Trong ngành thương mại điện tử, việc giảm bỏ giỏ hàng là điều phổ biến. Khách hàng thường thoải mái chọn sản phẩm vào giỏ hàng nhưng khi thanh toán họ lại nhìn thấy tổng chi phí của giỏ quá cao và ảnh hưởng đến tâm lý cũng như quyết định mua hàng. Bên cạnh đó một số khách hàng hoàn toàn lãng quên giỏ hàng sau khi đã thoát trang. Đây luôn là vấn đề nhức nhối của các chủ shop online. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn 12 cách giảm tỷ lệ bỏ giỏ hàng cho website thương mại điện tử.

Những con số thống kê tỷ lệ giảm bỏ giỏ hàng

Số liệu được thu thập từ 41 nghiên cứu khác nhau về việc giảm bỏ giỏ hàng cho thấy:

  • 69,57% người mua hàng thoát trang mà không mua sắm, gây thiệt hại hơn 18 tỷ đô doanh thu hàng năm.
  • Chi phí vận chuyển và việc bắt buộc tạo tài khoản là hai lý do chính khiến người mua từ bỏ giỏ hàng của mình.
  • Người dùng di động có tỷ lệ bỏ giỏ hàng cao nhất ở mức 85,6%.
  • Các lĩnh vực hàng khôngdu lịch có tỷ lệ từ bỏ giỏ hàng cao nhất.
  • 35,26% doanh số bị mất từ việc bỏ giỏ hàng có thể được phục hồi từ việc tối ưu hóa SEO.

Làm thế nào để giảm tỷ lệ bỏ giỏ hàng

Sau đây là một số mẹo giúp bạn giảm tỷ lệ bỏ giỏ hàng trên website:

1. Quá trình thanh toán liền mạch

Trước tiên, hãy chắc chắn rằng bạn có phần mềm cổng thanh toán trực tuyến đáng tin cậy. Khách hàng sẽ không tin tưởng cung cấp thông tin cá nhân của họ trực tuyến, vì vậy hãy ưu tiên chọn phần mềm bảo mật hàng đầu. Ngoài ra, cung cấp cho người mua của bạn nhiều tùy chọn thanh toán hơn như Paypal hoặc kết nối với các ví điện tử như Momo, Zalo Pay,… để họ không cần phải nhập thẻ tín dụng.

Nếu khách chọn thanh toán bằng thẻ tín dụng, hãy cho phép họ lưu thông tin thanh toán để không phải nhập lại vào lần tiếp theo. Ngoài ra, bạn có thể cung cấp các gói thanh toán cho phép người mua thực hiện thanh toán hàng tháng. Tạo sự thuận tiện nhất khi thanh toán là cách thức tối ưu để giảm tỷ lệ khách rời đi.

2. Tối ưu nút CTA (call to action)

Cải thiện trải nghiệm người dùng là yếu tố rất quan trọng để giảm tỷ lệ bỏ giỏ hàng. Ngôn ngữ trên trang web thương mại điện tử của bạn cần đơn giản và rõ ràng. Đừng để tất cả các nút CTA của bạn cùng một nội dung đơn giản như “Mua ngay”. Thay vào đó, tùy thuộc vào hoàn cảnh của nút CTA mà sử dụng động từ phù hợp để thúc đẩy hành động, nhờ đó khách hàng cũng biết được chính xác hành động cần thực hiện tiếp theo. Ví dụ: “Đặt hàng ngay”, “thanh toán ngay”, “Nhập địa chỉ giao hàng”,…

3. Miễn phí vận chuyển

Khách hàng thường không muốn trả chi phí vận chuyển. Nếu để ý, bạn sẽ thấy tỷ lệ bỏ giỏ hàng với các công ty có chính sách miễn phí vận chuyển như Shopee, Tiki,… khá thấp. Nếu bạn có khả năng vận chuyển miễn phí trên tất cả các sản phẩm, hãy đặt một mức giá tối thiểu mà người mua hàng phải trả để được giao hàng miễn phí. 

4. Chạy chiến dịch remarketing với quảng cáo hiển thị

Website thương mại điện tử của bạn nên gắn pixel để thu thập data khách hàng đã ghé thăm trang web của bạn. Khi khách hàng rời đi thì bạn hoàn toàn có thể chạy quảng cáo lại với những đối tượng đó để nhắc nhở về giỏ hàng và gợi nhu cầu sản phẩm, dịch vụ. Đây là một cách hiệu quả để khiến khách hàng quay lại và hoàn thành giao dịch mua hàng. 

5. Sử dụng chiến lược email marketing

Một cách khác để lôi kéo mọi người quay lại trang web của bạn chính là email marketing. Chỉ với hành động xin thông tin email cho mỗi khách ghé thăm website là bạn đã có thể remarketing tới đối tượng khách hàng tiềm năng. Với email marketing, bạn có thể quảng bá các danh mục sản phẩm, tương tác và chăm sóc khách hàng, khuyến khích mọi người hoàn thành việc mua hàng. Bạn sẽ rất bất ngờ về hiệu quả của email marketing đem lại.

Có nhiều cách khác nhau để lấy được email khách hàng của bạn, điển hình nhất chính là việc sử dụng các popup trên website để lấy thông tin khách hàng. Bạn có thể xem thêm tại bài viết 5 Cách Thu Thập Thông Tin Khách Hàng Trên Website

6. Cho phép lưu giữ giỏ hàng

Bạn đã bao giờ bỏ sản phẩm vào giỏ hàng, sau đó vô tình thoát trang trong vài phút và toàn bộ giỏ hàng của bạn biến mất? Đây là một trải nghiệm cực kỳ khó chịu và thường dẫn đến việc khách hàng từ bỏ việc mua hàng. Ngay cả khi người mua không có tài khoản, hãy lưu giỏ hàng của họ như một phép lịch sự. Một khi các mặt hàng bị mất, khả năng mua hàng của khách sẽ cực thấp.

7. Tạo độ khan hiếm cho sản phẩm

Nếu khách hàng thấy số lượng mặt hàng còn hạn chế, họ sẽ có xu hướng hành động ngay thay vì trì hoãn việc mua hàng. Từ bỏ giỏ hàng thường xuất phát từ việc đắn đo trước khi mua hàng. Trong ví dụ bên dưới, trang sản phẩm cho biết chỉ còn lại một ít. Chi tiết này nhấn mạnh rằng đây là một mặt hàng phổ biến và có thể sẽ hết nếu họ không hành động nhanh.

8. Tăng lượt đánh giá tích cực cho sản phẩm

Lượt đánh giá của khách hàng cũ chính là yếu tố tuyệt vời giúp bạn hạn chế việc bỏ giỏ hàng. Vì vậy, việc cung cấp phần đánh giá sản phẩm cho phép người mua hàng đọc lời đánh giá chân thật về sản phẩm, giúp thúc đẩy hành vi mua hàng nhanh chóng. Nếu sản phẩm của bạn thường nhận được đánh giá tích cực, mọi người sẽ ra quyết định và mua hàng một cách tự tin nhanh chóng. Vì vậy bạn hãy cân nhắc sử dụng quảng cáo trên mạng xã hội để truyền bá và thu hút lượt đánh giá tích cực sản phẩm của bạn.

9. Giảm tốc độ tải trang

Nếu trang web của bạn tải quá chậm, bạn chắc chắn sẽ mất khách hàng. Thông thường, quá trình tải trang chậm lại khi khách hàng đang kiểm tra giỏ hàng, điều này làm tăng thời gian để người mua suy nghĩ lại và có thể sẽ giảm bớt mặt hàng trong giỏ hàng của họ. Vì vậy website bạn cần phải tối ưu thời gian tải trang và tối ưu hóa SEO để tăng doanh số cho gian hàng của bạn. Bạn có thể kiểm tra tốc độ tải trang của mình thông qua công cụ phân tích tốc độ website của 3F Solutions tại đây.

Những lời khuyên trên sẽ giúp bạn hạn chế tỷ lệ giảm bỏ giỏ hàng của khách hàng, nhưng làm giảm việc cá nhân hóa hành trình của người mua cũng có thể làm giảm doanh số trên trang thương mại điện tử của bạn. Nếu bạn cần sự trợ giúp hoặc có vấn đề cần trao đổi với chuyên gia của 3F, hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotline 0901 47 48 46 hoặc trang fanpage chính thức của FFF.

Tags