Trang đích là website được điều hướng đến khi người dùng click vào mẫu quảng cáo. Bạn có thể tìm hiểu thêm về trang đích tại bài viết Trang đích (landing page) là gì? Bên cạnh mẫu quảng cáo, Google cũng rất thận trọng khi xem xét trang đích của các nhà quảng cáo. Một số nhà quảng cáo không cẩn thận khi xây dựng landing page dẫn đến bị lỗi “Trang đích không hoạt động”. Sau đây là 6 Cách Khắc Phục Lỗi “Trang Đích Không Hoạt Động” Khi Chạy Quảng Cáo Google Ads

1. Trải nghiệm đích đến

  • Đích đến hoặc nội dung gây khó khăn hoặc gây phiền toái không cần thiết cho việc điều hướng
  • Liên kết kích hoạt tải xuống trực tiếp từ quảng cáo hoặc dẫn đến một địa chỉ email hoặc một tệp
  • Đích đến có chứa trải nghiệm lừa gạt như tin nhắn giả mạo, vùng nhấp không mong muốn, hành vi gây hiểu lầm trên trang web, thao túng lịch sử duyệt web,…

Cách khắc phục:

  1. Tìm sự cố: Bạn tìm trên trang đích của mình có bất kỳ cửa sổ nào, bất kể nội dung, mở ra ngoài trang đích gốc không. Nếu có, hay loại bỏ chúng
  2. Nếu không tìm được sự cố, hãy thay một trang đích khác tuân thủ các yêu cầu của Google
  3. Chỉnh sửa lại mẩu quảng cáo phù hợp với trang đích vừa thay. Google sẽ xem xét lại mẫu quảng cáo, thông thường trong một ngày làm việc

2. Không đủ nội dung nguyên bản

  • Nội dung đích đến được thiết kế cho mục đích chính là hiển thị quảng cáo
  • Nội dung đích đến được sao chép từ một nguồn khác mà không thêm giá trị ở dạng nội dung nguyên bản hoặc chức năng bổ sung
  • Đích đến chỉ được thiết kế để chuyển người dùng đến trang khác
  • Sử dụng tên miền trỏ hướng làm đích đến quảng cáo
  • Đích đến khó hiểu hoặc vô nghĩa

Cách khắc phục:

  1. Chỉnh sửa đích đến của quảng cáo. Tập trung vào việc cung cấp ngay cho người dùng nội dung nguyên bản, hữu ích và duy nhất đồng thời không làm quá tải đích đến bằng quảng cáo, bất kể mức độ liên quan của quảng cáo đến văn bản quảng cáo của bạn. Xóa tất cả bộ khung HTML sao chép nội dung từ tên miền ngoài tên miền trang đích quảng cáo. Nếu trang web hoặc ứng dụng của bạn có chức năng tìm kiếm, hãy đảm bảo các kết quả tìm kiếm không phải chỉ toàn sao chép từ các trang web hoặc ứng dụng khác. Kiểm tra để xem liệu đăng ký của trang web đã hết hạn hay chưa
  2. Thay thế một trang đích khác. Hãy tìm một trang đích phù hợp với tiêu chuẩn của Google và trỏ URL về trang đó

3. Đích đến không khớp

  • Quảng cáo không phản ánh chính xác nơi người dùng sẽ được chuyển đến
  • Tên miền hoặc tiện ích tên miền trong URL hiển thị không khớp với URL cuối cùng
  • Không sử dụng tên miền phụ để xác định rõ ràng trang web so với tất cả các trang web khác được lưu trữ trên tên miền đó hoặc so với tên miền cấp độ gốc
  • Chuyển hướng từ URL cuối cùng đưa người dùng đến tên miền khác
  • Mẫu theo dõi không dẫn đến nội dung giống như URL cuối cùng

Cách khắc phục:

  1. Xem lại các URL của bạn. Kiểm tra trang đích cuối cùng của URL để đảm bảo rằng tên miền kết quả khớp với tên miền của URL hiển thị.

URL từ khóa: kiểm tra URL từ khóa không khớp với URL hiển thị. Tìm hiểu cách chỉnh sửa URL từ khóa.

Theo dõi: Thông số theo dõi trong URL cuối cùng có thể làm cho đích đến không khớp nếu không chèn {ignore} trước thông số theo dõi. Nếu sử dụng theo dõi trong URL cuối cùng, bao gồm cả ID động từ hệ thống theo dõi bên thứ ba, thì bạn cần phải bao gồm {ignore} trước thông số theo dõi trong URL cuối cùng.

Mẫu theo dõi: Nếu bạn cần chuyển hướng đến một tên miền khác, hãy xem xét thiết lập mẫu theo dõi. Hãy nhớ rằng mẫu theo dõi phải dẫn người dùng đến nội dung giống như URL cuối cùng. Bất kỳ khác biệt nào mà mẫu theo dõi đưa vào URL, bao gồm cả thông số và tên miền phụ, đều có thể dẫn người dùng đến nội dung khác với URL cuối cùng.

URL hiển thị proxy: Một số nền tảng mua sắm, thuật ngữ dược phẩm, người bán lại và lĩnh vực có ngôn ngữ không thích hợp nhất định đôi khi có thể sử dụng một tên miền khác để tránh hiển thị ngôn ngữ không thích hợp. Yêu cầu xem xét lại để xem bạn có đủ điều kiện hay không. Lưu ý rằng tùy chọn này không khả dụng cho quảng cáo văn bản mở rộng.

  1. Chỉnh sửa URL của bạn để URL tuân thủ chính sách.

4. Đích đến không hoạt động

Lỗi này thường do đích đến không hoạt động đúng cách hoặc đã bị thiết lập sai. Ví dụ như các trang web trả về mã lỗi HTTP, chẳng hạn như 403 Forbidden hoặc 404 Not Found; trang web không hoạt động ở tất cả các vị trí hoặc trên các trình duyệt và thiết bị phổ biến; lỗi tra cứu DNS; lỗi máy chủ nội bộ; trang web đang xây dựng

Cách khắc phục:

  1. Kiểm tra URL bạn đã nhập. Kiểm tra URL trang đích, URL từ khóa, URL theo dõi động và URL liên kết sâu để đảm bảo các URL đó đúng và không có lỗi chính tả.
  2. Nếu URL mà bạn đã nhập là chính xác, thì có thể trang web hoặc ứng dụng của bạn không hoạt động đúng. Hãy kiểm tra lại website của bạn một số thông tin như: mã trạng thái HTTP, mã hồi đáp HTPP, quảng cáo tương tác với ứng dụng, 1uảng cáo quảng bá ứng dụng
  3. Sau khi đã chỉnh sửa, hãy gửi chiến dịch để được xem xét
  4. Nếu không thể chỉnh sửa trang web của bạn, hãy thay một trang web khác tuân thủ các quy định của Google cho quảng cáo của bạn

 

5. Đích đến không thể thu thập thông tin

Các trang đích này bị lỗi do Google Ads không thể thu thập được được dữ liệu đích đến

Cách khắc phục: Kiểm tra cài đặt của trang web hoặc ứng dụng để đảm bảo rằng bạn đang cho phép Google Ads thu thập dữ liệu nội dung của mình. Bạn cũng có thể sử dụng Google Search Console để biết cách cho phép truy cập vào các trang của mình và để kiểm tra lỗi thu thập dữ liệu. Sau đó, xem cách chỉnh sửa các tệp loại trừ của bạn. Sau khi chỉnh sửa xong, hãy gửi lại chiến dịch cho Google để xem xét nhé

6. URL không được chấp nhận

Các URL sau sẽ không được Google chấp nhận:

  • URL không tuân thủ cú pháp chuẩn
  • Sử dụng địa chỉ IP làm URL hiển thị. Ví dụ: 123.45.678.90
  • URL hiển thị sử dụng ký tự không được chấp nhận. Ví dụ: Các ký tự như !, *, #, _, @

Cách khắc phục: Chỉnh sửa lại URL cho phù hợp với yêu cầu của Google

Kết

Trên đây là 6 lỗi “Đich đến không hoạt động” và cách khắc phục chúng. Nếu bạn vẫn không thể khắc phục được lỗi trên, hãy thử thuê dịch vụ xử lý lỗi AdWords của 3F Solutions. Với mức giá phải chăng 3F sẽ xử lý lỗi triệt để và bàn giao nhanh chóng nhất.

Bên cạnh sữa chữa lỗi AdWords, 3F còn có bộ công cụ tối ưu AdWords nếu bạn quan tâm đến việc tối ưu tài khoản quảng cáo hiệu quả hơn. Với 6 công cụ khác nhau Thị trường quảng cáo, Lên kế hoạch quảng cáo, Bác sĩ AdWords, Chặn click ảo, Quảng cáo Google Shopping, Lọc từ khóa SEO từ Ads.

Đảm bảo quảng cáo của bạn sẽ tăng hiệu quả vượt bậc, mang lại nhiều khách hàng nhất có thể. Còn chần chờ gì không đăng ký ngay tại:

 

Bên cạnh đó, khi đăng ký tài khoản tại 3F Solutions, bạn sẽ được nhận ngay mã khuyến mãi AdWords 1.350.000đ cho tài khoản quảng cáo của mình.

Nếu bạn cần sự trợ giúp hoặc có vấn đề cần trao đổi với chuyên gia của 3F, hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotline 0901 47 48 46 hoặc trang fanpage chính thức của FFF. Ngoài ra, hãy tham gia Cộng đồng Google AdWords Việt Nam để nhận thêm thông tin hay từ các thành viên trong cộng đồng nhé!

 

 

 

Tags

5 1 vote
Đánh giá bài viết