Nửa đầu năm 2020 khi cả thế giới phải đối mặt với đại dịch Covid-19. Nền kinh tế thế giới đối mặt với khủng hoảng khi các nước buộc phải ban lệnh cấm tụ tập đông người nhằm hạn chế sự lây lan của virus. Chính vì vậy, thị trường dần chuyển từ buôn bán offline sang buôn bán online. Điều đó đã khiến thị trường quảng cáo online trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Hãy cùng FFF xem thị trường online thay đổi như thế nào trong 3 tháng đầu năm với Tổng hợp thị trường quảng cáo online đầu năm 2020

1. Định nghĩa các chỉ số cơ bản trong quảng cáo online

CPC là gì?

CPC (Cost per click) là số tiền mà bạn sẽ phải trả cho một nhấp chuột vào quảng cáo Google của bạn. Khi chạy quảng cáo Google, bạn sẽ bắt gặp 2 loại CPC, đó chính là:

  • CPC tối đa: là số tiền tối đa, bạn phải trả cho một nhấp chuột của khách hàng. Nếu bạn nhập giá thầu CPC t.đa và ai đó nhấp vào quảng cáo của các bạn, nhấp chuột đó sẽ không tính phí các bạn nhiều hơn số tiền giá thầu CPC tối đa mà các bạn đặt ra.
  • CPC trung bình: Giá mỗi nhấp chuột (CPC) trung bình là số tiền bạn trả cho quảng cáo chia cho số lần nhấp.

CPM là gì?

CPM (Cost per Mille) là chi phí bạn phải bỏ ra cho một nghìn lần lượt hiển thị quảng cáo. Khi chạy quảng cáo CPM, bạn phải đặt giá thầu mong muốn cho mỗi 1000 lần hiển thị quảng cáo và tùy chọn vị trí đặt quảng cáo để hiển thị banner quảng cáo ở đâu trên website hay blog.Cách tính phí này thường chỉ áp dụng cho các quảng cáo hiển thị như GDN hay quảng cáo Youtube

CTR là gì?

CTR (Cost Through Rate) là tỷ lệ nhấp chuột trên số lần hiển thị quảng cáo. Chỉ số này rất quan trọng, cho thấy quảng cáo Google Ads có hoạt động tốt hay không nó thể hiện tần suất người dùng search và thấy được quảng cáo của các bạn và kết thúc bằng việc bấm vào quảng cáo. Chỉ số này được tính bằng công thức: CTR = Click/Impression

CPV là gì?

CPV (Cost Per View) là số tiền bạn phải trả cho một lượt xem quảng cáo. Tương tự với các cách tính tiền trên, nhưng cách này chỉ áp dụng cho các quảng cáo video. Google thường tính View ngay sau khi khách hàng xem Video 5 giây. Hoặc hình thức non-skippable (không được bỏ qua) là 15 giây. Bắt Buộc, sau khoảng thời gian này thì người xem mới được Skip (bỏ qua) quảng cáo trên Video đang xem.

Bạn có thể xem thêm định nghĩa của các thuật ngữ khác trong quảng cáo Google Ads qua bài viết Các chỉ số quan trọng trong quảng cáo Google ads

2. Tổng quan toàn thị trường

Google Ads Search

Trong 3 tháng vừa qua, chi phí click trung bình đối với quảng cáo tìm kiếm trên Google là 2,846đ/click tăng khá cao so với các tháng trước đây. Dường như trong thời gian dịch Covid 19, các doanh nghiệp lần lượt chuyển từ quảng cáo Offline sang Online, khiến thị trường cạnh tranh hơn, đẩy giá thầu trung bình lên cao

Trong khi đó, tỷ lệ nhấp và tỷ lệ click ảo lại không có nhiều biến động. Thậm chí, tỷ lệ click ảo đang có chiều hướng giảm do có sự giám sát gay gắt của Google cũng như các công cụ chặn click ảo. Nếu bạn cũng đang bị click ảo, bạn có thể xem qua công cụ chặn click ảo của FFF tại đây.

Google Ads GDN

CPC của quảng cáo hiển thị trong 3 tháng qua là 461đ/click, không có nhiều thay đổi so với các tháng trước. Tuy nhiên, chi phí trên một nghìn lần hiển thị lại giảm đáng kể, chỉ còn 4,383đ và tỷ lệ nhấp chỉ còn 0.95%.

Youtube

Thị trường Youtube trong 3 tháng vừa qua có lẽ là thị trường sôi động nhất khi người người nhà nhà dường như coi Youtube rất nhiều. Vì vậy các chỉ số quảng cáo cũng tăng khá nhiều. Trong khi CPC tăng đến 2,262đ, thì CPM tăng đến 8,840đ và CPV là 118.9đ/view

3.Chi tiết theo từng ngành

Quảng cáo Google Ads Search

Chi tiết từng ngành của quảng cáo Google Ads, chúng ta có thấy ngành “Dịch vụ địa phương” có CPC trung bình cao ngất ngưởng khi đạt đến 13,260đ. “Giáo dục” chính là ngành có chi phí quảng cáo tìm kiếm rẻ nhất, chỉ có 1,889đ cho một click chuột nhưng tỷ lệ nhấp lại thuộc hàng “khủng” nhất khi là ngành đứng thứ 2 với CTR bằng 12.39%. Đứng đầu CTR chính là ngành du lịch, dù ngành này bị ảnh hưởng khá nặng nề do dịch Covid. Đứng cuối là ngành có tỷ lệ cạnh trang trên mạng tìm kiếm vô cùng lớn, đó là ngành tài chính khi chỉ đạt CTR là 2.74%

Quảng cáo Google Ads GDN theo từng ngành

Về quảng cáo hiển thị GDN, CPC cao nhất thuộc về ô tô và dịch vụ địa phương, với giá lần lượt là 1,231đ và 1,232đ. Giải trí là ngành có CPC thấp nhất, chỉ có 10đ, tuy nhiên tỷ lệ nhấp lại đứng đầu và cách rất xa các ngành khác với 25%. Đây là tỷ lệ nhấp cực kỳ lớn so với trung bình thị trường. Các ngành khác đều có CTR khá thấp từ 0.5% đến 1.79%.

Quảng cáo Youtube theo từng ngành

Đối với thị trường quảng cáo Youtube, chúng ta có thể thấy “Tài chính” chính là ngành đổ nhiều tiền quảng cáo nhất khi cả CPM và CPV đều đứng đầu thị trường lần lượt là 126,469.87đ cho 1000 lượt xem và 781.22đ/view. Về các ngành khác, “Tiêu dùng” cũng là một ngành bỏ khá nhiều chi phí để quảng cáo youtube với CPM và CPV lần lượt là 121.261,28đ/1000views và 216.57đ/view. Tương tự với GDN, Giải trí cũng là ngành trả ít tiền nhất cho quảng cá Youtube với CPM và CPV chỉ 2,046.73đ/1000 views và 10.96đ/views

Vừa rồi là tổng hợp CPC, CPM, CTR, CPV của tất cả các ngành đầu năm 2020, toàn bộ dữ liệu được lấy từ công cụ thị trường của 3F Solutions. Để theo dõi biến động của thị trường quảng cáo, bạn có thể sử dụng công cụ Thị trường tại đây. Thông tin thị trường được công cụ update liên tục 24/7. Đặc biệt công cụ hoàn toàn miễn phí.

Ngoài ra, nếu bạn quan tâm để tối ưu sao cho quảng cáo đạt hiệu quả cao nhất cũng như cách để tăng chuyển đổi trên website, hãy tiếp tục theo dõi mục Hướng dẫn trên FFF nhé. Nếu bạn cần sự trợ giúp hoặc có vấn đề cần trao đổi với chuyên gia của 3F, hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotline 0901 47 48 46 hoặc trang fanpage chính thức của FFF. Ngoài ra, hãy tham gia Cộng đồng Google AdWords Việt Nam để nhận thêm thông tin hay từ các thành viên trong cộng đồng.

Tags