Như bạn biết đấy, content là một trong những yếu tố hàng đầu quyết định đến sự thành bại khi SEO website. Được xem là chiếc chìa khóa giúp doanh nghiệp đến gần hơn với khách hàng tiềm năng của mình, tuy nhiên xây dựng content chất lượng để tiếp cận khách hàng đạt đến con số 10,000 là điều không hề dễ dàng. Vậy nếu bạn đã thử nhiều cách nhưng vẫn chưa đạt được số lượng như mong muốn thì không cần phải lo lắng nữa, FFF sẽ bật mí 15 bí pháp xây dựng content và kiếm 10,000 visitors/tháng ngay trong bài viết bên dưới, cùng theo dõi nhé!

Content là gì? Content Marketing là gì?

Bạn có thể hiểu content là toàn bộ những nội dung bao gồm như: text, hình ảnh, video, infographic, audio… mà người dùng có thể nhìn thấy, nghe thấy chúng. Content được sử dụng để truyền tải các thông điệp, câu chuyện của bạn đến với khách hàng. Hoặc bạn cũng có thể sử dụng chính nội dung trong bài viết để PR, quảng cáo cho sản phẩm, dịch vụ của mình.

Ví dụ: Sau đây là một số ví dụ về các content mà Bitis đã xây dựng bá sản văn bản, hình ảnh và video để quản bá sản phẩm của mình đến khách hàng.

Content Marketing là hoạt động marketing của một doanh nghiệp hoặc thương hiệu tập trung vào việc tạo ra và phân phối nội dung có giá trị, liên quan đến sản phẩm/dịch vụ. Với mục đích thu hút, giữ chân người dùng để từ đó thúc đẩy hành vi, chuyển đổi họ thành khách hàng. Và hoạt động Content Marketing không chỉ diễn ra trên môi trường Online mà còn có cả Ofline. 

Ví dụ: Mình sẽ lấy một ví dụ về content marketing của một thương hiệu rất gần gũi với các bạn đó chính là Grab. Gần đây, các content marketing của Grab được đánh giá khá cao bởi sự thông minh trong việc xây dựng content. Nắm bắt các sự kiện, xu hướng đang thịnh hành và lồng ghép nội dung về sản phẩm, dịch vụ của mình giúp Grab nhanh chóng nhận được sự quan tâm và gây được hiệu ứng tích cực cho công tác truyền thông của họ. Cùng xem qua một vài content của Grab nhé.

Google sẽ đánh giá thấp các website có content trùng lặp với những nguồn dữ liệu đã có trước đó. Do đó, để xây dựng được một content chất lượng, thì nội dung của bạn phải độc đáo mới mẻ và là duy nhất, không phải là sản phẩm sao chép dưới bất kỳ hình thức nào. Ngoài ra, Content được xem là một trong những yếu tố quan trọng trong SEO, nó như là chìa khóa giúp website của bạn tăng thứ hạng trên công cụ tìm kiếm Google. Hãy thường xuyên làm mới và xây dựng content độc đáo, hấp dẫn để dễ dàng tiếp cận được số lượng khách hàng như mong đợi bạn nhé!

Tại sao phải xây dựng content?

SEO content là một trong những phương tiện giúp bạn truyền tải nội dung, sản phẩm, dịch vụ của mình đến người dùng. Nếu bạn có một content “hay” và “chất” chắc chắn website của bạn sẽ thú hút được một lượng lớn người truy cập. Bên cạnh đó, content còn mang đến nhiều lợi ích khác nhau cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp:

  • Tăng nhận thức về thương hiệu: Khi khách hàng tiềm năng và người mua tìm kiếm thông tin để tìm câu trả lời cho các vấn đề của họ, thương hiệu của bạn được hiện diện
  • Tăng sự yêu thích thương hiệu: Content marketing giúp tăng cường mối quan hệ giữa thương hiệu của bạn với người quan tâm. Nó cũng giúp thương hiệu dần trở thành Top of Mind trong tâm trí khách hàng khi họ nghĩ tới ngành của bạn
  • Phạm vi tiếp cận lớn hơn với chi phí thấp hơn: Đây không phải là chiến lược ngắn hạn. Theo thời gian, chuỗi nội dung tuyệt vời của bạn vẫn sẽ tiếp tục tiếp cận nhiều khách hàng tiềm năng và họ sẽ quan tâm hơn
  • Tăng traffic: Một trong những lợi ích của content hay là tăng lượng người dùng tìm đến website bạn thông qua công cụ tìm kiếm
  • Giúp kết nối và mang lại nhiều khách hàng: Các website có content chất lượng, đáp ứng được điều người dùng đang tìm kiếm sẽ giữ chân người dùng ở lại lâu hơn 
  • Tránh thuật toán phạt của Google: Nội dung hay và “chất” hiển nhiên sẽ được sự đánh giá cao từ các công cụ tìm kiếm và ngược lại, những nội dung spam hoặc kém chất lượng rất dễ vi phạm các thuật toán của Google dẫn đến bị phạt

15 bí pháp để xây dựng content

1. Xây dựng chiến lược

Việc trước tiên nhất mà bạn cần làm để được đạt mục tiêu hay hiệu quả tốt nhất cho một công việc đó chính là xây dựng cho mình một chiến lược cụ thể. Một chiến lược chiết tiết và cụ thể giúp bạn đi đúng hướng cho chiến dịch của mình, từ đó nhanh chóng đạt được kết quả cao nhất. Bên cạnh đó, để xây dựng chiến lược nội dung chất lượng nhất, bạn cần phải quan tấm đến việc xác định mục tiêu. Đó cũng là cách bạn trả lời các câu hỏi “Chúng ta sẽ đi tới đâu?”, “Tại sao chúng ta lại làm điều này?”. Nó liên quan đến tầm nhìn của bạn, mục đích bạn thực hiện nội dung, những gì mà doanh nghiệp bạn sẽ nhận được từ việc này, đó chính là mục tiêu kinh doanh mà bạn hướng đến. Các mục tiêu tiêu biểu như:

  • Kết quả cuối cùng của việc tiếp thị nội dung là cải thiện doanh thu của doanh nghiệp
  • Để đạt được mục tiêu doanh thu đã đề ra, việc tiếp cận lượng lớn khách hàng tiềm năng sẽ là điều vô cùng cần thiết
  • Lượng truy cập vào website tỷ lệ với khả năng nhận diện thương hiệu của khách hàng, do đó đẩy mạnh traffic là cách đưa doanh nghiệp đến gần hơn với khách hàng
  • Traffic của website cũng phụ thuộc nhiều vào việc SEO, do đó chú trọng đến SEO là cách hiệu quả giúp doanh nghiệp tiếp cận được lượng lớn khách hàng

Trong giai đoạn xây dựng chiến lược, việc lựa chọn hình thức content là một việc làm tất yếu. Có rất nhiều hình thức content, mỗi hình thức sẽ phục vụ nhu cầu và mục đích ở từng thời điểm khác nhau. Do đó, để mang lại hiệu quả cao nhất, hãy xác định chính xác mục đích mà chiến lược của bạn sẽ hướng đến và lựa chọn một trong các hình thức content phù hợp như:

Branded content: Content kể chuyện về hoạt động thương hiệu. Mục tiêu tập trung vào giáo dục khách hàng về mặt nhận thức, từ đó họ sẽ có cảm tình, tin tưởng với thương hiệu thông qua những hoạt động mà thương hiệu nỗ lực xây dựng.

Ví dụ: Với mẫu quảng cáo giới thiệu sản phẩm sữa tắm Dove Aqua Moisture, branded content được xây dựng như sau “Sữa tắm Dove Aqua Moisture giúp dưỡng ẩm dịu mát cho da bằng lớp dưỡng nhẹ tênh, không nhờn rít dưới cái nóng oi ả của mùa hè. Công thức oxy dịu nhẹ cùng mùi hương dễ chịu sẽ cho nàng làn da căng mướt ẩm mượt sau mỗi lần tắm”.

Lead Content: Content mang lại giá trị cho KH nhưng đi kèm những yêu cầu cụ thể để thu thập data khách hàng tiềm năng như yêu cầu điền form, click vào link web, để lại email dưới comment,… Content hình thức này thường để kéo tương tác rất tốt, ở các shop online đôi khi nó là các quiz game đố vui nhận quà, live stream lì xì năm mới,…

Ví dụ: Về lead content không thể không nhắc đến các hình thức điền form chi tiết các thông tin để liên hệ trước khi tải xuống một tài liệu miễn phí tại website.

Reach Content: Content mang lại giá trị cho khách hàng và giúp gây dựng sự tin tưởng, yêu quý, hứng thú từ khách hàng với thương hiệu. Việc nhiều shop online hiện nay hay bịa đặt thông tin chính là nằm ở hình thức này, chỉ tiếc vì tin bịa đặt nên giá trị về mặt Thông Tin là không có, bất chấp để câu like/video.

Ví dụ: Cụ thể, với thông tin “Samsung galaxy note 7 thu hồi và ngưng sản xuất”, có một reach content về chủ đề này được ra đời với nội dung như sau “Galaxy Note 7 được khen ngợi về thiết kế xuất sắc, hiệu quả, nhưng lại nhanh chóng trở thành cơn ác mộng của Samsung. Không còn vị trí nào trên thị trường cho mẫu điện thoại từng bị dừng bán đến hai lần. Người tiêu dùng cũng không muốn sở hữu một chiếc smartphone mà họ chưa rõ có tiếp tục bị thu hồi lần nữa không”.

Sales Content: Nội dung bán hàng, nói về lợi ích và các chương trình, thông tin sản phẩm/dịch vụ. Tuy nhiên, nếu chỉ post bán hàng liên tục, sớm muộn các kênh của bạn cũng dần mất tương tác. Với sản phẩm hữu hình, có thể làm clip demo sản phẩm, clip review thực tế cũng là 1 gợi ý.

Ví dụ: Với chủ đề về bất động sản sales content sẽ như thế này “Năm ấy, tiếc rẻ không mua cái điều hòa. Mấy năm sau không chịu nổi, cũng quyết định mua…Thế là oan uổng khổ sở chịu nóng mấy năm! Năm ấy, tiếc rẻ không mua cái điện thoại. Mấy năm sau không chịu nổi, quyết định mua… Thế là oan uổng phải dùng cùi bắp mấy năm! Hôm nay, đắn đo chưa đặt cọc đầu tư XYZ vì nghĩ mấy hôm nữa chắc vẫn còn. Sang tuần căn mình thích người khác mua mất, giá lại nhỉnh hơn 1 chút, quyết định chọn mua căn khác… Thế là oan uổng mất quyền lợi! Bạn có nhìn ra quy luật gì không? Đằng nào cũng phải đầu tư, đầu tư sớm thì tốt hơn. Giá XYZ thời điểm này đang rất tốt chỉ từ 1,6 tỉ –> 2ty3 full nội thất 5* và là cơ hội đầu tư cho tất cả gia chủ. Vị trí MẶT BIỂN ,TIỆN ÍCH ĐẦY ĐỦ,THUẬN TIỆN GIAO THÔNG không có lí do gì ko đặt cọc kí quỹ luôn từ hôm nay để nhận chính sách giá tốt nhất, sớm nhất, thủ tục nhanh nhất. Hưởng 15 đêm nghỉ dưỡng miễn phí và trao đổi kì nghỉ. Hỗ trợ mua XYZ lên đến 70% với lãi suất ưu đãi 0% đến lúc nhận nhà…”. Bên cạnh các bài post thuần về bán hàng thì các video về giới thiệu sản phẩm, chương trình khuyến mãi sắp ra mắt,…cũng là một Sale content.

2. Thiết lập KPI

Làm cho mục tiêu trở nên cụ thể và có thể đo lường được là cách hiệu quả nhất để bạn nhanh chóng chinh phục được những gì mà mình đã đề ra. Bằng cách kiểm tra các mốc KPI đã đặt ra, bạn sẽ biết được mình đã đạt được mục tiêu hay chưa, nếu chưa thì bao lâu nữa sẽ đạt được mục tiêu. Chúng sẽ bao gồm những gì bạn dự định đạt được về doanh thu, bán hàng, lưu lượng truy cập, SEO, lưu lượng truy cập và các khía cạnh khác nhau của tiếp thị kỹ thuật số như tiếp thị qua email và các số liệu truyền thông xã hội.

Các KPI thường được thiết lập khi xây dựng content bao gồm các đo lường về:

  • Mục tiêu doanh thu trong 1 tháng, 1 quý hoặc 1 năm
  • Số lượng tài khoản đăng ký mới
  • Lượng traffic truy cập
  • Tỷ lệ chuyển đổi tại website
  • Chia sẻ, bình luận và feeback về bài viết hoặc sản phẩm, dịch vụ

3. Xác định đối tượng mục tiêu marketing

Xác định đối tượng mà bạn sẽ hướng đến là việc làm vô cùng cần thiết và quan trọng trước khi tiến hành xây dựng content. Xác định đối tượng mục tiêu giúp bạn biết được bạn sẽ làm ra nội dung này cho ai xem, ai sẽ là đối tượng mà bạn sẽ hướng đến, họ có những đặc điểm và đặc trưng nào mà bạn cần khai thác để xây dựng nội dung phù hợp nhất với họ,… Bạn sẽ không thể thực hiện một nội dung mà không biết khán giả của mình là ai. Do đó, để content của bạn tiếp cận được số lượng khách hàng như mong đợi thì xác định đối tượng là vô cùng quan trọng trong việc phát triển chiến lược.

Thu thập dữ liệu nhân khẩu học là bước đầu tiên trong việc xác định đối tượng mục tiêu. Ở bước này bạn cần nắm các thông tin về tuổi tác, giới tính, học vấn, thu nhập của những khách hàng tại website và những người dùng đã để lại thông tin đăng ký. Tiếp theo để có cái nhìn sâu hơn về đối tượng mình hướng đến, hãy thu thập phản hồi của khách hàng hiện tại rằng họ cảm thấy thế nào về nội dung mà bạn đã xuất bản, nhu cầu về nội dung của họ là gì, bạn cần làm gì để đáp ứng được nhu cầu nội dung của họ. Khi bạn có dữ liệu nhân khẩu học và phản hồi của khách hàng, bạn có thể tạo ra danh sách đối tượng khách hàng mục tiêu lý tưởng và nhắm mục tiêu nội dung tốt hơn.

Sau đây là 6 bước cơ bản nhất giúp quá trình xác định khách hàng mục tiêu diễn ra nhanh chóng và mang lại kết quả cao nhất cho chiến dịch

  • Bước 1: Khảo sát, lấy ý kiến từ khách hàng hiện tại của bạn
  • Bước 2: Tương tác với khách hàng mục tiêu của bạn
  • Bước 3: Tìm giải pháp cho khó khăn, vấn đề của khách hàng mục tiêu
  • Bước 4: Loại bỏ nhóm khách hàng không liên quan
  • Bước 5: Nghiên cứu đối thủ, thị trường
  • Bước 6: Thu thập và phân tích dữ liệu có sẵn từ nội bộ doanh nghiệp

4. Tìm kiếm xu hướng

Xây dựng và định hướng nội dung rõ ràng, phù hợp là việc làm cần thiết. Tuy nhiên không dừng lại ở đó, nội dung muốn nhanh chóng tiếp cận được lượng lớn khách hàng, kích thích mua sắm và góp phần thúc đẩy tạo ra lợi nhuận phải là nội dung đáp ứng được xu hướng theo từng thời điểm để phục vụ khách hàng. Dưới đây là 6 xu hướng content marketing mà mình tin rằng nó sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn trong năm 2020 này:

  • Interactive Content – Nội dung tương tác: Đòi hỏi sự tham gia của người dùng và trả lại cho họ các kết quả theo thời gian thực. Nội dung tương tác tạo ra hiệu quả khác biệt rõ rệt trên người dùng và trở thành tiêu chí KPI mới được marketer theo đuổi.
  • Video Marketing: sử dụng thể loại phim ngắn hoặc TVC vào chiến dịch Marketing nhằm tạo ra sự lan tỏa thông điệp truyền thông một cách chuẩn xác và hiệu quả.
  • Micro-Influencer: Micro-influencers là những người biết cách xây dựng hình ảnh cá nhân và sức ảnh hưởng nhất định đến cộng đồng những người theo dõi họ trên những trang mạng xã hội như Facebook, Instagram, Youtube, TikTok… Tài khoản trang mạng xã hội của những micro-influencers thường sẽ có 10,000 – 100,000 followers và họ có xu hướng thích tương tác với người hâm mộ ở mỗi bài đăng, nhờ thế thông điệp của nhãn hàng sẽ có thêm cơ hội tiếp cận khách hàng mục tiêu.
  • Smart content: thể loại bài viết với nội dung hay, thiết kế đẹp bắt mắt và kết hợp công nghệ tạo tương tác, chuyển đổi
  • Social Media đa dạng trên các nền tảng: Bao gồm các trang web hoặc ứng dụng trên điện thoại di động như Tik-Tok, Instagram, Youtube, Lotus, Gapo… có chức năng chia sẻ thông tin và kết nối mọi người.
  • Concept nội dung đa dạng: Các concept với nội dung đa dạng và nhiều người quan tâm như: Tiếp thị các sản phẩm dịch vụ được cho là an toàn với môi trường, dạng nội dung truyền cảm hứng, tạo động lực, hướng dẫn người đọc, nội dung liên quan tới kinh nghiệm thực tế, hành động thực tế, tiếp thị các sản phẩm dịch vụ tới tới cộng đồng LGBT, nội dung giải trí.

5. Lựa chọn định dạng content

Content Marketing được sáng tạo phong phú và không giới hạn về nội dung lẫn hình thức, có nhiều tùy chọn khác nhau để bạn truyền tải thông điệp của mình. Dưới đây là một số định dạng nội dung phổ biến đang được các marketers sử dụng:

  • Blogs: Là một dạng nội dung rất phổ biến hiện nay, nội dung mang đến nhiều giá trị cho đọc giả sẽ thúc đẩy họ chia sẻ bài viết lên các kênh khác. Tuy nhiên, các bài viết trên các blog phải được xuất bản thường xuyên mới có thể thu hút được người dùng truy cập mới. 
  • Ebook: Ebook hay còn gọi là sách điện tử, cho phép người dùng truy cập nhanh vào sách bằng cách tải xuống thông qua internet. Ebook thường có nội dung dài và sâu sắc hơn nội dung của một bài đăng trên blog.
  • Videos: Video là định dạng nội dung có sức hút cao đối với người dùng nó được chia sẻ trên các trang mạng xã hội như facebook, youtube, vimeo, linkedin… cũng như các trang web. Video được coi là định dạng nội dung mất nhiều thời gian, nguồn lực nhất để có thể tạo ra, bù lại đây lại là định dạng nội dung có khả năng truyền tải thông điệp, sức lan tỏa cao, cũng như thu hút người dùng mạnh mẽ nhất.
  • Infographic: Đây cũng là định dạng nội dung có sức hút mạnh mẽ đối với người dùng bởi sự đơn giản, trực quan là đặc trưng của Infographic bằng cách trình bày các nội dung thông qua hình ảnh đồ họa.
  • Podcast: Podcast là một dạng nội dung là các tập tin âm thanh hoặc video kỹ thuật số từng phần. Podcast giúp người dùng có thể tìm thấy thương hiệu, sản phẩm của bạn khi mà họ không có thời gian đọc hoặc quan tâm đến việc đọc nội dung mỗi ngày.
  • Social media: Social media hay còn gọi là các phương tiện truyền thông mạng xã hội là định dạng nội dung mang tính tiếp thị mạnh mẽ nhất hiện nay. Social media giúp bạn có thể tiếp cận được một lượng lớn người dùng cũng như giúp nội dung, thông điệp của bạn dễ dàng được khuếch đại  và lan rộng. Bạn nên cài những tiện ích này cho website của mình.

Dựa vào chiến lược nội dung đã đề ra, cũng như đối tượng và mục tiêu hướng đến bạn hãy lựa chọn một định dạng content phù hợp nhất cho chiến lược của mình nhé.

6. Nghiên cứu từ khóa

Từ khóa là một yếu tố rất quan trọng để xây dựng một nội dung chất lượng. Từ khóa giúp người dùng thực hiện tìm kiếm một sản phẩm, dịch vụ, hay thông tin nào đó mà họ cần trên công cụ tìm kiếm Google. Còn đối với Maketer, từ khóa như là cầu nối giúp họ và khách hàng kết nối lại với nhau.

Phân tích và lựa chọn từ khóa phù hợp mang đến rất nhiều lợi ích trong quá trình tạo ra nội dung:

  • Từ khóa giúp người viết vạch ra chiến lược và đi đúng định hướng trong quá trình tạo content
  • Từ khóa giúp bạn tiếp cận khách hàng mục tiêu dễ dàng, mất ít chi phí và giảm thiểu gánh nặng cho các chiến dịch quảng cáo của mình.
  • Từ khóa giúp Google biết được khách hàng đang có nhu cầu về nội dung gì, từ đó kết nối web của bạn đến với người dùng.
  • Một từ khóa chuẩn SEO dễ dàng lên TOP Google hơn.
  • Chọn đúng từ khóa là điều một SEOer cần phải thực hiện. Từ khóa tiềm năng sẽ rút ngắn thời gian công việc của bạn và đồng thời đem lại hiệu quả cho công việc.
  • Giúp bạn đánh giá được độ khó và mức độ chuyển đổi của từ khóa, để từ đó có những kế hoạch SEO hiệu quả mà tiết kiệm thời gian nhất.
  • Phân tích từ khóa giúp bạn ước lượng các chỉ số về tỉ lệ nhấp chuột vào từ khóa và lịch sử tìm kiếm của từ khóa để bạn có cái nhìn tổng quát nhất và đưa ra được quyết định đúng đắn
  • Giúp bạn biết được từ khóa nào đang có nhu cầu tìm kiếm nhiều, để điều chỉnh sao cho phù hợp với chiến dịch của mình
  • Việc phân tích giúp bạn biết được giá CPC của từng từ khóa cao hay thấp, từ đó điều chình ngân sách của chiến dịch
  • Phân tích từ khóa để giúp bạn đi đúng hướng, tránh bị mất tiền vì những từ khóa không liên quan

Xác định từ khóa – chọn đúng cụm từ khóa và sử dụng đúng chuẩn SEO là một trong những cách để bạn đưa người dùng đến website của bạn. Và để phân tích và nghiên cứu chi tiết về từng từ khóa bạn hãy sử dụng ngay công cụ keywordplanner.vn đến từ 3F. Keywordplanner.vn sẽ giúp bạn biết được: Từ khóa Top website, youtube. Bạn chỉ cần cung cấp từ khóa, công cụ sẽ phân tích và gợi ý cho bạn những từ khóa tương ứng kèm theo thông tin chi tiết của các từ khóa như nhu cầu tìm kiếm từ khóa trong 12 tháng, trung trình tìm kiếm trong 30 ngày tới, giá CPC thấp nhất, CPC cao nhất,…

Dự đoán xu hướng tìm kiếm từ khóa trong 30 ngày tiếp theo.

Ở mục dự báo về từ khóa, bạn có thể biết được các thông số như:

  • Lượng tìm kiếm trung bình qua các thiết bị máy tính bảng, máy tính, điện thoại.
  • Ước tính vị trí trung bình và tỉ lệ nhấp chuột
  • Tiếp đến là dự báo số lượt nhấp chuột và chi phí cho 1 lượt nhấp
  • Cuối cùng là tổng chi phí cần chi trả cho việc chạy quảng cáo Ads. Đặc biệt, công cụ còn phân tích cho bạn biết được chi phí Ads trên từng thiết bị

Nhu cầu tìm kiếm từ khóa trong 12 tháng

Hiển thị chi tiết về nhu cầu số lượng tìm kiếm từ khóa trong 12 tháng trên thiết bị máy tính và điện thoại. Giúp bạn điều chỉnh kế hoạch phù hợp nhất cho chiến dịch.

Gợi ý danh sách từ khóa liên quan đến từ khóa mà bạn phân tích

Hệ thống sẽ gợi ý 3 nhóm từ khóa khác nhau gồm: nhóm từ khóa chính, nhóm từ khóa có liên quan, nhóm từ khóa mở rộng. Chi tiết các thông tin về Domain, KR, Question, KL, Trend, KD, KC, Min CPC, Max CPC cũng sẽ được hiển thị tại đây.

Ngoài ra keywordplanner.vn còn cung cấp TOP từ khóa trên Youtube và Websearch cho bạn.

Top từ khóa Youtube từ 21/07 đến 20/08:

Top từ khóa Websearch từ 21/07 đến 20/08:

Sử dụng công cụ giúp việc phân tích từ khóa diễn ra nhanh chóng và mang đến kết quả rất trực quan. Các bước tiến hành lại vô cùng đơn giản và dễ sử dụng đúng không nào. Do đó, khi thực hiện phân tích từ khóa bạn đừng bỏ qua các công cụ phân tích từ khóa hữu ích này nhé. Ngoài ra, để sử dụng công cụ này, bạn hãy tham khảo bài viết hướng dẫn dùng công cụ keyworplanner để phân tích từ khóa

7. Tạo tiêu đề chất lượng

Tiêu đề là một từ hoặc cụm từ nói lên tổng thể nội dung bài viết của bạn. Theo các khảo sát thực tế cho thấy hơn 80% người dùng click vào một bài viết có tiêu đề cuốn hút họ. Tiêu đề là những gì mà độc giả nhìn thấy đầu tiên và giúp độc giả biết được bài viết của bạn đang đề cập đến vấn đề gì, họ sẽ nhận được thông tin gì khi theo dõi bài viết này,…Một tiêu đề đủ hấp dẫn sẽ kích thích người đọc nhấp vào bài viết, từ đó tăng mức độ phổ biến của bài viết và tăng lượng traffic truy cập vào website. Dưới đây là một số ví dụ giúp bạn sở hữu những tiêu đề “chất” nhất:

Đưa con số vào bài viết: Các nghiên cứu về CTR chỉ ra rằng tiêu đề chứa con số cụ thể tăng tỷ lệ nhấp chuột lên 36% so với những tiêu đề không chứa số. Bên cạnh đó, các tiêu đề chứa số lẻ giúp tăng tỷ lệ click hơn 20% so với tiêu đề chứa số chẳn. Hầu hết mọi người đều dễ ấn tưởng với những con số vì chúng giúp người đọc dễ hình dung ra được kết quả mà họ sẽ đạt được khi áp dụng các giải pháp mà bạn đề cập. Bên cạnh đó họ cũng dễ dàng hiểu được nội dung mà bài viết sẽ hướng đến.

Ví dụ: 10 cách thu thập thông tin khách hàng trên website.

Sử dụng các từ khóa mở đầu để gây sự tò mò hay thông báo: Để người đọc không bỏ qua bài viết mà sẽ click vào để đọc bạn hãy sử dụng ngay các cụm từ thông báo như “Thông báo!”, “Mới!”, “Hot”, “Cuối cùng thì”,…để đưa tin và gây sự chú ý với người đọc. Họ sẽ ngay lập tức nhấn vào quảng cáo của bạn để xem có gì mới, chẳn hạn doanh nghiệp của bạn vừa ra mắt sản phẩm mới thì cách đặt tiêu đề này sẽ nhanh chóng giúp sản phẩm của bạn tiếp cận với các khách hàng tiềm năng.

Ví dụ: Ra mắt công cụ tăng tương tác Facebook, Cuối cùng thì phiên bản hút khách đình đám nhất đã lộ diện,…

Đưa ra lợi ích cao nhất: Hứa hẹn các lợi ích về sản phẩm ngay trong tiêu đề là một cách đặt tiêu đề vô cùng thu hút cho nội dung của bạn. Khách hàng vẫn luôn đặt ra câu hỏi rằng “Tại sao tôi phải đọc bài viết của bạn?”, “Tại sao tôi phải xem quảng cáo này”, “Tại sao tôi phải mua hàng của bạn?”. Để giải quyết những rào cản này hãy cho đọc giả thấy rằng họ sẽ nhận được nhiều hơn khi click vào quảng cáo của bạn.

Ví dụ: Chẳn hạn mình có tiêu đề sau” Tiki – Sale sập sàn, miễn phí vận chuyển, ưu đãi lên đến 85%”. Với tiêu đề quảng cáo này sẽ khiến không ít tín đồ mua sắm thích thú, và không muốn bỏ lỡ. Việc đánh vào tâm lý này hiển nhiên quảng cáo của bạn sẽ thu hút rất nhiều tương tác, do đó đừng bỏ qua cách thức viết tiêu đề này nhé.

Sử dụng biện pháp so sánh: Tâm lý chung của người dùng là luôn muốn tìm ra sản phẩm, giải pháp tốt nhất cho bản thân, do đó tiêu đề chứa các phép so sánh là cách rất thu hút để tăng cao tỷ lệ CTR. Một tiêu đề được đặt theo mô hình so sánh sẽ kích thích sự tò mò, tư duy của người đọc nhiều hơn. Họ bắt đầu suy nghĩ về chủ đề và tò mò rằng không biết liệu suy luận của mình về vấn đề trên có đúng hay không.

Ví dụ: Quảng cáo GDN, quảng cáo tìm kiếm đâu là sự lựa chọn tốt nhất cho bạn.

Đặt tiêu đề với câu hỏi: Đặt tiêu đề dưới dạng câu hỏi là cách rất hiệu quả để gây sự chú ý đến đọc giả. Khi đọc câu hỏi mà tiêu đề đưa ra, người đọc sẽ rất tò mò về câu trả lời và muốn biết được cách giải quyết cho cho vấn đề ấy là gì, điều này sẽ kích thích họ click vào quảng cáo. Tiêu đề dưới dạng câu hỏi luôn mang đến hai lợi ích mà bạn không thể phủ nhận. Một là, tính chất thiếu hoàn chỉnh vốn có của các câu hỏi khiến người đọc cảm thấy hứng thú, tò mò và click vào ngay để tìm ra câu trả lời. Hai là, một tiêu đề được đặt dưới dạng câu hỏi có ngữ pháp đầy đủ sẽ giúp các cổ máy tìm kiếm như Google dễ dàng hiểu rõ được nội dung chủ đề nội dung content đang nói đến. Vi dụ: Cách tăng lượt xem và follow trên Instagram như thế nào hiệu quả.

8. Xây dựng content theo hành trình của khách hàng

Hành trình của khách hàng đi từ: Nhận thức -> So sánh và đánh giá -> Ra quyết định -> Chuyển đổi (Mua hàng). Dưới đây là bộ câu hỏi ví dụ về content marketing theo từng giai đoạn giúp bạn thiết kế nên nội dung cần truyền tải theo mỗi giai đoạn hành trình. Để nội dung tiếp cận được khách hàng tốt nhất, điều bạn cần làm là đặt mình vào vị trí của khách hàng và trả lời các câu hỏi sau.

Câu hỏi đối với gia đoạn nhận thức:

  • Mô tả vấn đề mà bạn cần giải quyết?
  • Làm thế nào mà bạn nhận ra mình có một vấn đề hoặc nhu cầu cần giải quyết?
  • Những mục tiêu hay thách thức mà bạn có?
  • Những thông tin nào là hữu ích đối với bạn?

Câu hỏi đối với Giai đoạn Đánh giá & So sánh:

  • Những bước bạn đã làm để nghiên cứu vấn đề, nhu cầu của bạn?
  • Bạn so sánh sản phẩm, dịch vụ dựa vào những tiêu chí nào?
  • Có giải pháp nào nổi bật hơn không? Tại sao?
  • Những thông tin và tài nguyên như thế nào là có ích với bạn?

Câu hỏi đối với giai đoạn Quyết định:

  • Tại sao bạn quyết định hành động?
  • Các tiêu chí quyết quan trọng nhất ảnh hưởng đến quyết định của bạn là gì?
  • Điều gì thúc đẩy bạn làm việc này?
  • Bạn đã từng gặp phải một tình huống khó chịu nào với một thương hiệu không?
  • Có ai khác ảnh hưởng đến việc tham gia vào việc đưa ra quyết định cuối của bạn không?

9. Lên lịch cho nội dung

Lên lịch cho nội dung sẽ là một phần trong chiến lược nội dung. Bạn cần biết chính xác khi nào bạn muốn xuất bản nội dung của mình trên các nền tảng mạng xã hội hoặc kênh mà bạn muốn sử dụng. Ở mỗi kênh sẽ có đặc điểm về mức độ tương tác khác nhau. Dựa vào kênh đã chọn để tiếp thị nội dung, bạn sẽ lên kế hoạch để xuất bản nội dung của mình. Đồng thời có kế hoạch chi tiết rằng ai sẽ đảm nhận việc xuất bản nội dung, ai sẽ chịu trách nhiệm trả lời tương tác từ khách hàng, nội dung này sẽ do ai phụ trách,… Đồng thời, bạn cũng nên chú ý đến các khung giờ vàng sau để có được lượng tương tác cao nhất cho bài đăng của mình.

  • Buổi sáng: nên đăng bài vào 9h-10h
  • Buổi chiều: từ 3h30 đến 4h30
  • Buổi tối: 8h hoặc 10h-12h

10. Đảm bảo nội dung có khả năng lan truyền

Một trong những phương pháp tiếp theo mình muốn chia sẻ để nội dung thu hút được nhiều khách hàng nhất đó là khả năng sử dụng lại hay dễ hiểu hơn là khả năng lan truyền nhanh chóng. Khả năng lan tỏa của nội dung đóng vai trò quan trọng trong hoạt động tiếp thị nội dung. Khi sáng tạo nội dung, hãy nghĩ xem nó có thể được chia sẻ dễ dàng hay không, nội dung có đủ chất lượng để người xem chia sẻ hay không – đặc biệt là trên các mạng xã hội, và nó có đủ linh động để có thể được sử dụng trên nhiều kênh truyền thông khác nhau hay không.

Hãy chắn chắn rằng nội dung của bạn sẽ thật độc đáo, không bị giới hạn trong những tiêu chí mà bạn đã định trước. Nội dung được tạo ra có thể dễ dàng sử dụng và tái sử dụng trong nhiều ngữ cảnh khác nhau, cũng như hiển thị dưới nhiều định dạng khác nhau.

11. Chọn kênh truyền tải nội dung

Kênh truyền tải nội dung là các nền tảng bạn sẽ sử dụng để chia sẻ nội dung của mình. Như FB cá nhân, Fanpage, FB Group, cộng đồng lớn uy tín, hay những Forum phù hợp chủ đề. Không có chiến lược Content Marketing nào là hoàn chỉnh nếu không có chiến lược truyền thông xã hội. Mạng xã hội là một công cụ rất tuyệt vời cho việc quảng bá bài viết, sản phẩm, dịch đến người dùng. Hãy lựa chọn một kênh truyền tải phù hợp nhất với nội dung của bạn và chia sẻ nội dung ấy lên các mạng xã hội để giới thiệu đến bạn bè và đọc giả, mời họ ghé thăm website để xem chi tiết các sự kiện hoặc chương trình khuyến mãi sắp diễn ra. Điều này sẽ giúp ích rất nhiều cho việc tăng cao lượng truy cập thực vào trang web của bạn. Do đó, đừng bao giờ bỏ qua việc sử dụng mạng xã hội để truyền tải thông điệp và tích hợp nút chia sẻ trên các trang nội dung của bạn.

Xem thêm các tiện ích chia sẻ mạng xã hội.

Cùng với hoạt động chia sẻ nội dung trên lên các trang mạng xã hội, đặc biệt là Facebook, và thủ thuật seeding lại được chú ý đến nhiều hơn. Có thể nói seeding là một hoạt động không thể thiếu trong marketing online. Nó sẽ giúp bạn phát tán thông điệp lên các diễn đàn, group, bài viết, tạo nên dư luận từ đó lôi kéo nhiều người, và truyền tải được thông điệp mà bạn muốn. Nhờ seeding, nội dung của bạn sẽ nhanh chóng được phát tán và tiếp cận được rất nhiều đối tượng khách hàng tiềm năng của bạn. Để hoạt động seeding diễn ra nhanh chóng và mang đến hiệu quả cao nhất, bạn có thể sử dụng Facebook Marketing Tool của 3F.

Facebook Marketing Tool của 3F là một tiện ích được trình bày dưới dạng một Extension của trình duyệt Chrome (hoặc Firefox). Đây là tiện ích hỗ trợ người dùng thực hiện hầu hết các hoạt động Marketing cho tài khoản Facebook của mình. Với hệ thống tiện ích thông minh, vận hành nhanh chóng và chi phí phải chăng, đây đã trở thành một công cụ được nhiều cá nhân và tổ chức tin dùng.

Để sử dụng tiện ích này, bạn cần cài đặt tiện ích FFFBLUE – Facebook Marketing Tools tại đây. Sau khi đã cài đặt xong, bạn hãy bật tiện ích lên như hình bên dưới.

Để tiến hành thực hiện các bước seeding cho bài viết của mình, bạn truy cập tại FFF.BLUE, vào mục Tính năng nhóm và chọn Đăng bài vào nhóm. Thay vì bạn phải thủ công đi đăng từng nhóm thì công cụ sẽ hỗ trợ đăng hàng loạt cho bạn. Chỉ với 1 click bạn có thể đăng bài vào hàng trăm group.

Hệ thống hỗ trợ bạn 2 hình thức bài đăng là Trạng thái và Bán hàng, để seeding facebook với bài viết trạng thái bạn chọ tab Trạng thái, sau đó lần lượt nhập thông tin vào các mục nội dung, hình ảnh, nhóm, thời gian đăng.

Để seeding facebook với bài đăng bán hàng, bạn chọn tab Bán hàng và nhập thông tin về sản phẩm, dịch vụ của bạn tại các mục Tiêu đề, Giá, Tiền tê, Địa điểm, Mô tả sản phẩm,… Và đừng quên thêm hình ảnh để minh họa cho sản phẩm của bạn tại mục Hình ảnh sản phẩm.

Tiếp theo bạn cần lựa chọn các nhóm mà bạn muốn bài đăng của mình được hiển thị tại mục Nhóm, tick chọn các nhóm sẽ đăng bài như hình bên dưới.

Tại mục Thời gian giữa 2 lần đăng, bạn thiết lập các thông số thời gian tối thiểu và tối đa giữ 2 lần đăng, ví dụ khi bạn đặt tối thiểu 1 phút tối đa 3 phút.

Kết quả sau khi dùng tool:

Chỉ với các bước đơn giản như trên bạn đã có thể seeding trên cả trăm group chỉ với một click. Rất đơn giản và dễ sử dụng đúng không nào. Vậy thì còn chần chờ gì nữa mà không trải nghiệm ngay thôi.

12. Chạy quảng cáo cho bài viết

Dù bài viết của bạn có hay và chất lượng đến mấy nhưng nếu không được quảng cáo để thu hút độc giả thì việc leo lên TOP cũng như tiếp cận được lượng lớn khách hàng sẽ trở nên khó khăn và tốn khá nhiều thời gian. Do đó, phương pháp tiếp theo mình muốn giới thiệu để content của bạn thu hút được nhiều đọc giả nhất có thể đó là tiến hành chạy quảng cáo cho bài viết sau khi xuất bản. Có rất nhiều hình thức quảng cáo khác nhau, trong đó bạn có thể cân nhắc 2 hình thức quảng cáo phổ biến nhất hiện nay đó là quảng cáo tìm kiếm và quảng cáo GDN.

Quảng cáo tìm kiếm

Ưu điểm:

  • Nhanh chóng tiếp cận được khách hàng mục tiêu
  • Chi phí tính theo từng cú nhấp, khá tiết kiệm
  • CTR khá cao

Nhược điểm:

  • Cạnh tranh khốc liệt về giá quảng cáo
  • Khá đắt

Quảng cáo GDN

Ưu điểm:

  • Tiếp cận khách hàng mục tiêu hiệu quả
  • Được lựa chọn nơi xuất hiện quảng cáo
  • Độ bao phủ rộng
  • Giảm bớt chi phí CPC
  • Khả năng remarketing hiệu quả

Nhược điểm:

  • CTR thấp
  • Chưa linh hoạt trong tiếp thị khách hàng
  • Dễ bị hiển thị trên các website “rác”

13. Xây dựng backlink

Đi backlink được xem là việc làm cần thiết trong hoạt động SEO on-page. Bằng cách đặt link website của bạn ở những website khác nhau giúp người đọc có thể click vào liên kết để đến trang đích của bạn, vừa giúp website đạt được thứ hạng cao trên các công cụ tìm kiếm. Bên cạnh đó, một website được backlink trỏ về sẽ mang đến nhiều lợi ích khác nhau như: Cải thiện thứ hạng tìm kiếm theo từ khóa, Tăng lượng truy cập cho website, Tăng độ nhận diện và đưa thương hiệu đến gần hơn với khách hàng,…

Có rất nhiều cách để đặt backlink, tuy nhiên không phải cách nào cũng mang đến hiệu ứng tích cực và kết quả như bạn mong muốn. Để không mất thời gian và sức lực để đi backlink nhưng lại không mang về kết quả, hôm nay mình sẽ hướng dẫn bạn cách đặt backlink hiệu quả thông qua 9 kênh đi backlink thuộc công cụ tăng traffic của FFF.

Đặt backlink web 2.0 Blog:

Web 2.0 được hiểu là website với thiết kế riêng biệt, có giao diện riêng, khả năng tương tác cao với người dùng như wordpress, tumblr, blog.com,… Nói một cách đơn giản trang web 2.0 là blog cộng đồng. Các trang web này cho phép người dùng viết nội dung và đăng bài viết trên nền tảng của họ.

Việc đặt backlink trên web 2.0,bạn sẽ xây dựng được mô hình đi backlink hiệu quả giúp trang của bạn đạt được thứ hạng cao trong kết quả tìm kiếm của Google. Các webs 2.0 blog thường có lượng truy cập và tương tác rất cao. Vì vậy khi bạn thường xuyên tạo ra nội dung chất lượng trên các web này, bạn sẽ thu về nguồn traffic đáng kể cho website của mình.

Đặt backlink trên các trang có PR (8+) – DA (70+):

Khi xây dựng Backlink ở các forum hay các trang mạng xã hội, chỉ số DA và PA luôn là một trong những chỉ số quan trọng để xem xét và đánh giá chất lượng của một website. Hiểu một cách đơn giản thì Domain Authority (DA) là chỉ số để đánh giá mức độ tin cậy của một tên miền. Và Page Authority (PA) là chỉ số để đánh giá những trang con trong một website. Chỉ số DA và PA có giá trị giao động trong khoảng 1 đến 100, chỉ số này tỷ lệ thuận với mức độ tin cậy của một website, nghĩa là website có chỉ số càng cao thì độ tin cậy càng cao.

Google sử dụng PR và DA như là một thước đo để đánh giá uy tính của trang web và chất lượng của các backlink trỏ về trang. Nếu xây dựng hệ thống backlink trên các website có PR(8+) và DA(70+) trở lên sẽ giúp trang của bạn nhận được những đánh giá tốt nhất từ Google.

Đặt backlink trên các trang có chỉ số DA(40+)

Như mình đã đề cập, DA là thước đo và chỉ số để đánh giá mức độ tin cậy đối với một tên miền. Một website có backlinktừ các trang có DA cao sẽ có gây được ấn tượng tốt với các cổ máy tìm kiếm. Tuy nhiên, dù Google đặt biệt coi trọng và chú ý đến các link được đặt trên các trang có độ tin cậy cao, nhưng không có nghĩa rằng bạn sẽ bỏ qua các trang có chỉ số DA ở mức trung bình hoặc thấp hơn. Nếu chỉ đi backlink ở những trang có DA rất cao, Google sẽ cảm thấy sự bất thường từ kết quả backlink trỏ về trang. Do đó, hãy phủ rộng backlink ở các diễn đàn có chỉ số DA khác nhau với mức chỉ số DA từ 40+ trở lên.

Đặt backlink Profile Backlink và Forum Profile Backlink

Profile backlink hay backlink từ các forum profile (tài khoản) được xem là một trong những cách đi backlink thông dụng nhất vì Google không xem đây là spam. Backlink của bạn sẽ được gắn tại các tài khoản trên các diễn đàn hoặc tin nhắn của khách trên forum. Với nhiều hìnhthức và cách đặt khác nhau như text, ảnh, chữ ký, comment, profile,… sẽ thu hút và kích thích được lượng lớn traffic truy cập vào link của bạn.

Các loại link forum thường gặp:

  • Link bài post để dạng anchor text, link dạng full url, link dạng ảnh.
  • Link comment – để full link
  • Link profile – để full link
  • Link gửi tin nhắn thành viên – để các từ khóa thông tin hoặc hỏi đáp từ khóa
  • Link chữ ký – để anchortext to

Đặt backlink Social Profile Backlink:

Social profile backlink là kênh đi backlink từ các Social network profile (tài khoản). Sẽ có rất nhiều trang mạng xã hội khác nhau cho phép người dùng đăng ký và tạo proflie tại đấy. Và đa số các mạng xã hội này đều cho phép người dùng thêm các liên kết website hoặc blog của họ. Cũng giống với profile backlink, social profile backlink tạo ra nguồn backlink tự nhiên và không bị Google đánh spam. Mức độ thịnh hành của các mạng xã hội là điều không thể phủ nhận, nơi hàng triệu khách hàng tiền năng đang sử dụng, việc đặt backlink ở đây sẽ mang đến lượng traffic khủng cho trang của bạn.

Đặt backlink Comment Backlink:

Comment backlink là kênh gắn backlink vào các bình luận ở các bài viết, hình ảnh, video trên các mạng xã hội, diễn đàn, blog…Đây được xem là cách giúp website có được nguồn backlink chất lượng và vững chắc. Hãy để lại link website ở mục bình luận của các bài viết có nội dung liên quan bạn sẽ phải ngạc nhiên vì lượng traffic mà các backlink này mang lại.

Đặt backlink Wiki Backlink:

Liên kết theo ngữ cảnh có thể được thực hiện cho nội bộ cũng như các nguồn bên ngoài tức là liên kết các trang web bên trong của hoặc dẫn liên kết đến các trang web khác. Wiki backlink là các liên kết theo ngữ cảnh đặt trong nội dung văn bản của website wiki thông qua anchor text có chứa cụm từ (từ khóa chính xác hoặc 1 phần).

Đặt backlink ở các trang có độ tin cậy và được công nhận như Wikipedia sẽ làm tăng độ tin cậy của nội dung bạn không chỉ đối với người đọc mà còn với các công cụ tìm kiếm. Liên kết theo ngữ cảnh dẫn đến tỷ lệ thoát trang thấp. Các liên kết nội bộ được đặt trong nội dung bài viết, do đó người đọc dễ dàng điều hướng đến các địa chỉ liên kết liên quan đến chủ đề mà họ quan tâm. Ngoài ra, người dùng có thể nhấp vào các liên kết trong các trình điều hướng khác như các liên kết trong Menu, Footer  hoặc Sidebar. Từ đó mang về lượng truy cập chất lượng cho trang của bạn.

Đặt backlink Do Follow Backlink:

Dofollow là một thuộc tính của HTML mà ta đặt trong đường dẫn của thẻ, để thông báo bot của Google biết đây là liên kết an toàn, có thể đi theo liên kết và tiến hành index. Các link đều mang thuộc tính Dofollow, mỗi một liên kết có rel=”dofollow” sẽ được tính là một backlink.

Để cải thiện thứ hạng trên bảng xếp hạng của các công cụ tìm kiếm thì xây dựng backlink chất lượng là điều vô cùng cần thiết. Dofollow backlink là các liên kết ảnh hưởng trực tiếp đến thứ hạng website của bạn. Ngoài ra các dofollow backlink còn giúp cải thiện độ mạnh và độ uy tín của trang web/blog trong mắt Google. Bạn sở hữu nguồn dofollow backlink chất lượng đồng nghĩa website của bạn sẽ có uy tín và thiện cảm với các công cụ tìm kiếm.

Ngoài ra, còn có các kênh đặt backlink khác như .EDU Backlink, Campaign Backlink Sơ cấp, Trung cấp, Cao cấp.

14. Theo dõi tính hiệu quả của chiến lược

Theo dõi tính hiệu quả của chiến lược là việc làm rất quan trọng để đánh giá tính hiệu quả của nội dung. Chỉ khi bạn theo dõi kết quả mà chiến lược mang lại, bạn mới có thể xác định được nội dung của mình thành công hay thất bại. Câu hỏi mà bạn cần trả lời rất nhiều lần đó là: Nội dung đã xuất bản trên các kênh truyền thông mà bạn đã chọn lọc cẩn thận có tiếp cận khách hàng một cách hiệu quả hay không? Để có đáp án cho câu trả lời trên, nhất định bạn phải theo dõi những kết quả mà chiến lược của bạn mang lại.

Có rất nhiều cách thức giúp bạn dễ dàng theo dõi được chiến lược của mình, do đó bạn không cần phải quá lo lắng. Bạn có thể nhờ đến sự trợ giúp từ các công cụ đánh giá tiêu chí như HubSpot, Intense Debate, Google Analytics,…Chúng là những hệ thống toàn diện có thể giúp bạn đếm số khách truy cập đã tiếp cận website, lượt xem trang, lưu lượng truy cập tự nhiên, tỉ lệ thoát trang, tỉ lệ chuyển đổi của website và chất lượng của cấu trúc liên kết. Cụ thể:

  • Google Analytics: Giúp bạn xem nội dung của bạn đang hoạt động như thế nào
  • Buzzsumo: Giúp đo lường các hoạt động chia sẻ xã hội
  • OptinMonster: Bảng điều khiển phân tích chuyển đổi của OptinMonster giúp đánh giá sự thành công của các chiến dịch tiếp thị của bạn
  • Google Alerts và Mention: Cả hai điều này sẽ cho bạn biết nếu nội dung của bạn đang được đề cập và chia sẻ, giúp bạn đạt được các KPI đó để nhận thức và tham gia
  • SEMRush: Giúp bạn đánh giá KPI cho thứ hạng tìm kiếm của nội dung. Và bạn sẽ có thể theo dõi đăng ký email thông qua các phân tích trong phần mềm email marketing của bạn

15. Thay đổi quan điểm – liên tục cải tiến

Sẽ không chỉ dừng lại ở việc đo lường tính hiệu quả. Sau khi đã có kết quả đo lường và nhận đánh giá được mức độ tiếp thị của content mà bạn tạo ra, bạn cần phải có kế hoặc phát triển những ưu điểm mà chiến lược đã mang lại, khắc phục những hạn chế. Đồng thời, liên tục cập nhật và đổi mới nội dung để phù hợp và thu hút khách hàng nhất có thể. Ví dụ, nếu bạn sử dụng blog post, newsletter hoặc white paper là những loại nội dung chủ đạo để thúc đẩy chiến lược marketing nội dung, bạn có thể tạo thay đổi bằng cách bổ sung các yếu tố lôi cuốn sự tham gia của khách hàng, như sử dụng thêm video, gif, webinar,…

Xây dựng content “hay” và “chất” có thể là điều không khó. Tuy nhiên tạo ra content có đủ sức hút và tiếp cận được lượng lớn khách hàng sẽ là việc không hề dễ dàng. Vừa rồi là 15 bí pháp xây dựng content và kiếm 10,000 visitors/tháng, hy vọng bài viết đã mang đến nhiều thông tin hữu ích giúp bạn chọn lựa được phương pháp phù hợp nhất với chiến dịch của mình. Và bạn cũng đừng quên đăng ký ngay tài khoản tại FFF để trải nghiệm thêm nhiều công cụ hữu ích khác nhé.

Nếu bạn cần sự trợ giúp hoặc có vấn đề cần trao đổi với chuyên gia của 3F, hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotline 0901 47 48 46 hoặc trang fanpage chính thức của FFF. Ngoài ra, hãy tham gia Cộng đồng Google AdWords Việt Nam để nhận thêm thông tin hay từ các thành viên trong cộng đồng nhé.

Tags

5 1 vote
Đánh giá bài viết