên cứu từ khóa là một việc làm rất quan trọng và cần thiết. Đây sẽ là một chiếc chìa khóa giúp bạn vạch ra các chiến lược và hướng đi đúng trong quá trình SEO websiteGiúp bạn, tiếp cận lượng lớn khách hàng tiềm năng mà không tốn quá nhiều các chi phí.Để mang lại hiệu quả nhanh chóng và chính xác cho việc nghiên cứu từ khóa bạn có thể sử dụng các công cụ phân tích từ khóa chẳng hạn như Keywordplanner của FFF.

Vì sao cần Phân Tích Từ Khoá

Phân Tích Từ Khoá đúng sẽ giúp Tăng hiệu quả chiến dịch quảng cáo, SEO của bạn lên 70%

  • Người dùng internet sử dụng từ khoá để tìm kiếm nội dung họ muốn trên trang tìm kiếm của Google. Và Google cũng dựa vào từ khóa để xác định nội dung, lĩnh vực, website phù hợp, để hiển thị nó trong kết quả tìm kiếm.
  • Phân tích Từ khoá đúng giúp bạn nắm bắt được các dữ liệu của từ khoá trước khi mua quảng cáo Google Ads như: chi phí mua từ khoá, mức độ cạnh tranh, tần suất tìm kiếm trên các thiết bị, các đối thủ đang quảng cáo…
  • Phân tích từ khoá giúp truy vấn được người dùng internet cũng như khách hàng tiềm năng trong lĩnh vực của mình.
  • Đánh giá được độ khó của từ khóa, mức độ chuyển đổi của từ khóa để từ đó có những kế hoạch SEO hiệu quả nhất.
  • Chọn lọc được bộ từ khoá phù hợp và tối ưu nhất cho chiến dịch tiếp thị của mình.

Nếu không nghiên cứu từ khoá, bạn có thể sẽ không chọn được từ khoá đúng, từ khoá phù hợp, tốt nhất cho chiến dịch GA hay SEO của mình. Lúc này, bạn đích thực đang phung phí tiền vào chạy quảng cáo sai hay phí hoài thời gian vào việc SEO mãi mà website không có traffic.

Làm thế nào để Phân Tích Từ Khoá

Có nhiều cách để phân tích từ khoá. Thông dụng nhất với các nhà quảng cáo AdWords là công cụ Keyword Planner miễn phí của Google. Riêng với các SEOer, họ thường sử dụng các Tool phân tích từ khoá chuyên biệt hơn của nước ngoài như: KeywordTool.io, KWFinder, Keyword Shitter,… các tool này có cả bản miễn phí và trả phí. Tham khảo thêm bài viết Top 5 công cụ tìm kiếm từ khóa hot nhất cho năm 2019Tuỳ vào nhu cầu của mỗi người mà chọn sử dụng một công cụ Phân Tích Từ Khoá phù hợp nhất với mình. Các công cụ trên đều có những ưu, nhược riêng. Có bên được free, có bên phải trả phí (tuỳ số lượng tính năng mà có các mức giá khác nhau và cũng khá tốn kém). Một điểm đáng lưu tâm nữa, các tool này đều của nước ngoài, với ngôn ngữ chính là tiếng Anh, vì vậy có thể sẽ gây trở ngại cho người sử dụng. Giải pháp cho người dùng Việt Nam đã được 3F xử lý. Một công cụ Phân Tích Từ Khoá thuần Việt, tích hợp được tất cả các tính năng ưu việt cho cả SEOer và quảng cáo Google Ads.

Công cụ Phân Tích Từ Khoá của 3F hoạt động thế nào?

Công cụ phân tích từ khóa của 3F sẽ kết hợp hệ thống dữ liệu của 3F cũng như Google để đưa cho bạn những kết quả mà không một công cụ nào cung cấp. Ví dụ tính năng “Dự báo nhu cầu từ khóa trong 30 ngày tới”

Cách sử dụng công cụ Phân Tích Từ Khoá của 3F

Công cụ Phân Tích Từ Khoá của 3F không bắt bạn đăng ký tài khoản. Chỉ cần truy cập vào trang chủ của: fff.com.vn. Sau đó chọn Công Cụ Phân Tích Từ Khoá từ “Công Cụ Phân Tích” trên thanh menu

Bạn chỉ cần nhập 1 từ khóa bất kỳ, liên quan đến sản phẩm/ dịch vụ/ doanh nghiệp của bạn, hoặc lĩnh vực bạn quan tâm. Sau khi gõ từ khóa xong bấm vào nút “Phân Tích”
*Vì công cụ phân tích của 3F có thể hoạt động tốt với tiếng Việt, bạn có thể gõ từ có dấu hoặc không dấu đều được.

Kết quả sẽ hiện ra sau 5s.

Dự Báo Nhu Cầu 30 Ngày Tới Của Từ Khoá

Là ước tính số lượng:

  • Trung bình lượt tìm kiếm từ khóa đó trên các thiết bị.
  • Ước tính chi phí quảng cáo Google Ads cho từ khóa đó
  • Ước tính tổng số nhấp chuột cho từ khoá trên các thiết bị, cho cả GA và SEO.
  • Ước tính vị trí trung bình và tỉ lệ nhấp nếu bạn ở vị trí đó.
  • Cuối cùng là chi phí tính trên từng thiết bị, trả cho 1 nhấp chuột vào từ khoá đó khi chạy GA.
  • Dự báo này sẽ hỗ trợ bạn rất nhiều khi bạn lên kế hoạch quảng cáo cho từ khoá đã chọn. Bạn cũng sẽ dễ dàng có những ước tính ban đầu cho chi phí quảng cáo của mình.

Sau khi đã nắm được các thông tin cơ bản của từ khoá trong 30 ngày qua. Công cụ sẽ thông tin cho bạn biết:

Lịch sử truy cập 12 tháng của số từ khoá liên quan đến từ cần phân tích theo thiết bị

Biểu đồ thống kê lịch sử truy cập trong 12 tháng gần nhất của tất cả các từ khoá liên quan đến từ khoá được phân tích. Tổng số từ khoá liên quan này được truy suất từ hệ thống của 3F. Lưu lượng tìm kiếm được chia theo thiết bị Máy tính & Điện thoại trên từng tháng.

FFF gợi ý từ khoá liên quan với từ khoá cần phân tích cho chiến dịch SEO và Google Ads:

Tính năng này FFF sẽ gợi ý tất cả các từ khoá liên quan mà hệ thống tổng hợp được, và bạn có thể tuỳ biến theo bộ lọc sau:

  • Độ dài từ khoá: được tuỳ chọn hoặc chọn mặc định “Tất cả Độ dài” để có từ khoá liên quan có độ dài mong muốn.
  • Mức độ cạnh tranh: Bạn có thể tuỳ chọn điểm cạnh tranh bằng cách kéo thước đo thang điểm từ 0 -100.
  • Số lượt tìm kiếm: Tổng số lượt tìm kiếm được thống kê trong 90 ngày gần nhất.
  • Sau khi thực hiện lọc được bộ từ khoá mong muốn, bạn có thể sử dụng tính năng “Tải file Exel” để tải bảng từ khoá về sử dụng.

Nhu cầu tìm kiếm theo thời gian cụ thể

Tính năng này được truy suất từ Google Trends: chấm điểm mức độ tìm kiếm của từ khoá trên Web Search trong khoảng thời gian 90 ngày gần nhất theo thang điểm từ 0 – 100.

Nhu cầu tìm kiếm theo địa phương

Tính năng này được truy suất từ Google Trends: chấm điểm mức độ tìm kiếm của từ khoá trên Web Search tính theo 63 tỉnh thành của Việt Nam trong khoảng thời gian 90 ngày gần nhất.

Nhu cầu tìm kiếm từ khoá theo chủ đề hoặc truy vấn liên quan

Tính năng này được truy suất từ Google Trends: chấm điểm mức độ tìm kiếm của từ khoá trên Web Search tính theo chủ đề tìm kiếm liên quan hoặc truy vấn từ khoá liên quan trong khoảng thời gian 90 ngày gần nhất.

Phân tích SEM

Truy suất thông tin giá thầu cao nhất/ thấp nhất và số lượt tìm kiếm từ khoá. Từ đó đánh giá độ dễ/ khó của từ khoá khi SEM trên thang điểm từ 0 đến 100.

Mẫu quảng cáo Google

Công cụ truy suất top 4 mẫu đang quảng cáo trên trang 1 của Google. Bạn có thể tham khảo các mẫu quảng cáo liên quan đến từ khoá đang phân tích từ đối thủ.

Top các website quảng cáo từ khoá trả phí trên Google Ads

Đây là thông tin rất quan trọng cho những bạn định quảng cáo. Danh sách 10 đối thủ cạnh tranh quảng cáo với cùng từ khoá bạn đang phân tích. Không những có biểu đồ, hệ thống còn liệt kê chính xác mức độ cạnh tranh của từng đối thủ, với các thông tin chi tiết như:

  • Tỉ lệ truy cập trong top 10
  • Tỉ lệ hoán đổi vị trí trong top 10
  • Vị trí quảng cáo trên Google
  • Link đích

Qua báo cáo này, bạn sẽ có thêm dữ liệu để hoạch định kế hoạch quảng cáo chính xác hơn.
*Công cụ còn cho phép bạn tải bảng thông tin này về máy để sử dụng khi bấm “Tải file Exel”

Nếu bạn không quan tâm đến quảng cáo, mà muốn tập trung vào SEO thì sao? Công cụ Phân Tích Từ Khoá cũng cung cấp cho bạn những dữ liệu cực kỳ giá trị.

Phân tích SEO

Truy suất các thông tin hữu ích cho việc SEO từ khoá cần phân tích như:

  • Số Lượng Tìm Kiếm: là trung bình số lượng tìm kiếm từ khoá một tháng trên tổng 12 tháng của năm.
  • Lượt Tìm Kiếm: Là trung bình số lượt tìm kiếm từ khoá một tháng trên tổng 3 tháng gần nhất.
  • Chi Phí Click: là thông tin tham khảo trung bình chi phí mỗi lần nhấp vào từ khoá trên quảng cáo có trả phí của Google Ads.

Top các website SEO từ khoá tốt nhất

Truy xuất danh sách top các đối thủ đang SEO cùng từ khoá bạn chọn. Ngoài biểu đồ, hệ thống còn liệt kê chính xác mức độ cạnh tranh của từng đối thủ, với các thông tin chi tiết như:

  • Tỉ lệ truy cập trong top 10
  • Tỉ lệ hoán đổi vị trí trong top 10
  • Vị trí quảng cáo trên Google
  • Link đích

Dữ liệu này sẽ cấp thêm thông tin để bạn lên kế hoạch SEO cho website của mình tốt hơn.
*Công cụ còn cho phép bạn tải bảng thông tin này về máy để sử dụng khi bấm “Tải file Exel”

Bảng các từ khoá liên quan/ liên quan chặt chẽ với từ khoá chính

Công cụ truy xuất danh sách tất cả các từ khoá có liên quan chặt chẽ/ liên quan với từ khoá chính cần phân tích. Đi kèm theo là các thông tin chi tiết cho từ khoá tương ứng như:

  • Lượt tìm kiếm: là tổng số lượt tìm kiếm từ khoá tương ứng trong 3 tháng gần nhất
  • CPC: Giá mua một click cho từ khoá tương ứng trên Google Ads
  • Website hàng đầu: là website quảng cáo tương ứng
  • Lượt truy cập: là tổng số lượt truy cập từ từ khoá tương ứng
  • Loại truy cập: thể hiện tỉ lệ truy cập tìm kiếm từ khoá trên thiết bị (PC/ Mobi)

Đặc biệt bảng còn cho phép bạn lọc dữ liệu theo các tuỳ chọn:

  • Lọc theo độ dài từ khoá: với độ dài tuỳ chọn từ 1 – 10
  • Lọc theo lượt tìm kiếm: với nhiều mức khác nhau từ 0-500 đến mức trên 20,000
  • Lọc theo CPC: với nhiều mức khác nhau từ thấp nhất là 0-1,000 đến cao nhất là trên 10,000
    Với bảng danh sách các từ khoá liên quan được truy suất hệ thống của 3F, bạn đã có trong tay hàng nghìn sự lựa chọn từ khoá với những thông tin chi tiết đi kèm để có thể sử dụng ngay cho chiến dịch quảng cáo GA hay SEO của mình.
    *Công cụ cho phép bạn tải bảng thông tin này về máy để sử dụng khi bấm “Tải file Exel”

2.Viết tiêu đề lôi cuốn hơn

Tiêu đề quảng cáo là một thành phần quan trọng bậc nhất trong việc viết quảng cáo, đây là điểm tiếp xúc đầu tiên quyết định người dùng có đọc mẫu quảng cáo đó hay không. Mình tin rằng nếu dành thời gian nghiên cứu về seo cho website, bạn sẽ biết rằng tiêu đề có ảnh hưởng không nhỏ đến số lượt nhấp chuột tác động đến việc tăng lượt truy cập

Đọc tiếp bài viết: Chia sẻ bí quyết đặt tiêu đề quảng cáo sao cho hấp dẫn

Tiêu đề quảng cáo là một thành phần quan trọng bậc nhất trong việc viết quảng cáo, đây là điểm tiếp xúc đầu tiên quyết định người dùng có đọc mẫu quảng cáo đó hay không. Mình tin rằng nếu dành thời gian nghiên cứu về seo cho website, bạn sẽ biết rằng tiêu đề có ảnh hưởng không nhỏ đến số lượt nhấp chuột.

Vậy làm thế nào để có được tiêu đề đọc phát click ngay mà vẫn đảm bảo được các chuẩn quy tắc chung của google?

Bài viết sau mình sẽ hướng dẫn những yếu tố giúp chúng ta nhanh chóng có được những tiêu đề hay và thu hút khách hàng để cải thiện hiệu quả cho tiêu đề

Tiêu đề quảng cáo là gì?

Tiêu đề được hiểu là một từ, cụm từ hay một câu nói lên được tổng thể nội dung của bài viết quảng cáo. Tiêu đề là nằm ở phần đầu tiên của bài viết (hay được hiểu là tên của bài viết) và được làm nổi bật nhất trong bài viết quảng cáo.

Tại sao tiêu đề lại quan trọng đến vậy

Theo nghiên cứu trong ngành quảng cáo, mỗi khi gặp một bài viết quảng cáo, trung bình khách hàng chỉ có 3 giây để chú ý đến bài viết quảng cáo đó. Và tiêu đề quảng cáo là yếu tố được khách hàng chú ý đầu tiên và nó sẽ quyết định 80% khách hàng có tiếp tục đọc bài viết quảng cáo hay không. Nhờ đó mà nội dung bài viết không bị trở nên lãng phí.

Cơ hội bài viết bạn tiếp cận với người tìm kiếm trên trang tìm kiếm qua 2 phần Text là Title (Tiêu đề của trang), và Description (phần mô tả giới thiệu về nội dung) một cái tít ấn tượng sẽ quyết định người dùng có click đến trang của bạn hay không.

  • TITLE hấp dẫn kích thích người đọc nhìn là muốn click ngay
  • Tăng tỷ lệ nhấp CTR (Click Through Rate), tăng traffic từ Search Engine, Mạng xã hội và trên chính site của bạn bất cứ chỗ nào người đọc nhìn thấy

Tiêu đề quảng cáo của bạn đảm bảo các yếu tố:

Trước khi viết tiêu đề quảng cáo tốt bạn cần suy nghĩ

  • Nội dung của bạn đề cập tới vấn đề gì?
  • Cần Thể hiện được điểm quan trọng nhất của nội dung
  • Tiêu đề nên chứa cụm từ quan trọng nhất trong nội dung của bạn
  • Không nên dùng quá 25 từ để viết tiêu đề
  • Số ký tự không nên vượt quá 80 ký tự (nên trong khoảng 35-70 ký tự)

Phân biệt các dạng tiêu đề

• Hãy hứa hẹn những lợi ích cho khách hàng trong sản phẩm ngay trong tiêu đề
• Đừng ngại đặt câu hỏi gây tò mò ngay trong tiêu đề, cũng có thể là dạng câu hỏi làm thế nào? bạn đã bao giờ, có được không,,,.Bạn cũng có thể đặt câu hỏi dạng IQ trong tiêu đề, hoặc sử dụng cấu trúc hỏi khi nào, vì sao,…
• Gọi tên sản phẩm ngay trong tiêu đề
• Dùng các từ gây sự chú ý, thu hút độc giả như cần gấp, đột phá, cảnh báo,
• Cường điệu những lợi ích và hiệu quả khi sử dụng sản phẩm bạn quảng cáo
• Nêu lên lý do khiến khách hàng nên sử dụng sản phẩm bạn đang nhắc tới.
• Có thể sử dụng những từ ngữ đang là trào lưu sử dụng trên mạng xã hội.
• Nêu bật những ưu thế, tiết lộ những lợi ích không ngờ.
• Luôn đặt từ khóa quan trọng ngay trong tiêu đề (vấn đề của khách hàng, tính năng của sản phẩm, lợi ích của khách hàng nhận được khi sử dụng sản phẩm dịch vụ hoặc tên sản phẩm dịch vụ,…)

  • Đưa con số vào bài viết

8 công cụ SEO giúp lên top Google

  • Đặt câu hỏi 5W 1H (Where, When, Why, Who, What và How)
Có phải bạn đang gặp vấn đề về … ?
  • Tips, bí mật

Bí quyết làm SEO với nút chia sẻ mạng xã hội trên website

  • Gợi ý cách tốt nhất để thực hiện điều gì đó

Mẹo Tăng Gấp Đôi Doanh Thu Với Công Cụ Countdown Banner

  • Đưa ra lời khuyên để cải thiện vấn đề

Nhắm mục tiêu hiệu quả cho chiến dịch quảng cáo Gmail

  • Thời gian 

5 phút tạo quảng cáo Gmail trên Google Ads

  • Sử dụng biện pháp So sánh

So sánh sự khác biệt giữa làm SEO và chạy Ads

  • Ăn theo sự kiện HOT

Xu hướng tìm kiếm trên Google mùa dịch COVID-19

  • Tổng hợp các Top
Top 10 Chrome Extension hữu ích dành cho các Marketer

Những cụm từ tích cực nên sử dụng trong tiêu đề

  • Bí mật
  • Bí quyết
  • Phương pháp
  • Cách
  • Hướng dẫn
  • Tốt nhất
  • Nhanh nhất
  • Dễ nhất
  • Hot nhất
  • TOP
  • Lý do
  • Quy tắc vàng
  • Mới nhất
  • Danh sách

Trên đây là những bí quyết viết tiêu đề hấp dẫn mà bất cứ người viết nội dung nào cũng cần nắm bắt để tiếp cận được nhiều người đọc hơn, Bạn hãy thử áp dụng thực hành ngay để thấy hiệu quả nhé.

3. Content chất lượng

Vai trò của content đối với một website được xem là quan trọng hàng đầu. Sẽ có rất nhiều cách khác nhau để kéo được khách hàng đến với web của bạn, nhưng để giữ chân khách hàng và thúc đẩy được họ quay lại website vào các lần tiếp theo, thì nhất định bạn phải có nội dung truyền tải thật sự chất lượng. Một nội dung “hay”, “chất” mang đến nhiều giá trị và thông tin bổ ích sẽ thu hút một lượng lớn người truy cập vào website.

Bên cạnh đó, cập nhật và updata nội dung cho website là một việc làm rất tuyệt vời cho khách hàng của bạn. Họ sẽ luôn cảm nhận được sự mới mẻ và hiện đại trong các thông tin bạn đang truyền tải. Điều đó không chỉ giúp website của bạn dễ dàng lên top mà còn gia tăng tỷ lệ chuyển đổi mang đến lợi nhuận nhất định cho doanh nghiệp đang điều hành web.

Các nguyên tắc để xây dựng một content chất lượng:

  • Nội dung ngắn gọn, xúc tích, dễ hiểu
  • Sử dụng nhiều hình thức truyền tải khác nhau như video, image, slide,…
  • Tối ưu hình ảnh có trên website
  • Sử dụng các thẻ heading từ H1 đến H6 cho bài viết

Content là gì? Content Marketing là gì?

Bạn có thể hiểu content là toàn bộ những nội dung bao gồm như: text, hình ảnh, video, infographic, audio… mà người dùng có thể nhìn thấy, nghe thấy chúng. Content có thể được sử dụng để truyền tải các thông điệp, câu chuyện của bạn đến với khách hàng. Hoặc bạn cũng có thể sử dụng chính nội dung trong bài viết để có thể PR, quảng cáo cho sản phẩm/dịch vụ của mình.

Content Marketing là hoạt động marketing của một doanh nghiệp hoặc thương hiệu tập trung vào việc tạo ra & phân phối nội dung có giá trị, liên quan đến sản phẩm/dịch vụ. Với mục đích thu hút, giữ chân người dùng để từ đó thúc đẩy hành vi & chuyển đổi họ thành khách hàng. Và hoạt động Content Marketing không chỉ diễn ra trên môi trường Online mà còn có cả Ofline. 

Lợi ích Content Marketing đem lại cho doanh nghiệp

  • Tăng nhận thức về thương hiệu: Khi khách hàng tiềm năng và người mua tìm kiếm thông tin để tìm câu trả lời cho các vấn đề của họ, thương hiệu của bạn được hiện diện.
  • Tăng sự yêu thích thương hiệu: Content marketing giúp tăng cường mối quan hệ giữa thương hiệu của bạn với người quan tâm. Nó cũng giúp thương hiệu dần trở thành Top of Mind trong tâm trí khách hàng khi họ nghĩ tới ngành của bạn.
  • Phạm vi tiếp cận lớn hơn với chi phí thấp hơn: Đây không phải là chiến lược ngắn hạn. Theo thời gian, chuỗi nội dung tuyệt vời của bạn vẫn sẽ tiếp tục tiếp cận nhiều khách hàng tiềm năng và họ sẽ quan tâm hơn.
  •  Tăng traffic: Một trong những lợi ích của content hay là tăng lượng người dùng tìm đến website bạn thông qua công cụ tìm kiếm.

>> Cách tăng Traffic cho website bằng tool hiệu quả

Làm thế nào để xây dựng được chiến lược nội dung

  • Xác định mục tiêu của bạn: Nó liên quan đến tầm nhìn của bạn, mục đích bạn thực hiện nội dung. Đó cũng là cách bạn trả lời các câu hỏi “Chúng ta sẽ đi tới đâu?”, “Tại sao chúng ta lại làm điều này?”
  • Xác định đối tượng của bạn: Bạn không thể thực hiện một nội dung mà không biết khán giả của mình là ai. Xác định đối tượng là vô cùng quan trọng trong việc phát triển chiến lược của bạn.
  • Kế hoạch nội dung của bạn: Bạn cần có một bản kế hoạch vạch ra nội dung bạn có thể phân phối trong suốt hành trình của người mua. Câu chuyện và thông điệp mà bạn muốn truyền tải đến đối tượng của mình.
  • Kênh bạn chia sẻ: Các nền tảng bạn sẽ sử dụng để chia sẻ nội dung của mình. Như FB cá nhân, Fanpage, FB Group, cộng đồng lớn uy tín, hay những Forum phù hợp chủ đề.
  • Lộ trình phân phối nội dung và ngân sách.

Các hình thức Content

Việc sử dụng loại nào còn tùy thuộc vào nhu cầu từng thời điểm của bạn:

Branded content

Content kể chuyện về hoạt động thương hiệu. Mục tiêu tập trung vào giáo dục khách hàng về mặt nhận thức, từ đó họ sẽ có cảm tình, tin tưởng với thương hiệu thông qua những hoạt động mà thương hiệu nỗ lực xây dựng.

Lead Content

Content mang lại giá trị cho KH nhưng đi kèm những yêu cầu cụ thể để thu thập data khách hàng tiềm năng như yêu cầu điền form, click vào link web, để lại email dưới comment,… Content hình thức này thường để kéo tương tác rất tốt, ở các shop online đôi khi nó là các quiz game đố vui nhận quà, live stream lì xì năm mới,…

Reach Content

Content mang lại giá trị cho khách hàng và giúp gây dựng sự tin tưởng, yêu quý, hứng thú từ khách hàng với thương hiệu. Việc nhiều shop online hiện nay hay bịa đặt thông tin chính là nằm ở hình thức này, chỉ tiếc vì tin bịa đặt nên giá trị về mặt Thông Tin là không có, bất chấp để câu like/video.

Sales Content

Nội dung bán hàng, nói về lợi ích và các chương trình, thông tin sản phẩm/dịch vụ. Tuy nhiên, nếu chỉ post bán hàng liên tục, sớm muộn các kênh của bạn cũng mất dần tương tác. Khéo léo, hãy kể về những hoạt động, nỗi khó khăn khi cố gắng giúp khách hàng cũng là 1 nội dung bán hàng. Với sản phẩm hữu hình, có thể làm clip demo sản phẩm, clip review thực tế cũng là 1 gợi ý.

Các định dạng nội dung

Marketing với sự sáng tạo phong phú, có nhiều tùy chọn khác nhau để bạn đưa thông điệp của mình vào. Dưới đây là một số định dạng nội dung phổ biến đang được các marketers sử dụng:

  • Blogs

Đây cũng là một dạng nội dung rất phổ biến hiện nay, các bài viết trên các blog phải được xuất bản thường xuyên nhằm thu hút được người dùng truy cập mới. Nội dung cần phải đem lại giá trị thực sự cho đọc giả, từ đó thúc đẩy họ tương tác bài viết đó như chia sẻ nên các trang mạng xã hội, trang web khác.

  • Ebook

Ebook hay còn gọi là sách điện tử, cho phép người dùng truy cập nhanh vào sách bằng cách tải xuống thông qua internet. Để tải xuống ebook, bạn có thể yêu cầu người dùng điền thông tin liên hệ của họ vào form liên hệ.

>> Khám phá mẫu form liên hệ đẹp cho website

Ebook thường có nội dung dài và sâu sắc hơn nội dung của một bài đăng trên blog, mục đích của nó được tạo ra ngoài việc cung cấp thông tin sâu cho mọi người thì nó còn giúp thu hút người dùng tương tác tích cực hơn với trang web của bạn. Và nếu như website của bạn có thêm những tiện ích để khách hàng có thể liên hệ ngay khi họ có nhu cầu thì thật là tốt đấy.

>> Khám phá tiện ích liên hệ

  • Videos

Video là định dạng nội dung có sức hút cao đối với người dùng nó được chia sẻ trên các trang mạng xã hội như facebook, youtube, vimeo, linkedin… cũng như các trang web. Theo như khảo sát thì video được coi là định dạng nội dung mất nhiều thời gian, nguồn lực nhất để có thể tạo ra. Tuy nhiên bù lại đây lại là định dạng nội dung có khả năng truyền tải thông điệp, sức lan tỏa cao, cũng như thu hút người dùng mạnh mẽ nhất

  • Infographic 

Đây cũng là định dạng nội dung có sức hút mạnh mẽ đối với người dùng bởi sự đơn giản, trực quan là đặc trưng của Infographic bằng cách trình bày các nội dung thông qua hình ảnh đồ họa. Với Infographic bạn có thể chia sẻ nội dung một cách rõ rành, dễ hiểu.

  • Podcast

Podcast là một dạng nội dung là các tập tin âm thanh hoặc video kỹ thuật số từng phần. Podcast giúp người dùng có thể tìm thấy thương hiệu, sản phẩm của bạn khi mà họ không có thời gian đọc hoặc quan tâm đến việc đọc nội dung mỗi ngày. Theo thống kê tại Việt Nam người dùng có xu hướng xem video và đọc nội dung trên các blog do đó Podcast chưa thực sự phổ biến.

  • Social media

Social media hay còn gọi là các phương tiện truyền thông mạng xã hội là định dạng nội dung mang tính tiếp thị mạnh mẽ nhất hiện nay. Social media giúp bạn có thể tiếp cận được một lượng lớn người dùng cũng như giúp nội dung, thông điệp của bạn dễ dàng được khuếch đại  và lan rộng. Một trong những mạng xã hội lớn và phổ biến phải kể đến như: facebook, youtube, linkedin, instagram, twitter, tumblr, zalo…Bạn nên cài những tiện ích này cho website của mình

Bí quyết có một content hay

Trước khi bắt đầu viết content marketing, bạn nên ghi nhớ những lưu ý quan trọng này. Một content vừa hay vừa bán được hàng phải đảm bảo các tiêu chí:

  • Dễ nhớ: Để đáp ứng được yêu cầu này, hãy xác định “thông điệp cụ thể” trong bài viết của bạn. Nội dung cốt lõi mà bạn muốn khách hàng nhớ đến là gì từ đó triển khai nội dung cho phù hợp
  • Dễ hiểu: Để làm được những điều vĩ đại, trước hết bạn phải làm tốt nhất những điều đơn giản. Chính vì vậy content mà bạn muốn gửi đến khách hàng cần phải thiết thực, dễ hiểu
  • Cảm xúc: Có thể nói có muôn hình vạn trạng của cảm xúc để tác động đến người khác. Có một số loại cảm xúc sẽ khiến khách hàng muốn mua hàng của bạn, có một số loại cảm xúc giúp khách hàng ghi nhớ tên thương hiệu của bạn. Dù là loại cảm xúc nào đi chăng nữa nó cũng giúp cho công cuộc bán hàng của bạn trở sang một trang mới
  • Dễ hành động: Từ những yếu tố trên, nó sẽ trở thành động lực để những người tiếp cận content của bạn bấm nút like, comment hoặc chia sẻ

4. Xây dựng backlink

Để một từ khóa nào đó của bạn lên top được bạn cần phải quảng cáo đường link của bạn lên google và đặt ở nhiều nơi. Việc làm này làm đường link của bạn càng chất lượng và uy tín dựa vào tiêu chuẩn mà google đưa ra, nó sẽ đánh giá đường link của bạn tốt và nhanh chóng đưa từ khóa của bạn lên top.

Vậy backlink được hiểu là những  liên kết  được đặt từ website, blogs, diễn đàn, mạng xã hội khác đưa về website của bạn. Số lượng backlink là chỉ số sự quan trọng và sự ảnh hưởng của website, số lượng backlink càng cao thì khả năng được tìm thấy trong các công cụ tìm kiếm sẽ càng cao.

Bên cạnh đó, trước khi đi vào xây dựng Backlink thì hãy chắc chắn rằng bạn đã hiểu rõ các khái niệm liên quan được kể đến dưới đây:

  • Anchor text: Là những cụm từ khóa được sử dụng để chứa link. Khi bất cứ ai click và anchor text sẽ được điều hướng đến link đích chèn trong đó. Các anchor text này sẽ giúp ích cho SEO khi bạn muốn đẩy mạnh thứ hạng cho một từ khóa cụ thể nào đó.
  • Link juice: Là khái niệm dùng để chỉ liên kết trỏ tới website. Link juice càng nhiều thì Domain Authority của website bạn càng tăng, việc này rất có ích cho SEO.
  • Dofollow link: Theo mặc định, mỗi Backlink bạn tạo ra đều là dofollow link và nó sẽ chuyển link juice về website đích của bạn.
  • Nofollow link: Khi một Backlink được tạo ra nhưng nó có gắn thẻ tag nofollow thì link juice sẽ không được chuyển đi.
  • Internal link: Là các đường link dẫn từ bài viết này đến bài viết khác trong cùng một website.
  • Low-quality link: Đây là khái niệm dùng để chỉ những Backlink kém chất lượng. Những Backlink được trỏ về từ các website vi phạm quy tắc chung, website spam, website có nội dung độc hại hoặc đồi trụy… đều được xem là backlink kém chất lượng. Hãy cẩn thận khi đặt Backlink trên những trang tương tự vậy nhé!

Tại sao backlink lại quan trọng trong SEO?

Tăng nhận dạng thương hiệu và đưa thương hiệu tiếp xúc gần hơn với người dùng

Khi người đọc nhìn thấy một đường link có chủ đề mà họ quan tâm ở một trang web tốt họ sẽ dễ dàng nhấp vào tìm hiểu. Và khi nhận ra một thương hiệu được nhắc nhiều lần ở bài viết đó, bài viết thật sự mang đến những thông tin hữu ích, ý nghĩa cho họ thì trang web của bạn sẽ vô tình được lưu vào tiềm thức người đọc và dần duy trì theo dõi trang website của bạn nhiều hơn.

Tăng lượt traffic về website, tạo mối quan tâm mới

Link bài viết của bạn được đặt ở nhiều nơi website, blogs, diễn đàn chất lượng uy tín sẽ giúp lượt traffic về website của bạn càng cao. Những website chất lượng thường có nhiều lượt theo dõi, việc bạn đặt link ở trang web đó sẽ giúp người đọc tin tưởng và dễ dàng nhấp  vào đọc nhanh hơn, từ đó bạn sẽ có nhiều sự quan tâm, theo dõi mới đến website của bạn.

Tăng thứ hạng tự nhiên của website

Backlink được ví như một phiếu bầu giúp tăng độ uy tín của website đối với Google. Nó điều hướng người dùng ghé thăm website nhằm thu thập những thông tin hữu ích đối với họ.  Nếu thật sự website của bạn mang lại cho họ những trải nghiệm đáng tin cậy từ những bài viết, những giá trị mà bạn muốn gửi gắm đến họ. Điều này sẽ duy trì thời gian của họ ở lại website của bạn lâu hơn.  Từ đó, website của bạn đã được google cộng điểm và dần dần cải thiện vị trí website trên bảng xếp hạng từ khóa tìm kiếm của Google một cách hiệu quả.

Cách xây dựng backlink chất lượng và hiệu quả cao

Content phải thật sự chất lượng và hấp dẫn

Hãy tưởng tượng nếu bạn nhấp vào một link ở một trang web chất lượng nào đó nhưng những nội dung bạn mang đến cho người đọc quá nghèo nàn, không thu hút, hình ảnh không đẹp, không có những thông tin mà họ cần thì việc họ thoát ra khỏi website của bạn một cách nhanh chóng là điều vô cùng bình thường mà rất nhiều trang web gặp phải.

Hãy lên kế hoạch nội dung thật chất lượng cho trang web của bạn để lôi kéo người đọc trải nghiệm lâu hơn và chính họ sẽ là người chia sẻ bài viết của bạn đến với nhiều người hơn. Đây cũng là một cách backlink gián tiếp nhưng vô cùng chất lượng khi người đọc nhận thấy họ đọc được những thông tin hữu ích ở website thì họ không ngần ngại mà chia sẻ thương hiệu của bạn đến nhiều người hơn trên mạng xã hội.

Xây dựng link từ site có PR cao

Theo kinh nghiệm SEO của 3F rút được, backlink nên đặt ở những website, diễn đàn,… có PR>=4 để được đánh giá cao trên google. Nhưng điều này không có nghĩa là ta bỏ qua những diễn đàn có PR thấp, bởi nếu coi mỗi backlink là một phiếu bầu cho website của bạn thì “phiếu bầu” từ các website có uy tín (PR cao) sẽ có giá trị cao hơn. Tuy nhiên, nếu website của bạn chỉ nhận được phiếu bầu hoàn toàn từ các website có PR cao sẽ bị Google để ý do tính bất thường. Chính vì thế, việc đặt backlink ở những diễn đàn PR cao là chính nhưng bạn cũng đừng bỏ qua những diễn đàn có PR thấp mà hãy phủ rộng, phân phối link bài viết ở nhiều nơi phù hợp để thân thiện với những tiêu chuẩn của google.

Bình luận trên các blog và diễn đàn và trỏ backlink một cách tự nhiên, không spam

Bình luận trên blog và diễn đàn được sử dụng như một cách thông dụng để xây dựng backlinks. Mặc dù cách tiếp cận này không còn mạnh như trước đây một phần do sự lạm dụng thường xuyên, nên cung cấp hỗ trợ trong các diễn đàn dành riêng cho ngành. Nhận xét giúp bạn nhận được các backlink một chiều vững chắc cũng như nhiều lưu lượng truy cập hơn và khả năng hiển thị công cụ tìm kiếm tốt hơn. Nhưng hãy nhớ đừng SPAM mà hãy bổ sung thêm giá trị cho người dùng!

Dẫn backlink ở các web có traffic cao

Điều này cũng dễ hiểu, vì các diễn đàn, website có traffic cao vốn dĩ đã được Google đánh giá cao cho nên bài viết của bạn được đặt ở đó cũng được đánh giá cao hơn. Ngoài ra, với lượng traffic lớn của web khác, nếu bài viết của bạn thật sự có nhiều chất xám, cung cấp nhiều thông tin hữu ích thì việc traffic kéo về trang web bạn nhanh chóng cũng vô cùng dễ hiểu.

Dẫn backlink ở diễn đàn, site cùng chủ đề

Người dùng cũng như Google luôn muốn thấy nội dung đặt đúng chỗ. Vậy nên hãy đi link nhiều ở các site có cùng chủ đề với từ khóa mà ta muốn đặt. Trong nhiều trường hợp, một số lĩnh vực không có nhiều các diễn đàn thảo luận riêng biệt, bạn có thể đi link tại các chuyên mục cùng chủ đề tại các diễn đàn khác. Điều này cũng sẽ được đánh giá cao hơn việc spam link vào các chủ đề không liên quan.

Dẫn backlink trong nội dung bài viết

Ở mỗi bài viết nên có backlink trong phần nội dung của bài để kích thích người đọc nhấp vào những liên kết bài viết liên quan, đây cũng là cách trỏ link thông dụng giúp giữ chân người đọc trải nghiệm lâu hơn ở site của bạn. Và cách đặt backlink hiệu quả ở đây là mỗi một liên kết mà ta muốn trỏ tới chỉ xuất hiện một lần trong bài đó.

Đặt link dofollow

Bạn có biết Dofollow là những siêu liên kết, có chức năng là thông báo với bộ máy tìm kiếm rằng nó là một link uy tín, có giá trị tham khảo và ảnh hưởng đến yếu tố outbound link (liên kết ra phía ngoài) của chính website đó. Bot của các công cụ tìm kiếm sẽ rà quét những link dofollow. Do đó nếu bạn không muốn “bot” quét backlink, không nên sử dụng link dofollow

Đây cũng là một yếu tố quan trọng trong các yếu tố nhằm xây dựng backlink hiệu quả. Liên kết dofollow giúp điều hướng bot tìm kiếm đi tới website của ta, cũng làm gia tăng thứ hạng và đánh giá đối với website. Một điều chú ý, bạn nên cân đối số lượng link dofollow và nofollow. Nếu link mà bạn xây dựng hoàn toàn là dofollow cũng sẽ là một yếu tố Google sẽ đánh giá là bất thường.

Sẽ có rất nhiều sự lựa chọn cho việc tăng nguồn backlink. Trong đó mua backlink được xem là một sự lựa chọn thông minh để có được nguồn baclink chất lượng và nhanh chóng nhất

Hướng dẫn sử dụng công cụ

Để sử dụng công cụ tăng Backlink của FFF bạn chỉ cần đăng nhập tại ffftraffic.com, chọn mục Backlink để tiến hành tạo chiến dịch.

Ví dụ:

Tại giao diện này, bạn chọn kênh sẽ tăng Backlink cho chiến dịch, ở ví dụ này mình chọn Web 2.0 blog. Sau đó nhập địa chỉ website cần tăng và nhấn Tạo chiến dịch.

URL: Chọn và nhập thông tin ở các mục URL, nhập những tên website mà bạn muốn tăng traffic, tối đa là 3 URL

Từ khóa: Nhập từ khóa mà bạn cần 

Chuyên mục

Bao gồm các chuyên mục về các ngành để bạn chọn lựa, click vào dấu tam giác ngược để hiển thị chuyên mục bạn muốn chọn

Số Lượng

Chọn con số bạn cần order

Hệ thống sẽ tính toán số tiền cần chi trả cho chiến dịch của bạn. Sau đó nhấn Tạo chiến dịch để chuyển sang bước thanh toán.

Tại đây bạn lựa chọn phương thức thanh toán để hoàn tất chiến dịch.

Hệ thống sẽ tiến hành chiến dịch và báo cáo dữ liệu khi hoàn thành. Chỉ đơn giản như vậy thôi là bạn đã tăng được nguồn backlink rồi, thật nhanh chóng và dễ dàng thực hiện đúng không nào? Còn chần chừ gì nữa mà không sử dụng công cụ này cho website của mình!

5. Tương tác của người dùng

RankBrain: RankBrain là thuật toán trí thông minh nhân tạo của Google. Nhiều người tin rằng mục đích chính của nó là đo đạc mức độ tương tác của người dùng với các kết quả tìm kiếm (và thăng hạng các kết quả phù hợp).

Tỉ lệ click tự nhiên (CTR) cho một từ khóa: Theo Google, các trang nhận được nhiều click hơn (dưới thuật ngữ CTR) có thể được thăng hạng trên SERP cho từ khóa cụ thể đó.

CTR tự nhiên cho tất cả các từ khóa: CTR tự nhiên cho tất cả các từ khóa được xếp hạng của một website có thể là tín hiệu về tương tác người dùng dựa trên con người (nói cách khác, một điểm số chất lượng cho các kết quả tự nhiên).

Tỷ lệ thoát trang: Bounce rate là một số liệu phổ biến và được sử dụng rộng rãi trong phân tích kỹ thuật số và phân tích lưu lượng truy cập web. Trong khi hầu hết mọi người xem nó như một chỉ số đánh giá chất lượng của một trang web nên ý nghĩa thực tế của nó đôi khi bị hiểu sai. Nói cách khác một website có tỷ lệ thoát trang cao chưa hẳn website đó không chất lượng và ngược lại.

Số lượng bình luận: Các trang có nhiều bình luận có thể là một tín hiệu về tương tác người dùng và chất lượng. Trong thực tế một nhân viên của Google từng nói rằng các bình luận (*) có thể giúp tăng thứ hạng “rất nhiều”.

Nhắm mục tiêu theo địa lý: Google ưu tiên cho các trang có IP máy chủ địa phương và tên miền quốc gia cấp cao nhất theo quốc gia của người tìm kiếm.

6. Xây dựng website vệ tinh 

Website vệ tinh là những website con có nội dung và chủ đề giống, tương tự hay có liên quan đến sản phẩm, dịch vụ của bạn ở trên site chính. Những site này hoạt động hoàn toàn tách biệt và không liên quan gì đến site chính. Việc tạo ra những site vệ tinh này nhằm để thu hút, tạo nhiều cơ hội để người dùng ghé thăm website chính của bạn

Việc website chính của bạn có nhiều site nhỏ liên kết nhằm giúp bạn có thêm nhiều cơ hội cạnh tranh hơn so với đối thủ. Các site vệ tinh thường chỉ tập trung cho những từ khóa dài, có thể là những Blog chia sẻ kinh nghiệm hay giới thiệu sản phẩm…

Vai trò của site vệ tinh

Việc những người làm SEO xây dựng các site vệ tinh xuất phát từ những lợi ích như:

Tạo ra đa kênh bán hàng, thúc đẩy mua hàng và nhắm mục tiêu đến các đối tượng khách hàng cụ thể

Tăng khả năng tiếp cận với nhiều khách hàng hơn do thông điệp của bạn được nhiều trang web đăng tải nên tăng sự tiếp cận và lan tỏa thông tin với khách hàng hơn.

Đưa sản phẩm tiếp cận đúng với đối tượng khách hàng mục tiêu. Chẳng hạn như bạn kinh doanh các dịch vụ về SEO thì khi bạn đăng thông điệp trên các web về marketing, và SEO sẽ có sự quan tâm và hưởng ứng hơn so với những đối tượng khác

Tăng thứ hạng của Website chính trên các công cụ tìm kiếm

Nhờ cách đặt backlink trỏ về trang chính. Thứ hạng của site chính sẽ được cải thiện nhanh chóng và đáng kể khi nó được trỏ link về từ hệ thống site vệ tinh chất lượng

Kinh nghiệm xây dựng website vệ tinh

Nếu bạn muốn hệ thống site vệ tinh của mình được Google nhìn nhận dưới góc độ tự nhiên và chất lượng thì việc đầu tiên bạn sẽ phải làm là tự tay làm tất cả mọi thứ từ khâu đăng ký blog, thêm thông tin cá nhân, thay đổi background cho mỗi blog.

Nội dung chất lượng và khác biệt cho site vệ tinh

Bài viết giữa các site trong hệ thống site vệ tinh không được giống nhau hoàn toàn. Mỗi site có thể viết về một chủ đề khác nhau của mảng mà bạn đang SEO. Trong giai đoạn đầu, bạn cần cập nhật nhiều nội dung, sau đó có thể giảm dần nhưng hãy duy trì các bài viết với tần suất đều đặn để Google biết rằng site vẫn đang hoạt động. Nội dung bài viết có thể ngắn phải đảm bảo chất lượng, đúng chuẩn SEO

Không liên kết các website vệ tinh với nhau

Đây chính là bí quyết làm cho các backlink của bạn thành tự nhiên nhất. Hiểu đơn giản là, nếu bạn liên kết các site này với nhau, mà tệ hơn là các site này bạn lại tạo thời gian gần nhau, thì có thể làm cho Google hiểu rằng bạn đang tự PA mình lên 1 cách lộ liễu. Hiển nhiên điều đó sẽ làm cho Google hạ thấp giá trị của các website này, thậm chí tên hơn là bị deindex toàn bộ các site bị phát hiện.

Không để lộ dấu vết

Hãy sử dụng nhiều tên gọi khác nhau với những site vệ tinh. Ngay cả tên miền, email và thông tin cá nhân cũng phải bảo đảm sự “không liên quan” với bất kỳ website lớn, nhỏ nào

Liên kết trang web chính

Đừng quên mục đích của việc xây dựng các site vệ tinh là làm backlinh cho site kiếm tiền. Do đó, bạn cần lượng link tối đa là 30% trên tổng số link, đa dạng anchortext và tránh thuật toán chim cánh cụt Penguin cảnh cáo.

Nếu bạn nghĩ bản thân site vệ tinh đã là một backlink cho hệ webstite kiếm tiền của bạn nên không cần xây dựng backlink cho backlink. Thì điều này vô tình này làm mất đi một lượng link juice đáng kể tới site của bạn.

Hay nói cách khác, một link trỏ tới trang web của bạn đem theo cả sức mạnh của những link trỏ tới nó. Do đó, xây dựng backlink cho backlink sẽ tăng lượng link juice tới site chính và cũng là cách để bạn tránh xa sự soi mói hay danh sách đen của gã khổng lồ có cái tên Google.

Hạn chế liên kết các site trong cùng một khoảng thời gian

Nếu các site liên kết với nhau trong một khoảng thời gian ngắn có thể khiến Google nghĩ đến việc bạn đang cố tình nâng cao site chính một cách không tự nhiên. Nên công cụ tìm kiếm này sẽ làm giảm sức mạnh của site vệ tinh và nặng hơn là loại bỏ site.

Như vậy qua bài viết này, 3F đã giới thiệu đến các bạn 6 bước giúp bạn tăng thêm 80% traffic nhờ SEO . Hi vọng với những chia sẻ này các bạn sẽ có thêm kiến thức để cải thiện chất lượng website . Đón đọc những bài viết tiếp theo của 3F để có thêm kiến thức về SEO và đừng quên trải nghiệm bộ công cụ hút khách giúp tăng chất lượng website của 3F tại đây nhé.

Nếu bạn cần sự trợ giúp hoặc có vấn đề cần trao đổi với chuyên gia của 3F, hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotline 0901 47 48 46 hoặc trang fanpage chính thức của FFF. Ngoài ra, hãy tham gia Cộng đồng Google AdWords Việt Nam để nhận thêm thông tin hay từ các thành viên trong cộng đồng nhé!

]]>
https://fff.com.vn/6-buoc-giup-ban-tang-them-80-traffic-nho-seo/feed/ 1
Xây dựng hệ thống vệ tinh PBN trong SEO https://fff.com.vn/xay-dung-he-thong-ve-tinh-pbn-trong-seo/ https://fff.com.vn/xay-dung-he-thong-ve-tinh-pbn-trong-seo/#respond Sun, 02 Aug 2020 08:25:25 +0000 https://fff.com.vn/?p=27068 PBN là gì?

PBN là từ viết tắt của cụm từ Private Blog Network, đây chính là tên hệ thống website mà bạn làm ra nhằm có những backlink chất lượng trỏ về website bạn cần SEO. Đây là một chiến thuật mà SEO mũ xám hoặc mũ đen thường dùng.

Về cơ bản PBN điều hướng (phễu dẫn liên kết link juice) liên kết đến trang kiếm tiền (money site) từ các site khác do bạn sở hữu hoặc kiểm soát được

Việc có một hệ thống PBN mang tính quan trọng rất lớn, tác dụng lớn nhất của mạng lưới Private Blog Network chính là giúp bạn rút ngắn được thời gian, khoảng cách lên top của website chính.

Không phải ai làm SEO cũng biết link building một cách hiệu quả. Một số người lại chỉ chú trọng đến nội dung, traffic mà không để ý lắm đến xây dựng link. Nếu bạn muốn có nền tảng, có những backlink chất lượng để web của mình lên top nhanh ko chỉ cần content và traffic mà bạn phải có chiến lược hệ thống PBN

Tại sao nên sử dụng hệ thống PBN?

Chi phí cao. Trung bình một PBN chất lượng dao động từ 3-4 triệu, chi phí này bao gồm mua domain, hosting, xây dựng content và thời gian nhận viên thiết lập hệ thống.

PBN không dành cho những SEO mới kỹ thuật chưa đủ để lựa chọn domain cho PBN

Các công cụ cần có để check chỉ số backlink SEO: Ahrefs, majectic, Moz,Registercompass, Wayback Machine.

  • Chỉ số DA: đo lường độ uy tín của domain
  • Chỉ số PA: do lường dự trên số lượng và sức mạnh của Backlink
  • Chỉ số TF: cũng giống như PA TF đánh giá sự uy tín của tên miền
  • Chỉ số CF: do lường độ mạnh mẽ của domain

Lưu ý khi xây dựng hệ thống PBN

Số bài viết trên website hệ thống cần ít nhất 100 bài và ít nhất 10 comment mỗi bài viết.

Chỉ số Page Authority lớn hơn 20.

Chỉ số Citation Flow lớn hơn 15.

Chỉ số Domain Authority của web vệ tinh lớn hơn 20.

Chỉ số Trust Flow lớn hơn 10.

Dải IP nên khác Class A

Chèn link vào từng bài viết.

Lượng domain đến web vệ tinh nên lớn hơn 100.

Cần có nội dung liên quan đến giới thiệu, chính sách, liên hệ, bảo mật…

Có view cho từng bài

Có backlink về cho từng bài

Có link nội bộ (title, anchortext, ảnh, full url)

Xây dựng hệ thống vệ tinh PBN 

Đối tượng sử dụng hệ thống PBN chủ yếu hiện nay là những công ty, doanh nghiệp có nguồn nhân lực đủ lớn để xây dựng hệ thống

Tìm tên miền đã hết hạn

Tên miền hay domain cũ có thể tái sử dụng tạo PBN. Bạn có thể tìm mua từ các website cũ đã hết hạn hay không còn nhu cầu sử dụng .Thông thường 1 tên miền se có chu kỳ

Domain ==>  Expires ( hết hạn) ==> Auction (đấu giá) ==> expired (đã hết hạn)

Khi mua tên miền cũ cần kiểm tra kỹ xem các backlink của tên miền và lịch sử nội dung có bị spam không. Xác định các chỉ số SEO như DA, PA, 

Tìm hosting phù hợp

  • Tốc độ chạy ổn định
  • Các website trên hệ thống PBN khác IP class A.
  • Giá cả hợp lý
  • Có thể tùy chỉnh được giao diện
  • Nên dùng mã nguồn WordPress để quản lý nội dung website.

 Cài đặt và quản lý

Cài đặt domain có www. Tên miền có www sẽ có chỉ số CF và TF cao hơn.

Nên có các trang liên hệ, chính sách, giới thiệu, bảo mật trên website hệ thống.

Xây dựng plan content cụ thể cho từng web trong hệ thống

  • Yêu cầu đặt ra là nội dung phải thật chất lượng, có ích và thu hút người dùng. 
  • Hệ thống từ khóa phải phát triển và điều hướng dựa trên từ khóa của các web đối thủ.
  • Nội dung cần được đăng tải thường xuyên, tối thiểu mỗi ngày bài với độ dài bài viết đạt số từ ít nhất là 1000 từ. 
  • Traffic Organic  tối thiểu cần đạt là 500 traffic/ngày.

Tạo nội dung mới cho website

Mỗi bài viết trên website vệ tinh là một bài viết quan trọng lưu ý các điểm sau

  • Có bố cục rõ ràng cho bài viết
  • Lên form bài viết cụ thể cho tất cả các bài kiểu giống nhau trên website
  • Độ dài của bài viết tối thiểu khoảng 1000 từ
  • Bài viết trên website vệ tinh cũng cần phải có comment, tối thiểu 8 comment trên một bài

Xây dựng backlink

Xây dựng link cho hệ thống giúp bạn đạt hiệu quả tối ưu, mỗi web vệ tinh cần tầm 100 domain trỏ đến. Có thể dùng link diễn đàn, forum, Link full URL…

Với đầy đủ những yếu tố trên, bạn có thể để tầm 2 tháng trở lên để trỏ link về web mà bạn muốn SEO. Mỗi bài viết chèn 2 backlink tiêu đề hoặc full URL, dạng Anchor text dài

Đọc thêm bài viết Backlink là gì? Cách xây dựng backlink chất lượng cao?

Hy vọng qua bài viết giúp bạn bổ sung thêm công cụ hữu ích trong kỹ thuật SEO. Chúc các bạn xây dựng hệ thống website cá nhân PBN bền vững và thành công nhất. 

]]>
https://fff.com.vn/xay-dung-he-thong-ve-tinh-pbn-trong-seo/feed/ 0
Xây dựng website vệ tinh trong SEO chuẩn 2020 https://fff.com.vn/xay-dung-website-ve-tinh-trong-seo-chuan-2020/ https://fff.com.vn/xay-dung-website-ve-tinh-trong-seo-chuan-2020/#respond Thu, 23 Jul 2020 11:23:05 +0000 https://fff.com.vn/?p=26891 Khi thực hiện công việc SEO, bạn cần có hệ thống website vệ tinh để đẩy các từ khóa đồng thời nâng hạng cho website chính. Bài viết 3F cho bạn biết website vệ tinh là gì? Làm thế nào để xây dựng hệ thống site vệ tinh

Website vệ tinh là gì?

Website vệ tinh là những website con có nội dung và chủ đề giống, tương tự hay có liên quan đến sản phẩm, dịch vụ của bạn ở trên site chính. Những site này hoạt động hoàn toàn tách biệt và không liên quan gì đến site chính. Việc tạo ra những site vệ tinh này nhằm để thu hút, tạo nhiều cơ hội để người dùng ghé thăm website chính của bạn

Việc website chính của bạn có nhiều site nhỏ liên kết nhằm giúp bạn có thêm nhiều cơ hội cạnh tranh hơn so với đối thủ. Các site vệ tinh thường chỉ tập trung cho những từ khóa dài, có thể là những Blog chia sẻ kinh nghiệm hay giới thiệu sản phẩm…

Vai trò của site vệ tinh

Việc những người làm SEO xây dựng các site vệ tinh xuất phát từ những lợi ích như:

Tạo ra đa kênh bán hàng, thúc đẩy mua hàng và nhắm mục tiêu đến các đối tượng khách hàng cụ thể

Tăng khả năng tiếp cận với nhiều khách hàng hơn do thông điệp của bạn được nhiều trang web đăng tải nên tăng sự tiếp cận và lan tỏa thông tin với khách hàng hơn.

Đưa sản phẩm tiếp cận đúng với đối tượng khách hàng mục tiêu. Chẳng hạn như bạn kinh doanh các dịch vụ về SEO thì khi bạn đăng thông điệp trên các web về marketing, và SEO sẽ có sự quan tâm và hưởng ứng hơn so với những đối tượng khác

Tăng thứ hạng của Website chính trên các công cụ tìm kiếm

Nhờ cách đặt backlink trỏ về trang chính. Thứ hạng của site chính sẽ được cải thiện nhanh chóng và đáng kể khi nó được trỏ link về từ hệ thống site vệ tinh chất lượng

Ưu điểm và nhược điểm website vệ tinh

Ưu điểm

Các website vệ tinh thường dễ dàng xây dựng, không cần mất nhiều thời gian để quản lí.

Thường xuyên đăng tải từ 5 đến 7 bài trong tháng là được. Ngoài ra với chi phí thấp, hiệu quả cao, dễ xây dựng, dễ quản lí là những điểm mà những nhà SEO luôn ưu tiên khi chọn xây dựng website vệ tinh.

Nhược điểm

Nếu việc xây dựng nội dung không tốt, site vệ tinh có nội dung không phù hợp với site của bạn, hay việc quản lí và đặt các backlink không đúng sẽ dễ bị Google Sandbox. Điều này dẫn đến hậu quả là web chính của bạn bị phá hủy, không xuất hiện trên công cụ tìm kiếm.

Mô hình xây dựng hệ thống site vệ tinh?

Liên kết kim tự tháp (Link Pyramid): Đây được xem là mô hình tạo site vệ tinh an toàn, bền vững nhất hiện nay và đồng thời cũng đòi hỏi sự đầu tư nhiều hơn so với các mô hình khác. Như tên gọi của mô hình này, site chính sẽ nằm ở đỉnh, hệ thống site vệ tinh sẽ nằm ở các tầng của kim tự tháp. Vì mô hình này cần nhiều sự đầu tư về chi phí, công sức và thời gian nên có thể từ khóa của bạn sẽ thăng hạng chậm nhưng ổn định và bền vững.

Liên kết ngôi sao (Link Star): Đây là mô hình khá đơn giản trong cách đặt backlink và rất được các SEOer ưa chuộng. Với mô hình này, các site vệ tinh chỉ trỏ link trực tiếp về site chính, nhờ vậy vai trò của các backlink sẽ được phát huy nhanh chóng nhất. Điểm duy nhất cần lưu ý đó là bạn cần chọn các site vệ tinh uy tín và chất lượng để tránh tình trạng bị Google đánh giá xấu hoặc bị đối thủ đặt backlink xấu gây ảnh hưởng đến thứ hạng từ khóa.

Liên kết bánh xe (Link wheel): Mô hình liên kết bánh xe là mô hình link liên kết được tạo ra bởi tập hợp các site vệ tinh và site chính. Trong mô hình này, tất các site vệ tinh trong hệ thống đều trỏ link về site chính. Đồng thời, các site con này cũng sẽ liên kết với nhau tạo thành một vòng tròn khép kín với trung tâm là website chính (tương tự hình bánh xe). Khi đó, mỗi site vệ tinh sẽ được đặt hai dạng backlink, một về site chính và một về site vệ tinh khác.

Liên kết chuỗi (Link Chain): Đây là mô hình được xây dựng tương tự mô hình liên kết bánh xe. Các site vệ tinh được liên kết với nhau từ site đầu tiên và tất cả đều trỏ link về site chính. Điểm khác biệt ở đây chính là hai site đầu và cuối của mô hình không đặt backlink lên nhau và tạo ra một vòng tròn không khép kín. Chính vì vậy nên “Liên kết chuỗi” được xem là tên gọi hợp lý của mô hình này.

Liên kết web (Link web): Ở mô hình này, tất cả các site vệ tinh sẽ được trỏ link với nhau và đồng thời cũng trỏ về site chính. Các site vệ tinh trong hệ thống sẽ bổ trợ sức mạnh cho nhau. Chính vì vậy, khi số lượng backlink trong mô hình tăng lên thì thứ hạng của từ khóa cũng tăng.

Kinh nghiệm xây dựng website vệ tinh

Nếu bạn muốn hệ thống site vệ tinh của mình được Google nhìn nhận dưới góc độ tự nhiên và chất lượng thì việc đầu tiên bạn sẽ phải làm là tự tay làm tất cả mọi thứ từ khâu đăng ký blog, thêm thông tin cá nhân, thay đổi background cho mỗi blog.

Nội dung chất lượng và khác biệt cho site vệ tinh

 Bài viết giữa các site trong hệ thống site vệ tinh không được giống nhau hoàn toàn. Mỗi site có thể viết về một chủ đề khác nhau của mảng mà bạn đang SEO. Trong giai đoạn đầu, bạn cần cập nhật nhiều nội dung, sau đó có thể giảm dần nhưng hãy duy trì các bài viết với tần suất đều đặn để Google biết rằng site vẫn đang hoạt động. Nội dung bài viết có thể ngắn phải đảm bảo chất lượng, đúng chuẩn SEO

Không liên kết các website vệ tinh với nhau

Đây chính là bí quyết làm cho các backlink của bạn thành tự nhiên nhất. Hiểu đơn giản là, nếu bạn liên kết các site này với nhau, mà tệ hơn là các site này bạn lại tạo thời gian gần nhau, thì có thể làm cho Google hiểu rằng bạn đang tự PA mình lên 1 cách lộ liễu. Hiển nhiên điều đó sẽ làm cho Google hạ thấp giá trị của các website này, thậm chí tên hơn là bị deindex toàn bộ các site bị phát hiện.

Không để lộ dấu vết

Hãy sử dụng nhiều tên gọi khác nhau với những site vệ tinh. Ngay cả tên miền, email và thông tin cá nhân cũng phải bảo đảm sự “không liên quan” với bất kỳ website lớn, nhỏ nào

Liên kết trang web chính

Đừng quên mục đích của việc xây dựng các site vệ tinh là làm backlinh cho site kiếm tiền. Do đó, bạn cần lượng link tối đa là 30% trên tổng số link, đa dạng anchortext và tránh thuật toán chim cánh cụt Penguin cảnh cáo.

Nếu bạn nghĩ bản thân site vệ tinh đã là một backlink cho hệ webstite kiếm tiền của bạn nên không cần xây dựng backlink cho backlink. Thì điều này vô tình này làm mất đi một lượng link juice đáng kể tới site của bạn.

Hay nói cách khác, một link trỏ tới trang web của bạn đem theo cả sức mạnh của những link trỏ tới nó. Do đó, xây dựng backlink cho backlink sẽ tăng lượng link juice tới site chính và cũng là cách để bạn tránh xa sự soi mói hay danh sách đen của gã khổng lồ có cái tên Google.

Hạn chế liên kết các site trong cùng một khoảng thời gian

Nếu các site liên kết với nhau trong một khoảng thời gian ngắn có thể khiến Google nghĩ đến việc bạn đang cố tình nâng cao site chính một cách không tự nhiên. Nên công cụ tìm kiếm này sẽ làm giảm sức mạnh của site vệ tinh và nặng hơn là loại bỏ site.

Bây giờ thì chắc hẳn bạn đã biết website vệ tinh là gì và chúng mang lại những lợi ích gì . Hi vọng bài viết đã mang đến những điều bổ ích cho bạn

Đọc tiếp bài viết về Các yếu tố đánh giá thứ hạng SEO website trên google

]]>
https://fff.com.vn/xay-dung-website-ve-tinh-trong-seo-chuan-2020/feed/ 0
10 Mẹo Sử Dụng Excel Hỗ Trợ Các Chiến Dịch SEO Và PPC https://fff.com.vn/10-meo-su-dung-excel-ho-tro-cac-chien-dich-seo-va-ppc/ https://fff.com.vn/10-meo-su-dung-excel-ho-tro-cac-chien-dich-seo-va-ppc/#respond Thu, 23 Jul 2020 09:14:07 +0000 https://fff.com.vn/?p=26908 Microsoft Excel từ lâu đã được biết là một phần mềm dành cho sổ sách và tính toán. Tuy nhiên, đối với các nhà quảng cáo, nó còn rất hữu dụng khi dùng để theo dõi phân tích và hoạt động của chiến dịch marketing. Nhờ vào tính linh hoạt và khả năng xử lý dữ liệu cực tốt. Nhưng có thể bạn vẫn chưa biết hết được những ưu điểm vượt trội của Excel trong việc thay thế những công việc thủ công mà bạn phải tốn hàng ngày, hàng giờ để hoàn thành. Hôm nay, FFF sẽ bật mí cho bạn 10 mẹo sử dụng Excel hỗ trợ các chiến dịch SEO và PPC nhé.

1. Tìm kiếm/ Thay thế

Các tính năng Tìm kiếm và Thay thế cơ bản của Microsoft hoạt động sẽ tốn nhiều thời gian hơn bạn muốn. Công thức SUBSTITUTE sẽ là một trong các mẹo Excel giúp bạn khắc phục điều đó một cách nhanh chóng . Bằng cách nhập các công thức đơn giản, bạn có thể tăng tốc thời gian để Excel có thể tìm và thay thế các giá trị được chọn. Bạn có thể làm như vậy cùng lúc với nhiều giá trị khác nhau và chỉ định câu lệnh cho chúng. Công thức là:

= SUBSTITUTE(A1,”originalvalue”,”replacementvalue”)(originalvalue: giá trị gốc, replacementvalue: giá trị thay thế cho giá trị gốc).

2. Viết hoa

Khi làm việc với Excel, bạn đã từng gặp trường hợp nhập rất nhiều thông tin họ và tên. Việc nhập họ và tên bạn phải nhập theo chuẩn, đó là phải viết hoa 1 chữ cái đầu. Tuy nhiên, nếu bạn gõ lần lượt thì sẽ làm cho công việc của bạn bị chậm trễ. Với hàm PROPER trong Excel để viết hoa chữ cái đầu, vừa tiện dụng vừa không tốn thời gian.

Công thức là: =PROPER(A1)

3. Xóa khoảng trống dư

Trong quá trình đánh văn bản, không thể tránh khỏi việc dư thừa khoảng trống, bạn không thể nào rà soát hết lại và sửa vì nó rất tốn thời gian. Mẹo Excel tiếp theo chính là công thức TRIM sẽ giúp bạn làm điều đó chỉ trong vài thao tác đơn giản. TRIM sẽ xóa khoảng trắng thừa khỏi văn bản. Do đó, nó sẽ chỉ để lại các khoảng trống duy nhất giữa các từ và không có ký tự khoảng trắng ở đầu hoặc cuối văn bản. Nó rất hữu ích khi dọn dẹp văn bản từ các ứng dụng hoặc môi trường khác.

Công thức: =TRIM(A1)

4. Gộp các giá trị vào một ô

Trong bảng tính Excel của bạn, dữ liệu không phải lúc nào cũng được cấu trúc theo nhu cầu của bạn. Thường thì bạn có thể muốn chia nội dung của một ô thành nhiều ô, hoặc làm ngược lại – kết hợp dữ liệu từ hai cột trở lên vào một cột đơn. Ví dụ phổ biến về việc phải ghép nối trong Excel là nhập tên và địa chỉ, kết hợp văn bản với giá trị được định hướng bằng công thức, hiển thị ngày và giờ với định dạng mong muốn, để đặt tên. Mẹo trong Excel, khi cần nối các ký tự ở các cột dữ liệu trong 1 bảng, chúng ta sẽ sử dụng hàm ConcateNate. Hàm sẽ giúp người dùng liên kết từng ký tự ở từng cột và tạo thành 1 chuỗi ký tự hoàn chỉnh, theo nhu cầu của người dùng

Công thức: =A1&”text”&B1

5. Kiểu Kết Hợp

Đôi lúc, chúng ta có nhiều vấn đề, giá trị khác nhau cần giải quyết cùng một lúc. Khi đó, chúng ta có thể kết hợp nhiều công thức lại với nhau để giải quyết được cùng lúc nhiều vấn đề. Chúng ta có thể tận dụng được điểm mạnh của các công thức và kết hợp chúng lại như TRIM, SUBSTITUTE và CONCATENATE.

  • Công thức cho khớp chính xác: =”[“&TRIM(A1)&”]”
  • Công thức cho cụm từ phù hợp: =”””&TRIM(A1)&”””
  • Công thức cho sửa đổi kết hợp rộng: =”+”&SUBSTITUTE(TRIM(A1),””,”+)

6. Tổng

Công thức SUM, đây là công thức giúp chúng ta tính tổng một cách nhanh chóng mà không cần phải mất thời gian để ngồi cộng từng ô. Chỉ cần một vài thao tác đơn giản như sau:

  • Bước 1: đặt con trỏ bên dưới cột số bạn muốn tính tổng(hoặc ở bên trái của hàng số bạn muốn tính tổng).
  • Bước 2: giữ nút Alt sau đó ấn ký hiệu = trong khi giữ nút Alt.
  • Bước 3: nhấn Enter.

7. Cuộn lên và xuống

Bảng tính của bạn thường tới hàng ngàn dòng dài. Nếu bạn ở dòng 2034 và muốn quan sát dữ liệu hoặc gì đó ở dòng 8, bạn cần cách dễ hơn để chuyển tới đó. Chức năng từ khóa Quick Scroll là giải pháp hữu hiệu giúp bạn làm điều đó nhanh hơn. Nếu bạn chọn các ô từ nơi bắt đầu và nơi kết thúc, bạn có thể dùng các tổ hợp giống nhau nhưng phải cũng cần phải thêm SHIFT . Tổ hợp phím tắt đó là:

  • Để chuyển lên: CTRL+mũi tên lên
  • Để chuyển xuống: CTRL+mũi tên xuống

8. Định dạng phần trăm

Khi nhập dữ liệu, bạn không muốn phải trải qua nhiều bước và hộp thoại chỉ để thêm một dấu hiệu % Tổ hợp phím tắt là: CRTL SHIFT 5 sẽ giúp bạn làm điều đó một cách nhanh chóng và dễ dàng.

9. Định dạng tiền tệ

Trương tự như định dạng phần trăm, nếu bạn muốn thể hiện số dưới dạng tiền tệ bạn phải định dạng các số kiểu tiền tệ. Để thực hiện điều này chỉ cần sử dụng tổ hợp phím CTRL SHIFT 5

10. Áp dụng 1 công thức cho nhiều ô

Trong rất nhiều trường hợp, bạn muốn gán công thức giống nhau cho nhiều ô nhưng bạn không muốn tốn nhiều thời gian để nhập thủ công. Bạn không cần phải lo lắng vì đã có Phím tắt Lập lại công thức giúp bạn làm điều đó . Bạn chỉ cần nhập công thức của bạn vào ô đầu tiên của một cột và sau đó bạn có thể sao chép nó ra từ ô đó.

Để thực hiện, bạn đưa con trỏ ở phía dưới bên phải của ô đầu tiên, đợi dấu + xuất hiện . Nhấp đúp để sao chép

Trên đây là 10 mẹo sử dụng Excel hỗ trợ các chiến dịch SEO và PPC. FFF hi vọng rằng có thể cung cấp cho bạn nhiều kiến thức bổ ích về Excel để giúp bạn có thể tiết kiệm thời gian và cải thiện chất lượng công việc hơn. Đừng quên tiếp tục theo dõi các mẹo hay về marketing online tại blog của FFF

Nếu bạn cần sự trợ giúp hoặc có vấn đề cần trao đổi với chuyên gia của 3F, hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotline 0901 47 48 46 hoặc trang fanpage chính thức của FFF. Ngoài ra, hãy tham gia Cộng đồng Google AdWords Việt Nam để nhận thêm thông tin hay từ các thành viên trong cộng đồng nhé!

]]>
https://fff.com.vn/10-meo-su-dung-excel-ho-tro-cac-chien-dich-seo-va-ppc/feed/ 0
Các yếu tố đánh giá thứ hạng SEO website trên google https://fff.com.vn/cac-yeu-to-danh-gia-thu-hang-seo-website-tren-google/ https://fff.com.vn/cac-yeu-to-danh-gia-thu-hang-seo-website-tren-google/#comments Tue, 21 Jul 2020 11:24:41 +0000 https://fff.com.vn/?p=26826 Tín hiệu xếp hạng hay các yếu tố xếp hạng là một căn cứ vô cùng quan trọng trong SEO để các công cụ tìm kiếm xếp hạng cho 1 website. Tất cả các tín hiệu xếp hạng này luôn song hành cùng với các thuật toán công cụ tìm kiếm.

Các yếu tố quyết định thứ hạng và sự tác động của các yếu tố này thường xuyên thay đổi. Tuy nhiên, Google vẫn cho chúng ta biết được 1 số yếu tố quan trọng. Và trong bài viết này sẽ nói về những yếu tố quan trọng đánh giá thứ hạng SEO tác động không nhỏ đến thành công để lên TOP google

Cách kiểm tra thứ hạng SEO trên google

Dùng trình duyệt ẩn danh , tại vì sao phải sử dụng chế độ ẩn danh? Bởi vì nếu như bạn thường xuyên xem một website hay tìm kiếm thông tin, thì website đó sẽ xuất hiện nhiều trên kết quả tìm kiếm của bạn. Vì thế kết quả kiểm tra thứ hạng website trên google sẽ không được chính xác nữa

Khi người dùng sử dụng trình duyệt ẩn danh thì những dữ liệu lịch sử tìm kiếm trước đây của bạn trên Google sẽ không còn xuất hiện. Nó chỉ nhận kết quả sau khi bạn tìm kiếm mới. Để sử dụng công cụ kiểm tra thứ hạng từ khóa miễn phí này, bạn có thể tham khảo các cách thực hiện đơn giản sau:

Đối với Chrome: Sau khi mở trình duyệt Chrome, bạn sử dụng tổ hợp phím Ctrl + shift + N hoặc bạn nhìn về phía góc phải chrome nhấn vào biểu tượng 3 dấu chấm và chọn “Cửa sổ ẩn danh mới”.

Sau đó bạn vào Google và tiến hành kiểm tra thứ hạng từ khóa như bình thường.

Trong Tối Ưu SEO website, Authority là thước đo định tính giúp đánh giá khả năng hiển  thị và xếp hạng hạng tổng thể của một trang web. Đây là một trong những thành tố đánh giá  độ mạnh của trang như: lượng link trỏ về, lượng share,…  Một website có Authority là một website uy tín và được công nhận rộng rãi bởi các  chuyên gia trong ngành, các website khác.  Trang web có độ uy tín cao thì càng được người dùng tin tưởng sử dụng và được  Google ưu tiên đề xuất hiển thị trên trang kết quả khi có các truy vấn liên quan.

Trong đó, Authority của website dựa trên hai yếu tố :Domain Authority và Page Authority 

Domain Authority (DA) là độ uy tín tên miền của một website có điểm số (từ 0-100) và được phát triển bởi Moz. Chỉ số này là một yếu tố xếp hạng công cụ tìm kiếm dựa trên mức độ phổ biến, kích thước và tuổi của tên miền.
Page Authority (PA) là chỉ số đo lường độ uy tín của từng Page riêng lẻ trong hệ thống các trang trong Domain của bạn. Độ uy tín của tất cả các trang trong một trang web là như nhau .

EN – Engagement là gì?
Một trang web chất lượng là tạo ra được những hoạt động tương tác có giá trị hữu ích cho người truy cập. Hoạt động tương tác của người dùng với webiste được đo lường thông qua các chỉ số như thời gian người dùng trên trang, tỉ lệ thoát trang, thời lượng phiên trung bình,…

Bằng cách biết và theo dõi được hành vì người dùng, họ tương tác như thế nào với website của bạn giúp công việc tối ưu SEO website được định hình cụ thể hơn. Các SEOer dễ dàng xây dựng kế hoạch phù hợp và cải thiện liên kết nội bộ hiểu quả hơn, kết quả là xếp hạng webiste se được đánh giá tốt hơn. 

RE – Reputation là gì?
Một doanh nghiệp muốn xây dựng được danh tiếng cho website,thương hiệu của mình đòi hỏi mất nhiều thời gian, công sức và phải đáp ứng yêu công của công cụ tìm kiếm.

Danh tiếng của thương hiệu góp phần làm tăng độ uy tín và tin dùng trong lòng khách hàng, và điều tương tự cũng đúng với các công cụ tìm kiếm.

Hãy thử nghĩ về những người, trang web hay tổ chức mà bạn tin dùng, họ xây dựng được nhận thức thương hiệu lâu năm băng cách cung cấp thông tin đáng tin cậy và ổn định, được những người khác trích dẫn là chuyên gia trong lĩnh vực của họ và được các đồng nghiệp hoặc khách hàng của họ nói tốt.

Nội dung chất lượng

Google liên tục tìm kiếm nội dung mới và chất lượng. Việc xuất bản nội dung chất lượng một cách thường xuyên sẽ giúp Google có thêm cơ hội lập chỉ mục trang web của bạn cho các liên kết. Cũng như cho các từ khoá thường xuyên thêm nội dung, như các bài viết trên blog.

Bạn tối ưu hoá bài viết bằng các từ khóa, thẻ meta, thẻ tiêu đề. Và mô tả có thể thu hút khách truy cập vào trang web của bạn. Từ đó  cung cấp cho bạn thêm các cách liên kết tới các nguồn có thẩm quyền và các trang xếp hạng cao hơn.

Hãy lên kế hoạch nội dung thật chất lượng cho trang web của bạn để lôi kéo người đọc trải nghiệm lâu hơn và chính họ sẽ là người chia sẻ bài viết của bạn đến với nhiều người hơn. Đây cũng là một cách backlink gián tiếp nhưng vô cùng chất lượng khi người đọc nhận thấy họ đọc được những thông tin hữu ích ở website thì họ không ngần ngại mà chia sẻ thương hiệu của bạn đến nhiều người hơn trên mạng xã hội.

Backlink

Để một từ khóa nào đó của bạn lên top được bạn cần phải quảng cáo đường link của bạn lên google và đặt ở nhiều nơi. Việc làm này làm đường link của bạn càng chất lượng và uy tín dựa vào tiêu chuẩn mà google đưa ra, nó sẽ đánh giá đường link của bạn tốt và nhanh chóng đưa từ khóa của bạn lên top.

Tuy nhiên, không phải tất cả các backlink đều được tạo giống nhau. Càng có nhiều liên kết chất lượng trỏ tới trang web của bạn, càng có cơ hội được Google xếp hạng cao cho các từ khóa hàng đầu

Có nhiều yếu tố góp phần tạo nên uy tín, chất lượng của Backlink nhưng có hai yếu tố quan trọng nhất là:

Sự liên quan: liên kết từ các trang web có liên quan tới ngành nghề, hay sản phẩm/dịch vụ của bạn giới thiệu đến trang web của bạn nghĩa là website của bạn được đánh giá uy tín và bổ trợ thêm được nhiêu thông tin hữu ích cho người dùng. Và đây cũng là ” dấu hiệu ” đề Google đề xuất website với các từ khóa liên quan.
Độ tin cậy: backlink từ các trang mạnh trên các website càng mạnh trỏ về bạn giúp Google đánh giá cao hơn độ tin cậy cho trang web bạn.

  • Số lượng liên kết tới domain
  • Số lượng liên kết follow và nofollow
  • Sự đa dạng của các loại liên kết
  • Liên kết anchor

Đọc thêm bài viết Backlink là gì? Cách xây dựng backlink chất lượng cao?

Tương tác của người dùng

RankBrain: RankBrain là thuật toán trí thông minh nhân tạo của Google. Nhiều người tin rằng mục đích chính của nó là đo đạc mức độ tương tác của người dùng với các kết quả tìm kiếm (và thăng hạng các kết quả phù hợp).

Tỉ lệ click tự nhiên (CTR) cho một từ khóa: Theo Google, các trang nhận được nhiều click hơn (dưới thuật ngữ CTR) có thể được thăng hạng trên SERP cho từ khóa cụ thể đó.

CTR tự nhiên cho tất cả các từ khóa: CTR tự nhiên cho tất cả các từ khóa được xếp hạng của một website có thể là tín hiệu về tương tác người dùng dựa trên con người (nói cách khác, một điểm số chất lượng cho các kết quả tự nhiên).

Tỷ lệ thoát trang: Bounce rate là một số liệu phổ biến và được sử dụng rộng rãi trong phân tích kỹ thuật số và phân tích lưu lượng truy cập web. Trong khi hầu hết mọi người xem nó như một chỉ số đánh giá chất lượng của một trang web nên ý nghĩa thực tế của nó đôi khi bị hiểu sai. Nói cách khác một website có tỷ lệ thoát trang cao chưa hẳn website đó không chất lượng và ngược lại.

Số lượng bình luận: Các trang có nhiều bình luận có thể là một tín hiệu về tương tác người dùng và chất lượng. Trong thực tế một nhân viên của Google từng nói rằng các bình luận (*) có thể giúp tăng thứ hạng “rất nhiều”.

Nhắm mục tiêu theo địa lý: Google ưu tiên cho các trang có IP máy chủ địa phương và tên miền quốc gia cấp cao nhất theo quốc gia của người tìm kiếm.

Chia sẻ trên mạng xã hội của website

Tín hiệu mạng xã hội trong SEO được hiểu đơn giản là số liệu đo lường mức độ tương tác của người dùng trên các nền tảng xã hội như Facebook, Twitter, LinkedIn hay Instagram…

Với các nút chia sẻ mạng xã hội được đơn giản hóa bằng các icon nổi bật, khách hàng sẽ nhanh chóng chia sẻ bất kỳ nội dung nào hấp dẫn họ chỉ bằng một cú click. 

Tối ưu trang web với thiết bị di động 

Tới nay số lượng người dùng sử dụng thiết bị di động chiếm 75%, Sẽ không có gì ngạc nhiên khi mà một trang web được tối ưu cho điện thoại di động sẽ ảnh hưởng đến việc xếp hạng của google.

Tốc độ website

Website của bạn cũng cần phải chú ý tới tốc độ load, vì tốc độ của website là một tín hiệu xếp hạng. Website chậm sẽ dẫn đến tỷ lệ thu thập dữ liệu chậm hơn. Điều này có nghĩa là Google sẽ lập chỉ mục các trang trên website của bạn ở tốc độ chậm hơn. Bài đăng mới sẽ mất nhiều thời gian hơn để hiển thị trong kết quả tìm kiếm. Làm cho website của bạn nhanh hơn còn có thể giúp bạn có được lưu lượng truy cập tự nhiên cho các bài viết nhanh hơn và dẫn đến xếp hạng tốt hơn.

Qua bài viết mong rằng bạn đọc có thể áp dụng những kiến thức trong bài vào việc xây dựng chiến lược tối ưu website.


Trong quá trình sử dụng, nếu gặp khó khăn hay có bất kỳ thắc mắc nào comment ngay bên dưới hoặc liên hệ với số hotline 0901 47 48 46 để được hỗ trợ.

]]>
https://fff.com.vn/cac-yeu-to-danh-gia-thu-hang-seo-website-tren-google/feed/ 1
Sự khác nhau giữa SEO và SEM là gì? https://fff.com.vn/su-khac-nhau-giua-seo-va-sem-la-gi/ Tue, 07 Jul 2020 04:32:23 +0000 https://fff.com.vn/?p=26042 Maketing là trợ thủ đắc lực cho hoạt động kinh doanh online của các doanh nghiệp. Để có một chiến dịch tiếp thị khách hàng hoàn hảo nhất thì SEO và SEM là hai quá trình vô cùng quan trọng và cần thiết mà chúng ta không thể bỏ qua. Vậy bạn đã biết sự khác nhau giữa SEO và SEM là gì chưa? Cùng FFF theo dõi bài viết dưới đây để có câu trả lời cho mình nhé.

1. SEM là gì?

SEM viết tắt của cụm từ Search Engine Marketing là một quá trình tiếp thị trên các công cụ tìm kiếm thông qua hai hình thức đó là truy cập miễn phí (SEO) và giao dịch có trả tiền (PPC). Bạn có thể hiểu SEM=SEO+PPC . Hay nói cách khác, SEM chính là quá trình gia tăng lượng truy cập trang web bằng cách mua quảng cáo trên các công cụ tìm kiếm như Google.

Như đã đề cập, SEO và PPC là những kênh nhỏ riêng biệt trong SEM. PPC (Pay-Per-Click) là một mô hình tiếp thị quảng cáo trên Internet, dựa trên nền tảng sẵn có của Google Ads, bạn có thể xây dựng quảng cáo của mình để xuất hiện trên Top kết quả tìm kiếm của Google. Chi phí chi trả cho chiến dịch được tính dựa trên số lần khách hàng click vào quảng cáo của bạn.

Tại sao SEM lại quan trọng

Người dùng thường có thói quen tìm kiếm thông tin về sản phẩm, dịch vụ trên các công cụ tìm kiếm trước khi ra quyết định mua hàng. Và mục tiêu của SEM là hướng đến việc đưa website hoặc quảng cáo của bạn xuất hiện trong Top 5 kết quả tìm kiếm của Google. Từ đó, tiếp cận được lượng khách hàng tiềm năng, thu hút họ ghé thăm website, đẩy nhanh quá trình mua hàng để mang đến nhiều lợi nhuận cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Ưu điểm của SEM:

  • Độ phủ sóng từ khóa cao, có thể quảng cáo cùng lúc nhiều từ khóa, sản phẩm
  • Nhanh chóng hiển thị trên Top đầu của trang tìm kiếm
  • Tùy biến quảng cáo và đo lường chính xác hiệu quả của SEM
  • Tăng độ nhận diện thương hiệu trên các công cụ tìm kiếm
  • Tạo ra nguồn doanh thu một cách nhanh chóng
  • Tiếp cận tới đúng người, tại đúng thời điểm và đúng thời gian

Nhược điểm của SEM:

  • Cạnh tranh cao do đó chi phí ngày càng đất đỏ
  • Đôi lúc gây khó chịu cho người dùng

2. SEO là gì?

SEO là viết tắt của cụm từ Search Engine Optimization là một quá trình tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. Là một tập hợp các nguyên tắc, cách thức, công cụ giúp tối ưu hóa website của bạn để đạt được thứ hạng cao trong kết quả tìm kiếm tự nhiên của Google. Nói cách khác, SEO là quá trình tối ưu hóa website để nhận được lượng traffic miễn phí từ các công cụ tìm kiếm.

Vai trò của SEO

Một website muốn tiếp cận và giữ chân khách hàng phải là một website thân thiện, dễ sử dụng, dễ tương tác. Do đó, SEO vẫn luôn giữ vai trò quan trọng trong hoạt động xây dựng và phát triển website:

  • SEO không dừng ở việc đưa website lên Top, mà còn là trải nghiệm thực tế của người dùng về tính hữu dụng của một trang web
  • Theo các khảo sát của các chuyên gia làm SEO, hơn 65% người dùng sẽ nhấp vào 5 kết quả xuất hiện đầu tiên trong kết quả tìm kiếm. Vì vậy, SEO website là cần thiết để đưa trang của bạn lên top kết quả tìm kiếm và giúp bạn tiếp cận được gần người dùng hơn
  • SEO giúp website của bạn vận hành ổn định, các thao tác với người dùng diễn ra mượt mà hơn. Từ đó, tăng lợi thế cạnh tranh so với các website đối thủ

Để biết được các yếu tố quyết định đến sự thành bại của SEO bạn có thể tham khảo bài viết Yếu tố nào là quan trọng nhất trong SEO.

SEO được tạo dựng từ hai kỹ thuật chính là SEO – onpage và SEO Off-page

SEO On-page:

  • Tối ưu hóa các thành phần liên quan đến từ khóa mục tiêu như thẻ tiêu đề, thẻ mô tả, thẻ heading,…
  • Tối ưu bài viết và trang web thông qua các chiến lược nghiên cứu từ khóa bằng thủ thông hoặc sử dụng các công cụ như Keyword Planner.
  • Liên kết URL đơn giả, dễ ghi nhớ với các từ khóa đã được chọn lọc
  • Tích hợp các tiện tích chia sẻ mạng xã hội
  • Tốc độ load trang nhanh
  • Thân thiện với thiết bị di động
  • Content chất lượng cao

SEO Off-page:

  • Xây dựng và phát triển các nguồn backlink để mang đến lượng truy cập cho website
  • Tiếp thị qua mạng xã hội: tăng lượng truy cập đến từ các mạng xã hội ưu tính
  • Ghi dấu ấn thương hiệu, đề cập đến thương hiệu của bạn trong các diễn đàn, bài viết, đánh giá hoặc mạng xã hội

Ưu điểm của SEO

  • Giúp website leo Top trên các công cụ tìm kiếm mà không mất chi phí
  • Mang đến hiệu quả lâu dài
  • Người dùng thích click và top kết quả tìm kiếm tự nhiên hơn là quảng cáo
  • Được Google đánh giá cao về nội dung và chất lượng website

Nhược điểm của SEO

  • Tốn rất nhiều thời gian và công sức

3. Sự khác nhau giữa SEO và SEM là gì ?

Cả SEO và SEM đều là hai quá trình giúp website tăng khả năng hiển thị trên Top của các công cụ tìm kiếm. Và SEO và PPC là hai kênh nhỏ thuộc SEM. Sự khác biệt dễ thấy nhất đó là SEM là một chiến lược quảng cáo có trả phí và SEO là chiến lược không cần trả phí. Nếu SEO hướng về việc tối ưu hóa website để đạt các thứ hạng cao hơn trong kết quả tìm kiếm thì SEM bao gồm cả SEO và các phương thức khác như PPC (Pay-Per-Click) thu hút người dùng từ các công cụ tìm kiếm có tính phí.

Các chiến lược SEM thường được sử dụng:

  • Chiến lược quảng cáo nhắm đến các đối tượng cụ thể như địa lý, nhân khẩu học, ngành,…
  • Tận dụng các từ khóa đã chọn lọc để viết ra các quảng cáo có liên quan
  • Tạo các nhóm quảng cáo liên quan đến các biến thể của từ khóa mục tiêu
  • Đặt ngân sách các chiến dịch quảng cáo

Trong khi đó, SEO lại tập trung tối ưu hóa website thông qua SEO On-page và SEO Offpage. Giúp đưa đẩy thứ hạng của website lên vị trí cao hơn ở bảng xếp hạng kết quả một cách tự nhiên, không mất phí.

Bên cạnh đó, nếu bạn muốn làm PPC-Ads thì rất dễ để thực hiện, chỉ cần có thẻ tín dụng Quốc tế như Visa hoặc Master Card bạn đã có thể tiến hành các chiến dịch Ads cho mình. Tuy nhiên, nếu bạn không có thẻ visa hay Master Card thì bạn có thể mua tài khoản Invoice từ 3F, để chạy quảng cáo nhé. Với hình thức SEM thì bạn có thể đưa website của mình lên Top một cách nhanh chóng, dễ dàng, và bên cạnh đó bạn còn tiết kiệm được thời gian và công sức hơn so với SEO.

Còn với SEO thì khó hơn nhiều, bạn phải cần đầu tư rất nhiều thời gian, công sức để học được cách tạo ra một chiến dịch SEO hoàn chỉnh cũng như đẩy website lên Top

Nhìn trên có thể thấy được, SEM chiếm lợi thế hơn so với SEO. Chẳng hạn, khi website bạn mới thành lập và bạn muốn website của mình nhanh chóng tiếp cận được khách hàng để tạo độ nhận dạng thương hiệu thì SEM hay PPC là sự lựa chọn tốt hơn cho bạn.

Tóm lại, bạn không nên bỏ qua bất kỳ quá trình nào mà cần phối hợp tốt hai quá trình này để mang đến lợi ích cao nhất cho doanh nghiệp của mình. SEM hình thức trả phí và nhanh chóng tiếp cận được khách hàng. SEO giúp bạn tối ưu website, giúp website của bạn có được nội dung thật sự chất lượng để giữ chân khách hàng mang đến lợi ích bền vững và lâu dài cho bạn. Do đó, hãy tận dụng và phối hợp nhịp nhàng SEO và SEM để tiếp cận được nhiều khách hàng đồng thời mang về tỷ lệ chuyển đổi cao cho website, doanh thu nhiều nhất cho doanh nghiệp.

Tuy nhiên, dù có trả phí hay không trả phí, SEO và SEM vẫn có những thế mạnh riêng và mang đến các lợi ích khác nhau cho bạn.

SEO và SEM ngày càng khẳng định vai trò của mình đối với hoạt động xây dựng và phát triển website. Đồng thời đưa doanh nghiệp đến gần hơn với khách hàng tiềm năng của mình. Qua bài viết vừa rồi, 3F hy vọng bạn đã có được nhiều kiến thức bổ ích về SEM và SEO, đồng thời hiểu được sự khác nhau giữa chúng. Và bạn cũng đừng quên đăng ký tài khoản trên FFF để được trải nghiệm nhiều công cụ hữu ích khác nhé.

Nếu bạn cần sự trợ giúp hoặc có vấn đề cần trao đổi với chuyên gia của 3F, hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotline 0901 47 48 46 hoặc trang fanpage chính thức của FFF. Ngoài ra, hãy tham gia Cộng đồng Google AdWords Việt Nam để nhận thêm thông tin hay từ các thành viên trong cộng đồng nhé!

]]>
Backlink là gì? Cách xây dựng backlink chất lượng cao? https://fff.com.vn/backlink-la-gi-cach-xay-dung-backlink-chat-luong-cao/ Thu, 04 Jun 2020 04:58:30 +0000 https://fff.com.vn/?p=24710 Backlink là việc tối ưu SEO Offpage bằng cách đặt liên kết website chính của bạn tại website khác để đạt thứ hạng cao trên công cụ tìm kiếm. Ngoài mục đích để trang web chính của bạn đạt được thứ hạng cao đó là thu hút lượng truy cập của website

Bài viết ngày hôm nay 3F sẽ giúp bạn tìm hiểu sâu hơn về backlink và làm sao để xây dựng backlink chất lượng cao?.

Backlink là gì?

Để một từ khóa nào đó của bạn lên top được bạn cần phải quảng cáo đường link của bạn lên google và đặt ở nhiều nơi. Việc làm này làm đường link của bạn càng chất lượng và uy tín dựa vào tiêu chuẩn mà google đưa ra, nó sẽ đánh giá đường link của bạn tốt và nhanh chóng đưa từ khóa của bạn lên top.

Vậy backlink được hiểu là những  liên kết  được đặt từ website, blogs, diễn đàn, mạng xã hội khác đưa về website của bạn. Số lượng backlink là chỉ số sự quan trọng và sự ảnh hưởng của website, số lượng backlink càng cao thì khả năng được tìm thấy trong các công cụ tìm kiếm sẽ càng cao.

Bên cạnh đó, trước khi đi vào xây dựng Backlink thì hãy chắc chắn rằng bạn đã hiểu rõ các khái niệm liên quan được kể đến dưới đây:

  • Anchor text: Là những cụm từ khóa được sử dụng để chứa link. Khi bất cứ ai click và anchor text sẽ được điều hướng đến link đích chèn trong đó. Các anchor text này sẽ giúp ích cho SEO khi bạn muốn đẩy mạnh thứ hạng cho một từ khóa cụ thể nào đó.
  • Link juice: Là khái niệm dùng để chỉ liên kết trỏ tới website. Link juice càng nhiều thì Domain Authority của website bạn càng tăng, việc này rất có ích cho SEO.
  • Dofollow link: Theo mặc định, mỗi Backlink bạn tạo ra đều là dofollow link và nó sẽ chuyển link juice về website đích của bạn.
  • Nofollow link: Khi một Backlink được tạo ra nhưng nó có gắn thẻ tag nofollow thì link juice sẽ không được chuyển đi.
  • Internal link: Là các đường link dẫn từ bài viết này đến bài viết khác trong cùng một website.
  • Low-quality link: Đây là khái niệm dùng để chỉ những Backlink kém chất lượng. Những Backlink được trỏ về từ các website vi phạm quy tắc chung, website spam, website có nội dung độc hại hoặc đồi trụy… đều được xem là backlink kém chất lượng. Hãy cẩn thận khi đặt Backlink trên những trang tương tự vậy nhé!

Tại sao backlink lại quan trọng trong SEO?

Tăng nhận dạng thương hiệu và đưa thương hiệu tiếp xúc gần hơn với người dùng

Khi người đọc nhìn thấy một đường link có chủ đề mà họ quan tâm ở một trang web tốt họ sẽ dễ dàng nhấp vào tìm hiểu. Và khi nhận ra một thương hiệu được nhắc nhiều lần ở bài viết đó, bài viết thật sự mang đến những thông tin hữu ích, ý nghĩa cho họ thì trang web của bạn sẽ vô tình được lưu vào tiềm thức người đọc và dần duy trì theo dõi trang website của bạn nhiều hơn.

Tăng lượt traffic về website, tạo mối quan tâm mới

Link bài viết của bạn được đặt ở nhiều nơi website, blogs, diễn đàn chất lượng uy tín sẽ giúp lượt traffic về website của bạn càng cao. Những website chất lượng thường có nhiều lượt theo dõi, việc bạn đặt link ở trang web đó sẽ giúp người đọc tin tưởng và dễ dàng nhấp  vào đọc nhanh hơn, từ đó bạn sẽ có nhiều sự quan tâm, theo dõi mới đến website của bạn.

Tăng thứ hạng tự nhiên của website

Backlink được ví như một phiếu bầu giúp tăng độ uy tín của website đối với Google. Nó điều hướng người dùng ghé thăm website nhằm thu thập những thông tin hữu ích đối với họ.  Nếu thật sự website của bạn mang lại cho họ những trải nghiệm đáng tin cậy từ những bài viết, những giá trị mà bạn muốn gửi gắm đến họ. Điều này sẽ duy trì thời gian của họ ở lại website của bạn lâu hơn.  Từ đó, website của bạn đã được google cộng điểm và dần dần cải thiện vị trí website trên bảng xếp hạng từ khóa tìm kiếm của Google một cách hiệu quả.

Cách xây dựng backlink chất lượng và hiệu quả cao

Content phải thật sự chất lượng và hấp dẫn

Hãy tưởng tượng nếu bạn nhấp vào một link ở một trang web chất lượng nào đó nhưng những nội dung bạn mang đến cho người đọc quá nghèo nàn, không thu hút, hình ảnh không đẹp, không có những thông tin mà họ cần thì việc họ thoát ra khỏi website của bạn một cách nhanh chóng là điều vô cùng bình thường mà rất nhiều trang web gặp phải.

Hãy lên kế hoạch nội dung thật chất lượng cho trang web của bạn để lôi kéo người đọc trải nghiệm lâu hơn và chính họ sẽ là người chia sẻ bài viết của bạn đến với nhiều người hơn. Đây cũng là một cách backlink gián tiếp nhưng vô cùng chất lượng khi người đọc nhận thấy họ đọc được những thông tin hữu ích ở website thì họ không ngần ngại mà chia sẻ thương hiệu của bạn đến nhiều người hơn trên mạng xã hội.

Xây dựng link từ site có PR cao

Theo kinh nghiệm SEO của 3F rút được, backlink nên đặt ở những website, diễn đàn,… có PR>=4 để được đánh giá cao trên google. Nhưng điều này không có nghĩa là ta bỏ qua những diễn đàn có PR thấp, bởi nếu coi mỗi backlink là một phiếu bầu cho website của bạn thì “phiếu bầu” từ các website có uy tín (PR cao) sẽ có giá trị cao hơn. Tuy nhiên, nếu website của bạn chỉ nhận được phiếu bầu hoàn toàn từ các website có PR cao sẽ bị Google để ý do tính bất thường. Chính vì thế, việc đặt backlink ở những diễn đàn PR cao là chính nhưng bạn cũng đừng bỏ qua những diễn đàn có PR thấp mà hãy phủ rộng, phân phối link bài viết ở nhiều nơi phù hợp để thân thiện với những tiêu chuẩn của google.

Bình luận trên các blog và diễn đàn và trỏ backlink một cách tự nhiên, không spam

Bình luận trên blog và diễn đàn được sử dụng như một cách thông dụng để xây dựng backlinks. Mặc dù cách tiếp cận này không còn mạnh như trước đây một phần do sự lạm dụng thường xuyên, nên cung cấp hỗ trợ trong các diễn đàn dành riêng cho ngành. Nhận xét giúp bạn nhận được các backlink một chiều vững chắc cũng như nhiều lưu lượng truy cập hơn và khả năng hiển thị công cụ tìm kiếm tốt hơn. Nhưng hãy nhớ đừng SPAM mà hãy bổ sung thêm giá trị cho người dùng!

Dẫn backlink ở các web có traffic cao

Điều này cũng dễ hiểu, vì các diễn đàn, website có traffic cao vốn dĩ đã được Google đánh giá cao cho nên bài viết của bạn được đặt ở đó cũng được đánh giá cao hơn. Ngoài ra, với lượng traffic lớn của web khác, nếu bài viết của bạn thật sự có nhiều chất xám, cung cấp nhiều thông tin hữu ích thì việc traffic kéo về trang web bạn nhanh chóng cũng vô cùng dễ hiểu.

Dẫn backlink ở diễn đàn, site cùng chủ đề

Người dùng cũng như Google luôn muốn thấy nội dung đặt đúng chỗ. Vậy nên hãy đi link nhiều ở các site có cùng chủ đề với từ khóa mà ta muốn đặt. Trong nhiều trường hợp, một số lĩnh vực không có nhiều các diễn đàn thảo luận riêng biệt, bạn có thể đi link tại các chuyên mục cùng chủ đề tại các diễn đàn khác. Điều này cũng sẽ được đánh giá cao hơn việc spam link vào các chủ đề không liên quan.

Dẫn backlink trong nội dung bài viết

Ở mỗi bài viết nên có backlink trong phần nội dung của bài để kích thích người đọc nhấp vào những liên kết bài viết liên quan, đây cũng là cách trỏ link thông dụng giúp giữ chân người đọc trải nghiệm lâu hơn ở site của bạn. Và cách đặt backlink hiệu quả ở đây là mỗi một liên kết mà ta muốn trỏ tới chỉ xuất hiện một lần trong bài đó.

Đặt link dofollow

Bạn có biết Dofollow là những siêu liên kết, có chức năng là thông báo với bộ máy tìm kiếm rằng nó là một link uy tín, có giá trị tham khảo và ảnh hưởng đến yếu tố outbound link (liên kết ra phía ngoài) của chính website đó. Bot của các công cụ tìm kiếm sẽ rà quét những link dofollow. Do đó nếu bạn không muốn “bot” quét backlink, không nên sử dụng link dofollow

Đây cũng là một yếu tố quan trọng trong các yếu tố nhằm xây dựng backlink hiệu quả. Liên kết dofollow giúp điều hướng bot tìm kiếm đi tới website của ta, cũng làm gia tăng thứ hạng và đánh giá đối với website. Một điều chú ý, bạn nên cân đối số lượng link dofollow và nofollow. Nếu link mà bạn xây dựng hoàn toàn là dofollow cũng sẽ là một yếu tố Google sẽ đánh giá là bất thường.

Những cách xây dựng backlink hiệu quả như trên là những cách backlink thông dụng mà 3F rút ra trong quá trình SEO site của mình và nó thật sự hiệu quả. Còn rất nhiều cách backlink hiệu quả khác bạn có thể tham khảo ở nhiều nơi để tìm cho mình những cách backlink hiệu quả nhất cho website của mình.

Nếu bạn cần tăng traffic và backlinks cho website thì đọc tiếp bài sau nhé

Nếu bạn cần sự trợ giúp hoặc có vấn đề cần trao đổi với chuyên gia của 3F, hãy liên hệ với chúng tôi hoặc trang fanpage chính thức của FFF. Ngoài ra, hãy tham gia Cộng đồng Google AdWords Việt Nam để nhận thêm thông tin hay từ các thành viên trong cộng đồng nhé!

]]>
So sánh sự khác biệt giữa làm SEO và chạy Ads (Phần 1) https://fff.com.vn/lam-seo-va-chay-ads/ https://fff.com.vn/lam-seo-va-chay-ads/#respond Tue, 24 Mar 2020 07:56:19 +0000 https://fff.com.vn/?p=23191 Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, thị hiếu khách hàng cũng đã thay đổi rõ rệt. Đa phần người dân sẽ ít tụ tập hơn, các nhà hàng quán ăn mà các sản phẩm dịch vụ có tính năng giao hàng tận nơi sẽ là lựa chọn hàng đầu. Các cửa hàng thời trang, trung tâm thương mại cũng sẽ vắng khách hơn vì họ chuyển sang xu hướng mua sắm online. Thời điểm này doanh nghiệp phải nhanh chóng thay đổi chiến dịch đầu tư hơn về website hay sản phẩm của họ để xuất hiện trên google khi khách hàng tìm kiếm sản phẩm hay dịch vụ.

Có 2 cách để được hiện thị trên trang google tìm kiếm khi khách hàng có nhu cầu tìm mua sản phẩm hay sử dụng dịch vụ,  doanh nghiệp có thể lựa chọn làm SEO hoặc chạy Ads

Chọn làm SEO và chạy Ads – đó là một cuộc tranh luận không hồi kết thường thấy và ở mọi nơi trên web hay trên các diễn đàn. Chúng ta đều biết cả làm SEO hay chạy Ads thì mục đích chính là thu hút lượng truy cập đến từ khách hàng tiềm năng trên công cụ tìm kiếm Google thông qua những từ khóa tìm kiếm thông tin dịch vụ sản phẩm mà bạn cung cấp

Có thể bạn đã từng nghe, từ một Marketing Manager và chủ doanh nghiệp nào đó nói rằng “Giữa làm SEO và chạy Ads, chỉ nên đầu tư vào một chiến lược duy nhất”

Bạn có biết rằng 93% trải nghiệm trực tuyến bắt đầu với một công cụ tìm kiếm? Nếu bạn tiếp cận các chiến lược tiếp thị tìm kiếm này với định kiến như vậy thì bạn sẽ bỏ lỡ một cơ hội tiếp cận khách hàng.

Để biết đâu là lựa chọn đúng cho doanh nghiệp thì 3F đã đưa ra những ưu điểm giữa làm SEO và Chạy Ads để doanh nghiệp lựa chọn chiến lược phù hợp cho mình

Tổng quan về làm SEO và chạy ADS

Có 1 tỷ người sử dụng tìm kiếm Google mỗi tháng. Và tính đến tháng 2 năm 2020, Google sở hữu hơn 81% thị phần công cụ tìm kiếm

Do đó xu hướng mua sắm cũng như tiêu dùng hiện nay là người mua hàng sẽ tìm kiếm và tìm hiểu thông tin trên Internet trước khi quyết định mua. Và thường người tiêu dùng sẽ tìm kiếm nơi bán những sản phẩm mình muốn thông qua công cụ tìm kiếm, và họ sẽ lựa chọn trong 10 kết quả hiện ra đầu tiên (trang 1) trong kết quả tìm kiếm (thường là Google)

Khái niệm SEO là gì ?

SEO là từ viết tắt của Search Engine Optimization – Tối ưu hóa các yếu tố ảnh hưởng đến thứ hạng của website trên trang kết quả tìm kiếm của khách hàng, giúp khách hàng tìm đến website của mình nhanh hơn mà không cần mất bất kỳ khoản chi phí nào cho google. SEO càng tốt thì website của bạn sẽ có xếp hạng cao hơn trên trang kết quả tìm kiếm (thông thường là Google).

Nói một cách đơn giản, Khi người dùng sử dụng thanh search, Google sẽ kiểm kê tất cả những trang web trong chỉ mục của mình (nơi các thông tin về websites được lưu trữ) và tìm kiếm trang web có thông tin liên quan nhất. Trang web này sau đó sẽ được liệt kê ra cho người dùng trên trang kết quả.  Quá trình này tốn nhiều thời gian, công sức nhưng một khi đã SEO lên top công cụ tìm kiếm, bạn sẽ thu về kết quả một cách bền vững nhất.

SEO hoạt động theo cách thức nào?

Nghiên cứu từ khóa (keyword research): Đây là công việc cực kì quan trọng trong SEO nhằm mục đích tìm ra những cụm từ, nhóm từ khóa nhắm tới từng loại đối tượng tìm kiếm và dễ dàng đưa website lên vị trí cao trên kết quả tìm kiếm.

Content hữu ích: Với SEO nội dung là điều kiện quan trọng nhất để SEO một website. Nội dung của website phải hữu ích với độc giả. Máy tìm kiếm sinh ra là để phục vụ mọi người tìm kiếm thông tin trên Internet. Những Website có được nội dung phong phú, hữu ích và thông tin luôn cập nhật sẽ luôn nằm ở vị trí TOP đầu.

Seo Onpage: Tối ưu trên trang web, cho cả Công cụ tìm kiếm và khách viếng thăm. Hiện nay việc này trở nên ngày càng quan trọng hơn sau khi Google tung ra hàng loạt các bản cập nhật mới

Seo Offpage: xây dựng liên kết từ website khác trỏ tới website của bạn. Bao gồm tất cả các liên kết từ các website khác trỏ về site của bạn hay còn gọi là Backlink, từ các trang Blog, Mạng xã hội, Tin tức hay các comment từ các Forum, …

Khái niệm chạy Ads là gì ?

Google Ads ( tên gọi cũ Google adwords ) – viết tắt của Google Advertisement Keywords – tạm dịch là quảng cáo theo từ khóa (còn được biết đến với cái tên – quảng cáo trả tiền cho từng lần nhấp chuột) là một dịch vụ thương mại chạy bởi Google

Google Ads cho phép bạn đặt quảng cáo của bạn ở vị trí trên cùng của trang kết quả tìm kiếm trên Google. Người sử dụng Internet gõ vào từ khóa liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn và quảng cáo của bạn được xuất hiện tại các trang kết quả tìm kiếm. Khách truy cập sẽ nhấp chuột vào quảng cáo của bạn và nó sẽ đưa họ trực tiếp đến trang web của bạn.

Khi sử dụng dịch vụ quảng cáo Google Ads, bạn sẽ phải trả phí cho những lần quảng cáo được hiển thị hoặc được click chuột. Thông qua việc lựa chọn và sử dụng từ khóa liên quan đến sản phẩm, dịch vụ, quảng cáo sẽ được hiển thị ở những vị trí ưu tiên. Giá của mỗi từ khóa phụ thuộc vào vị trí hiển thị này cũng như mức độ cạnh tranh cùa từ khóa.

Google Ads hoạt động theo cách thức nào?

Khi sử dụng dịch vụ Adwords, tất cả các quy tắc sẽ do bạn đặt ra, bao gồm:

  • chọn hạn mức hàng ngày
  • số tiền tối đa bạn muốn chi cho mỗi lượt truy cập
  • những từ khóa mà bạn muốn quảng cáo.

Google sẽ thu phí nhất định tùy theo gói dịch vụ bạn sử dụng. Có 3 hình thức tính phí như sau:

  • Trả tiền cho mỗi lần nhấp PPC (Pay per Click) – Tính phí theo từng lần nhấp chuột của khách hàng vào quảng cáo của bạn – đây là hình thức phổ biến nhất;
  • Trả tiền theo số lần hiển thị PPM (Pay per Miles) – Tính phí cho mỗi 1000 lượt quảng cáo xuất hiện trên Google;
  • Trả tiền khi khách hàng thực hiện hành động cụ thể trên website sau khi nhấp vào quảng cáo PPA (Pay per Action).

Nhận diện vị trí SEO vs ADS trên Google tìm kiếm

Khi bạn search từ khóa “công cụ phân tích từ khóa” trên thanh tìm kiếm, bạn có thể nhìn thấy hàng loạt kết quả. Hãy nhìn tấm ảnh dưới đây:

Đầu tiên, quảng cáo trả tiền được hiển thị ở đầu trang kết quả của công cụ tìm kiếm đầu tiên , trong khi danh sách không phải trả tiền xuất hiện ngay bên dưới

  • Phần đầu khung màu đỏ trên kết quả tìm kiếm, có ghi là “Quảng cáo” (cũng có khi được hiển thị là “Qc” hoặc “Ad” – viết tắt của “Advertising”)
    >> điều này có nghĩa là quảng cáo Google Adwords – quảng cáo trả tiền.
  • Và phần khung màu xanh lá cây. Đó là SEO (Search Engine Optimization – Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm).
    >> Và theo thứ tự, các website xếp hạng ở vị trí kế tiếp lần lượt được xem là có vị trí top 1, top 2, top 3 trên các công cụ tìm kiếm như Google.

Làm SEO và Chạy Ads: Cái nào tốt hơn?

Đây là câu hỏi không có đáp án đúng. Nếu ai đó cung cấp dịch vụ Ads và SEO cho bạn biết cái này tốt hơn cái kia thì bạn đừng nên tin

Không có cách nào làm SEO tốt hơn Chạy Ads, hoặc ngược lại. Cả hai đều là nguồn nhận khách hàng tiềm năng và chiến lược tiếp thị hiệu quả.

Câu hỏi đúng để hỏi là: Khi nào chọn SEO so với chạy Ads hay ngược lại? Mình sẽ đưa ra những ưu điểm và khuyết điểm để bạn lựa chọn chiến lược phù hợp với doanh nghiệp mình trong từng giai đoạn

Ưu và nhược điểm của SEO và ADS

Ưu điểm SEO

Chi phí SEO ít hơn chạy Ads

  • Mỗi khi có người click vào liên kết của bạn trong kết quả tìm kiếm tự nhiên, bạn sẽ không bị tốn bất cứ chi phí nào, trừ những chi phí nhỏ nhưng cần thiết để duy trì thứ hạng bạn đang có.

Bền vững hơn về thời gian

  • Để SEO lên top nhiều từ khóa, bạn cần có website vừa chuẩn kỹ thuật lại vừa tối ưu cho người dùng. Bên cạnh đó bạn cần có thật nhiều nội dung và thời gian đủ lâu để Google đánh giá website của bạn uy tín với người dùng. Vì những rào cản trên, nên đối thủ cạnh tranh trong SEO sẽ ít hơn trong Quảng cáo.
  • Nếu quá trình SEO dừng lại, thứ hạng tìm kiếm sẽ giảm theo thời gian

SEO thúc đẩy nhiều nhấp chuột hơn tăng traffic

  • Thống kê cho thấy 65% người dùng click chuột vào kết quả hiển thị tự nhiên của SEO, 35% còn lại click chuột vào kết quả hiển thị ưu tiên của quảng cáo Google Adwords. Nghĩa là SEO tạo độ tin cậy cao hơn quảng cáo Google Adwords
  • Tiếp cận nhiều khách hàng tiềm năng hơn, tỉ lệ chuyển đổi cao hơn

Nhược điểm làm SEO

SEO cần có thời gian dài để được lên Top

  •  SEO thường sẽ mất khá nhiều thời gian thường từ 2-6 tháng để bạn mới thấy được kết quả. Trong thời gian SEO, hiệu quả doanh thu mang lại gần như không có. Khách hàng biết đến bạn khi bạn có vị trí thứ hạng trên tìm kiếm . Vì lý do này mà rất nhiều doanh nghiệp không muốn đầu tư vào SEO.

SEO phụ thuộc vào các thuật toán dễ tụt hạng

  • Google đã bắt đầu tạo ra thay đổi lớn về thuật toán, xuyên suốt những lần Cập nhật Thuật Toán Google, những nhà quản trị web (Webmaster) thường tập trung vào những yếu tố như: xây dựng links, cải thiện nội dung, hoặc những khía cạnh liên quan đến kỹ thuật SEO.
  • Mỗi thay đổi của Google với thuật toán tìm kiếm có thể làm ảnh hưởng tới hàng tỷ kết quả , sau khi thuật toán áp dụng một thời gian không lâu, bản đồ thứ hạng website theo từ khóa đã có sự thay đổi chóng . Và thế chỗ vào những website tụt hạng là những website thỏa mãn các tiêu chí mà Google đã đề ra là có chất lượng và được cập nhật những bài viết hay liên tục.

SEO cần nội dung hay chất lượng và hiểu biết công cụ hỗ trợ

  • Nếu bạn muốn làm SEO, bạn nhất thiết phải hiểu tận dụng các công cụ hỗ trợ  SEO tốt nhất  Tìm kiếm hoạt động cũng như biết rõ SEO tập trung vào những từ khóa có lượng tìm kiếm cao liên quan đến website của bạn
  • Việc SEO cùng lúc nhiều từ khóa là rất khó, đòi hỏi nhiều thời gian. Nếu quá lạm dụng, nhồi nhét từ khóa vào trong bài viết (quá 5% độ dài bài viết) thì Google sẽ đánh giá là spam từ khóa, đồng thời, đánh mất tính tự nhiên của bài.
  • Cùng với nội dung, những người làm SEO cũng cần biết cách tối ưu các thành phần trên trang (on-page) khác như: Thẻ tiêu đề, thẻ miêu tả, Headings, thẻ miêu tả ảnh

 

Ưu điểm chạy Ads

Chạy Ads mang lại kết quả nhanh chóng

  • Xuất hiện vị trí TOP ngay lập tức thông qua các chiến dịch bạn tạo ra và bắt đầu nhận được lưu lượng truy cập nhắm tới mục tiêu bạn quảng cáo
  • Quảng cáo đúng thời điểm khách hàng tìm kiếm

Xây dựng đẩy mạnh thương hiệu

  • Với quảng cáo Google, bạn chỉ phải trả tiền cho mỗi lần nhấp chuột. Vì thế kể cả khi người dùng không click vào quảng cáo, họ vẫn nhìn thấy và ghi nhớ thương hiệu của bạn
  • Phục vụ cho remarketing

Chạy ads thích nghi nhiều tiện ích mở rộng

  • Cho phép bạn sử dụng nhiều từ khóa liên quan để xác định từ khóa nào có tỷ lệ chuyển đổi và tạo đơn hàng tốt hơn
  •  Mục tiêu quảng cáo được nhắm theo từ khóa tìm kiếm, thời gian trong ngày, ngày trong tuần, vị trí địa lý, ngôn ngữ, thiết bị và đối tượng dựa trên những lượt truy cập trước đó.

Nhược điểm của chạy Ads

 Ngân sách chạy ads cao

  • Nếu bạn không phải là một người chạy Google Ads chuyên nghiệp và biết tối ưu landing page thì có thể bạn sẽ tốn rất nhiều tiền cho Google Ads
  • Bạn sẽ phải chi tiền quảng cáo liên tục để duy trì vị trí của mình trên Google ,khi ngừng trả tiền quảng cáo sẽ không còn xuất hiện trên Google tìm kiếm

Chi phí chạy thường yêu cầu tinh chỉnh liên tục

  • Chi phí Google Ads cho mỗi từ khóa là không cố định, biến động tùy theo sự cạnh tranh và vị trí hiển thị của từ khóa đó.
  • Chi phí sẽ ngày càng tăng trên mỗi từ khóa do sự cạnh tranh, làm cho doanh nghiệp bị giảm đi lợi nhuận của mình

Click ảo từ đối thủ cạnh tranh

  • Google Ads gặp phải những lượng click ảo (tức các đối thủ cạnh trạnh Click để làm tụt vị trí top từ khóa) lúc này bạn cần sử dụng công cụ chặn click ảo để tối ưu việc chạy quảng cáo

 

Bảng So Sánh SEO và Google Ads

Ngoài 2 sự khác nhau cơ bản trên, bảng so sánh dưới đây của chúng tôi sẽ giúp bạn đọc hình dung và phân biệt được SEO với quảng cáo Google Ads dễ dàng để có chiến lược tiếp thị phù hợp và hiệu quả.

Sau khi nghiên cứu cả bài viết, chắc bạn đã rõ vì sao SEO và Google Ads không những không loại trừ nhau mà thậm chí nó còn là 2 công cụ hữu ích để thực hiện mục đích chung: cải thiện doanh thu . Tùy vào mục đích doanh nghiệp của bạn mà lựa chọn cách chạy quảng cáo Google Ads hay SEO

Hy vọng bài viết đã cho bạn cái nhìn rõ hơn về sự khác biệt giữa làm SEO và chạy Ads. Phần sau mình sẽ viết tiếp “Làm SEO và chạy Ads – Đâu là sự lựa chọn đúng cho doanh nghiệp và cá nhân ” mời các bạn theo dõi

Bạn cần công cụ hỗ trợ tối ưu cho làm SEO click vào đây

Bạn cần tài khoản quảng cáo Google ads hiệu quả bạn click vào đây

Nếu bạn cần sự trợ giúp hoặc có vấn đề cần trao đổi với chuyên gia của 3F, hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotline 0901 47 48 46 hoặc trang fanpage chính thức của FFF. Ngoài ra, hãy tham gia Cộng đồng Google AdWords Việt Nam để nhận thêm thông tin hay từ các thành viên trong cộng đồng nhé!

]]> https://fff.com.vn/lam-seo-va-chay-ads/feed/ 0 8 công cụ SEO giúp lên top Google https://fff.com.vn/top-8-cong-cu-seo-giup-len-top-google/ https://fff.com.vn/top-8-cong-cu-seo-giup-len-top-google/#respond Wed, 19 Feb 2020 10:36:51 +0000 https://fff.com.vn/?p=22662 Bạn đang tìm các công cụ SEO tốt nhất để hỗ trợ cho công việc của mình. Dưới đây mình sẽ tập hợp và giới thiệu đến những SEO tool “nhất định phải có” theo từng thứ tự ưu tiên

Chúng sẽ giúp bạn: Nghiên cứu từ khóa, phân tích, check speed, viết bài chuẩn SEO….

Cùng bắt đầu tìm hiểu luôn nhé !

1. Công Cụ Phân tích từ khóa 

Để chọn từ khóa cho các chiến dịch quảng cáo Google Ads hay chiến dịch SEO website chúng ta thường dùng công cụ SEO phân tích từ khóa.

Phân tích từ khóa là gì? Phân tích từ khóa (Keyword Research) là quá trình bạn dùng các công cụ, thủ thuật để tìm ra 1 bộ từ khóa hợp lý đối với website của bạn, dựa vào bộ từ khóa này bạn sẽ xây dựng nội dung và đây chính là cốt lõi website của bạn

Có rất nhiều công cụ phân tích từ khóa như: Keyword Planner, Keyword IO … những công cụ giúp chúng ta dễ dàng nghiên cứu và phân tích từ khóa. Từ đó tìm ra những từ khóa tiềm năng mang lại nhiều khách hàng với chi phí thấp.

Các công cụ phân tích từ khóa của nước ngoài có nhược điểm là “Không am hiểu tiếng Việt” và “Văn hóa tìm kiếm địa phương”. Do đó mình xài công cụ phân tích từ khóa của 3f

Sử dụng công cụ phân tích từ khóa chỉ trong 10s

Để sử dụng công cụ phân tích từ khóa bạn chỉ cần điền từ khóa bạn muốn quảng cáo vào link công cụ phân tích từ khóa và bấm “phân tích”, ngay lập tức hệ thống sẽ hiện ra cho bạn các thông số về:

  • Trung bình tìm kiếm
  • Vị trí trung bình
  • Tỷ lệ nhấp chuột
  • Số nhấp chuột
  • Chi phí một nhấp chuột

2. Google Analytics

Mình sẽ nói đơn giản như này: Một khi đã SEO, các bạn bắt buộc phải sử dụng Google Analytics.

Google Analytics

Google Analytics là một công cụ SEO cho phép người dùng đánh giá, thống kê, phân tích website và hoạt động marketing online của họ.

Thông qua Google Analytics, doanh nghiệp có thể hiểu thêm về hành vi khách hàng, điều chỉnh chiến lược marketing phù hợp. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều người chỉ biết cài đặt chứ không biết cơ chế hoạt động của Google Analytics như thế nào.

Nó cho bạn cái nhìn tổng quát về cách người dùng tương tác với website của bạn.

Như trang nào đang được thích nhất, CTR, Bounce Rate, Pageview, Realtime….

Google Analytics tổng quan

Nếu bạn là người mới dùng GA hoặc không hiểu về các con số, thì nó rất hữu ích cho bạn.

Nó sẽ đưa ra một số gợi ý về các thông số website như:

  • Website performance week-over-week: so sánh những thống số cơ bản giữa các tuần.
  • Basic Performance: Một số thống số như (bao nhiêu user tuần vừa rồi)
  • Where You Get Your User From: Kênh nào chiếm tỉ lệ lớn nhất
  • Understanding Trends: Những thay đổi trên website
  • Content Analytics: Bài viết nào đang có nhiều view nhất

3. Google Search Console

Cũng quan trọng như Google Analytics vậy. Google Search Console (trước đây là Web Master Tool).

Bộ công cụ SEO miễn phí đến từ Google này có rất nhiều tính năng như:

Báo cho bạn biết khi có bất kỳ lỗi gì xảy ra trên website ( nội dung trùng lặp, lỗi 404, lỗi không index, các lỗi trên mobile, AMP…)

Tính năng nổi bật nhất của GSC đó là kiểm tra được “cụm từ” mà người dùng đang search và click đến website của bạn.

 Google Search Console 

3. Yoast SEO

Sau khi nghiên cứu, phân tích từ khóa xong suôi. Bước tiếp sẽ là lên nội dung và viết bài với những bộ từ khóa đó.

Chúng ta hay gọi là viết bài chuẩn SEO.

Yoast Seo kiểm tra bài viết chuẩn SEO hay chưa
  • Keyword phải có trong URL, title, meta description, H1, H2,..
  • Mật độ keyword sẽ đâu đó phải là 1-5%
  • Trong bài viết sẽ phải có link nội bộ
  • Ảnh có atl chứa từ khóa
  • ……

Nói chung là khá nhiều, và để vừa làm vừa nhớ tất cả thì quá khó.

Vậy nên bạn cần công cụ SEO Yoast SEO để nhắc nhở, cũng như kiểm tra những yếu tố chuẩn SEO này.

4. SEO quake Plugin

SEO Quake  là công cụ SEO phổ biến nhất khi làm SEO. SEO quake là công cụ giúp người làm SEO Onpage (tối ưu hóa trên website). Đây là công cụ hoàn toàn miễn phí và rất hữu ích cho người sử dụng, được cài đặt trên trình duyệt Chrome hoặc Firefox.

SEO Quake 

Khi nghiên cứu từ khóa, bạn thường dành hàng giờ để tìm hiểu mức độ cạnh tranh của từ khóa thông qua phân tích kết quả SERP.

Bạn cũng cần nhiều số liệu khác nhau liên quan đến kết quả SERP để biết được sự cạnh tranh khốc liệt giữa những bài viết top đầu.

SEOquake là công cụ hỗ trợ đắc lực dành cho quản trị viên web và chuyên viên SEO với nhiều công dụng tuyệt vời sau:

  • Cung cấp SEO overview trên bất kỳ trang nào
  • Tìm kiếm keyword difficulty
  • Phân tích external và internal link
  • Phân tích chi tiết backlink
  • So sánh domain và URL
  • Số liệu xã hội
SEO Quake là giải pháp hữu ích cho bạn.

Nói chung là khá nhiều đầy đủ những yếu tố on-page cơ bản cho một website.

Đây là công cụ SEO check on-page khá dễ dàng mà các bạn nên dùng.

Ngoài ra thì bạn cũng có thể kiểm tra số link nội bộ và link out ra ngoài trên trang đó với 2 tab Internal và External.

5. Google PageSpeed Insights

Như đã biết, Google sử dụng yếu tố về tốc độ tải trang như một yếu tố xếp hạng.

Google PageSpeed Insights sẽ cho bạn biết website của bạn nhanh hay chậm trên Google.

Đo Website của bạn nhanh hay chậm trên Google

Công cụ cũng cung cấp các đề xuất mà người dùng (hoặc web developer) có thể sử dụng để cải thiện hiệu năng.

Google PageSpeed Insights

Nhưng cũng đừng chỉ quan tâm đến điểm, mà quên đi trải nghiệm người dùng nhé.

Hy sinh tất cả cho hiệu năng, mà bạn nhận lại được 1 website “không đẹp” thì cũng chả để làm gì.

6. BuzzSumo

Hiện công cụ hỗ trợ viết content rất hay khi bạn bí ý tưởng viết bài . Bạn tìm những topic đang được nhiều người quan tâm nhất.

Để thu hút traffic vào website, ở mỗi một chủ đề mà website bạn làm, bạn buộc phải có những chủ đề HOT, gọi là Trending (xu hướng) ở chủ đề đó.

Chức năng chính của cộng cụ SEO để bạn tìm kiếm những Trending trên mạng

BuzzSumo sẽ giúp bạn tìm những bài viết được share nhiều nhất liên quan đến “keyword” bạn muốn.

Bạn sẽ được thấy những bài viết có số lượng share “Khủng” trên Facebook, Twitter, Pinterest, Reddit.

Question Analyzer sẽ cho bạn một loạt các từ khóa gợi ý về “keyword” bạn muốn

Những chủ để, những câu hỏi được nhiều quan tâm nhất trên MXH (quora, reddit..)

7. LinkPatrol

LinkPatrol là một WordPress plugin hiển thị tất cả external link (liên kết ngoài) trên website.

Tính năng nổi bật: LinkPatrol sẽ giúp bạn xóa hoặc nofollow các liên kết trên website của mình một cách dễ dàng.

LinkPatrol sẽ giúp bạn xóa hoặc nofollow các liên kết trên website

Chỉ cần chọn một tên miền bạn muốn xóa hoặc muốn nofollow, sau đấy để LinkPatrol làm công việc của mình.

8. Công cụ phân tích đối thủ

Trong kinh doanh online việc phân tích website đối thủ rất quan trọng, bạn sẽ biết được đối thủ của bạn kinh doanh qua website như thế nào, chạy quảng cáo từ khóa gì từ đó việc kinh doanh của bạn được hoàn thiện hơn

Khi nhập tên trang web của đối thủ

Ngay lập tức, hệ thống sẽ phân tích và đưa ra cho bạn các thông số về website của đối thủ, bao gồm:

  • Thời gian khách truy cập
  • Khách hàng của họ đến từ đâu
  • Thống kê về độ tuổi của khách hàng đang sử dụng sản phẩm/dịch vụ của họ
  • Các kênh quảng cáo, mạng xã hội mà đối thủ của bạn sử dụng để tìm kiếm khách hàng
  • Hình thức quảng cáo của khách hàng: trả phí và không trả phí
  • Thống kê số liệu cho việc truy cập từ quảng cáo
  • Liệt kê các loại từ khóa mà người dùng tìm kiếm cho website của họ
Mình vừa liệt kê các công cụ Seo cần có cho một website. Các bạn tham khảo và sử dụng cho mình Công cụ SEO sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian rất nhiều để “LEO TOP”
Nếu bạn có thắc mắc gì để lại comment nhé 
]]>
https://fff.com.vn/top-8-cong-cu-seo-giup-len-top-google/feed/ 0