Mục lục
Thiết kế và xây dựng website là nhu cầu thiết yếu của hầu hết các doanh nghiệp trong thời đại công nghệ số như hiện nay. Các website bắt đầu ra đời và mọc lên như nấm, vì vậy mà các thuật toán của Google ngày một thông minh hơn để kiểm soát nội dung của các website. Nếu bất ngờ nhận thấy lượng traffic trên website mà bạn quản lý đang giảm đáng kể, thì tin mình đi trang của bạn có thể đã vi phạm nguyên tắc nào đó của Google và bị phạt rồi đấy. Nhưng đừng quá lo lắng nhé, sau đây FFF sẽ hướng dẫn bạn 9 bước kiểm tra website có bị Google phạt hay không thông qua bài viết bên dưới nhé.
1. Kiểm tra Google có thông báo cho bạn hay không?
Có nhiều cách để kiểm tra website của bạn có đang bị phạt bởi Google, tuy nhiên để có kết quả chính xác nhất, trước hết bạn hãy kiểm tra xem mình có nhận được thông báo phạt nào từ Google hay không. Để kiểm tra, bạn cần truy cập vào Google Webmaster Tool và click chọn mục Manual Actions – Bảo mật và thao tác thủ công để xem các thông báo tại đây. Một số lỗi thường gặp phải mà Google sẽ gửi thông báo cho bạn bao gồm:
- Lỗi 404
- Website có liên kết chứa virus
- Website bị virus tấn công
- Conent tại trang bị trùng lặp
2. Hình phạt thuật toán
Không giống với hình phạt thủ công như ở trên, Google sẽ không gửi cho bạn bất kỳ thông báo nào cả. Đây là một hình phạt phổ biến nhất và nó là một hình phạt tự động. Việc này xảy ra do sự thay đổi các thuật toán của Google, sẽ không có thông báo gửi về bảng điều khiển Google Tìm kiếm, do đó cũng không có tùy chọn để điền vào yêu cầu xem xét lại. Nên nếu bạn bị phạt nhưng lại không nhận được bất kỳ thông báo nào của Google thì cũng đừng quá ngạc nhiên nhé, vì bạn đã mắc phải hình phạt thuật toán.
3. Kiểm tra tên miền trên Google
Để kiểm tra trang của bạn có bị phạt hay không bạn có thể truy cập vào Google, tại mục tìm kiếm nhập theo cú pháp site:địa chỉ URL, ví dụ với FFF mình sẽ nhập là site:https://fff.com.vn/. Check kết quả số lượng URL đã được index tại kết quả tìm kiếm mà Google hiển thị, nếu bạn không tìm ra bất kỳ địa URL của mình thì đồng nghĩa rằng website của bạn đã bị phạt rồi đấy.
4. Kiểm tra hosting
Sẽ có 2 trường hợp thường xảy ra với lỗi hosting của bạn:
- Hosting hết hạn: Có thể các gói hosting của bạn đã hết hạn, các nhà cung cấp dịch vụ thường sẽ gửi nhắc nhở trước 10-15 ngày trước khi dịch vụ hosting hết hạn, chỉ cần bạn theo dõi mail thường xuyên sẽ nhận được thông báo. Ngoài ra, bạn cũng có thể đăng nhập hosting và xem thời gian còn lại của dịch vụ tại mục Services.
- Dung lượng hosting gặp vấn đề: Tốc độ load trang tại web của bạn sẽ rất chậm, thậm chí web có thể ngưng hoạt động nếu gặp phải tình trạng dung lượng hosting bị đầy. Bạn có thể kiểm tra dung lượng này tại mục Resource Usage của tài khoản hosting.
5. Lỗi trùng lập Content
Hãy kiểm tra chất lượng bài viết trên trang của bạn, nếu nội dung bị sao chép một cách máy móc từ các trang khác hay sử dụng các công cụ tạo nội dung tự động thì nguy cơ cao là web của bạn đã phải đối mặt với các mức phạt từ Google. Ngoài việc copy nội dung và tạo bài tự động thì các trang với bài viết sơ sài, không có chất lượng về nội dung, không mang đến giá trị cho người đọc rất dễ vi phạm các nguyên tắc của Google. Như một nhà kinh doanh, Google luôn mong muốn đọc giả sẽ có trải nghiệm tốt nhất, do đó mà các thuật toán không ngừng được nâng cấp để phát hiện và lọc ra các website kém chất lượng, đồng thời đề xuất kết quả tốt nhất cho người đọc. Do đó, hãy luôn đầu tư cho content tại website để tạo ra giá trị nhất định cho trang của bạn. Nếu muốn xem nội dung có bị Google bỏ qua do trùng lập hay không bạn hãy thêm &filter=o vào cuối URLs của bài viết của mình và tìm kiếm trên Google.
6. Xem lại hệ thống backlink
Một hệ thống backlink chất lượng hiển nhiên sẽ giúp ích cho việc đưa trang của bạn lên Top của các công cụ tìm kiếm. Tuy nhiên, nếu quá lạm dụng backlink mà không chú ý tới nội dung và các giá trị mang đến cho người đọc thì rất nguy hiểm. Thuật toán Penguin Real Time sẽ nhanh chóng phát hiện ra rằng bạn đang spam link và báo cáo để Google phạt website. Do đó, nếu bạn đang đặt các link của mình một cách đại trà thì hãy gỡ bỏ link ở những trang kém chất lượng, có nội dung spam ngay nhé.
Đôi khi việc mua backlink từ nhiều nguồn không rõ ràng, kém chất lượng sẽ đẫn đến việc Google hiểu lầm là bạn đang spam các link này. Do đó, để nhanh chóng xây dựng hệ thống backlink chất lượng nhất cho trang của mình mà không phải lo rằng sẽ vi phạm các nguyên tắc và chịu phạt từ Google, bạn có thể mua ngay tại ffftraffic.com của FFF.
7. Kiểm tra traffic bằng Google Analytics
Một trong những dấu hiệu dễ nhận biết nhất khi website bạn mắc phải Google Penalty đó là sụt giảm số lượng traffic của trang. Để kiểm tra bạn có thể sử dụng Google Analytics tình trạng lượng truy cập tự nhiên của website. Nếu bạn thấy lượng traffic của trang bị giảm đáng kể ngay sau ngày Google cập nhật thuật toán thì chắc chắc lý do dẫn đến tình trạng giảm traffic là trang của bạn đã bị phạt.
8. Kiểm tra file robots.txt
Nói một cách đơn giản thì robots.txt là một tập tin văn bản đơn giản có dạng .txt. Tệp này là một phần của Robots Exclusion Protocol (REP) chứa một nhóm các tiêu chuẩn web quy định cách robot web (hoặc robot của các công cụ tìm kiếm) thu thập dữ liệu trên web, truy cập, index nội dung và cung cấp nội dung đó cho người dùng. Đồng thời đảm bảo rằng website của bạn sẽ được thu thập và lập chỉ mục. Bằng cách sử dụng trình kiểm tra file robots.txt bạn sẽ biết được các tệp robots.txt của bạn có chính xác. Do đó nếu bạn phát hiện có vấn đề hãy nhanh chóng gỡ bỏ và sửa lại ngay nhé. Đồng thời hãy kiểm tra xem các thẻ Meta robots có được đặt NOINDEX hay NOFOLLOW hay chưa nhé.
9. Một số cách khác
Ngoài các cách thức vừa nêu ở trên bạn cũng có thể dùng những cách sau để kiểm tra xem liệu thật sự website có đang bị phạt hay không. Chẳng hạn như kiểm tra tốc độ tải trang, tuy đây không phải là yếu tố trực tiếp khiến Google phạt web của bạn nhưng về dài lâu yếu tố này có thể làm ảnh hưởng đến xếp hạng website của bạn và dính phải các thuật toán của Google. Hoặc kiểm tra backlist để xem liệu website của bạn có bị cho vào danh sách đen của Google hay không. Cũng có thể website của bạn có cấu trúc không phù hợp hoặc đã bị các hacker tấn công,…Hãy check tất cả các yếu tố có thể xảy ra để có câu trả lời cho mình nhé.
Khi xây dựng và phát triển website bất kỳ ai cũng mong muốn trang web của mình sẽ luôn trong trạng thái vận hành ổn định nhất. Tuy nhiên, có nhiều yếu tố khác nhau khiến website bị dính phải các mức phạt Google, điều mà không một ai mong muốn sẽ xảy ra. Vừa rồi 9 bước kiểm tra website có bị Google phạt hay không, hy vọng bài viết đã mang đến nhiều thông tin giúp ích cho việc kiểm tra tình trạng web của bạn. Cuối cùng đừng quên đăng ký ngay tài khoản tại FFF để trải nghiệm các công cụ hữu ích khác nhé.
Nếu bạn cần sự trợ giúp hoặc cần trao đổi với chuyên gia của 3F, hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotline 0901 47 48 46 hoặc trang fanpage chính thức của FFF. Ngoài ra, hãy tham gia Cộng đồng Google AdWords Việt Nam để nhận thêm thông tin hay từ các thành viên trong cộng đồng nhé!
Tags kiểm tra websitekiểm website bị phạt