Ở phần trước 3F đã giới thiệu đến các bạn cách tạo một chiến dịch quảng cáo trên YouTube. Tiếp theo, FFF sẽ hướng dẫn bạn tạo nhóm quảng cáo, đặt giá thầu và tạo mẫu quảng cáo Youtube của riêng bạn. Đây là các bước quan trọng để quyết định chiến dịch quảng cáo có thành công hay không. Hãy cùng FFF đến với Hướng dẫn chạy quảng cáo Youtube từ A-Z (phần 2)

1. Tạo nhóm quảng cáo

Nhóm quảng cáo sẽ giúp bạn phân loại đối tượng người dùng mà bạn muốn tiếp cận, hướng đến những chủ đề nào hay những từ khóa gì.

Đầu tiên hãy đặt tiêu đề cho nhóm quảng cáo. Bạn nên đặt tên theo mục đích phân loại nhóm đối tượng. Ví dụ: nhóm “hoạt hình”, nhóm “phim hài”,..

Ở mục xác định đối tượng và nhân khẩu học Google Ads cho phép bạn tùy chọn đối tượng người dùng mà quảng cáo bạn sẽ hướng tới.

Ví dụ: Bạn muốn quảng cáo hướng đến đối tượng là phụ huynh từ 25-34 tuổi hoặc trên 65 tuổi

Mục đối tượng cho phép bạn chọn các đối tượng có thể xem quảng cáo của mình. Mục này chia làm 3 thẻ.

Thẻ tìm kiếm: Thông qua từ khóa bạn cung cấp, Google Ads sẽ thống kê dữ liệu người dùng. Sau đó sẽ gợi ý các nhóm đối tượng phù hợp với

Ví dụ: Bạn nhập vào từ khóa smartphone, ngay lập tức bạn sẽ nhận được những gợi ý tập khách hàng dựa trên từ khóa bạn cung cấp. Trong ví dụ này thì tập khách hàng trong thị trường điện thoại iOS sẽ được gợi ý. Việc của bạn lúc này là chỉ cần chọn nhóm đối tượng dựa trên danh sách gợi ý.

Thẻ ý tưởng: Gợi ý cho bạn các ý tưởng dựa trên những quảng cáo có cùng chủ để thông qua từ khóa bạn cung cấp trong thẻ tìm kiếm.

Ví dụ: trong thẻ tìm kiếm bạn cung cấp từ khóa “smartphone” thì YouTube sẽ gợi ý cho bạn những ý tưởng dựa trên những quảng cáo có cùng chủ đề và quảng cáo của bạn chỉ hiển thị trên những video có chủ đề về “smartphone”.

Thẻ duyệt qua: Cho phép bạn cung cấp thông tin về những đối tượng mà quảng cáo của bạn hướng đến. Thẻ này cung cấp các tùy chọn sau.

  • Họ là ai: Cung cấp các tập khách hàng có các thông tin chi tiết như “tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn, tình trạng sở hữu nhà ở …” của người dùng
  • Sở thích và thói quen của họ là gì: Cho phép bạn tùy chọn sẽ hiển thị quảng cáo đối với những người dùng có nhóm sở thích gì hoặc thêm vào một nhóm sở thích tùy chỉnh.
  • Họ đang tích cực nghiên cứu hoặc lập kế hoạch những gì: Hiện thị quảng cáo dựa trên các lĩnh vực mà người dùng đang nghiên cứu. Chẳng hạn như quảng cáo của bạn sẽ hiển thị cho các đối tượng người dùng đang nghiên cứu về lĩnh vực bất động sản.
  • Cách họ đã tương tác với doanh nghiệp của bạn: Giúp bạn mở rộng phạm vi tiếp cận với các khách hàng tiềm năng bằng cách nhắm mục tiêu người dùng có đặc điểm tương tự với khách truy cập vào quảng cáo của bạn.
  • Đối tượng được kết hợp: Nhắm mục tiêu quảng cáo đến nhiều đối tượng có thể quan tâm đến sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.

 

Tiếp theo ở mục nội dung: Đây là nơi bạn cung cấp các nội dung liên quan đến quảng cáo của bạn để YouTube có thể hiển thị quảng cáo của bạn theo các nội dung đó. Thu hẹp phạm vi tiếp cận của bạn bằng cách sử dụng Từ khóaChủ đề hoặc Vị trí

Mục từ khóa: YouTube cho phép bạn hiển thị quảng cáo của mình dựa trên các từ khóa liên quan đến video, kênh hoặc trang web mà đối tượng người dùng của bạn đã thể hiện sự quan tâm. Bạn nhập vào từ khóa và Google Ads sẽ đưa ra cho bạn danh sách từ khóa tiềm năng và chấm điểm cho các từ khóa đó.

Ví dụ: Nhập khóa “điện thoại di động” và trang web có liên quan, Google Ads sẽ gợi ý cho bạn các ý tưởng dựa trên website có liên quan mà bạn đã cung cấp.

 

Hoặc cung cấp thông tin cụ thể về sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn mà không thông qua trang web liên quan.

 

Mục chủ đề: Hiển thị quảng cáo trên nội dung về các vấn đề cụ thể. Bạn có thể cung cấp cho YouTube từ khóa về chủ đề của bạn hoặc chọn những chủ đề được YouTube gợi ý.

 

Mục vị trí đặt: Là nơi bạn sẽ đặt quảng cáo, chẳng hạn như bạn muốn đặt quảng cáo trong các video, kênh hoặc trang web cụ thể trên Google hoặc YouTube.

2. Nhắm mục tiêu đối tượng và đặt giá thầu.

Sau khi đã nhắm được mục tiêu đối tượng cho chiến dịch quảng cáo của bạn. Bước tiếp theo là đặt giá thầu, ở bài viết trước 3F đã giới thiệu đến các bạn đặc tính của từng loại chiến lược thì đây chính là bước bạn đấu thầu chi phí cho từng loại chiến lược đó (xem bài viết trước tại đây). Đối với quảng cáo YouTube thì bạn nên chọn chiến lược là CPV tối đa (maximim cost per view).

Mục chọn chiến lược giá thầu, đặt ngân sách ở phần trước cho phép bạn chọn chiến lược giá thầu và đặt ngân sách của toàn bộ chiến dịch. Hoặc ngân sách mà bạn có thể chi mỗi ngày cho chiến dịch quảng cáo của mình (xem phần mục 2. Tạo chiến dịch quảng cáo video của bài trước) thì mục đăt giá thầu cho nhóm quảng cáo chính là số tiền bạn phải trả khi có một lượt xem quảng cáo đến từ người dùng.

Để dễ dàng hơn cho việc đấu thầu bạn nên biết một lượt xem quảng cáo chỉ được tính khi ai đó xem video của bạn trong tối thiểu 30 giây (hoặc cho đến khi kết thúc nếu quảng cáo ngắn hơn 30 giây) hoặc nhấp vào quảng cáo của bạn. Vì thế, nếu ai đó nhấp vào nút “bỏ qua quảng cáo”, bạn sẽ không bị tính phí.

Nếu muốn quảng cáo của bạn xuất hiện trên các nội dung phổ biến hàng đầu của YouTube. Bạn sẽ phải trả thêm phí, do đó hãy khởi đầu với việc đặt giá thầu thấp. Sau đó khi quảng cáo của bạn được hiển thị và bạn có nhu cầu hiển thị trên các nội dung phổ biến hàng đầu thì bạn hãy tăng giá thầu lên (mức điều chỉnh giá thầu có thể dao động từ 0 đến 500% giá thầu hiện tại của bạn).

Tuy nhiên bạn cũng không thể đặt giá thầu quá thấp ngay từ đầu vì nếu đối thủ của bạn đấu thầu với mức giá cao hơn cho quảng cáo có cùng lĩnh vực với bạn thì quảng cáo của bạn sẽ không được hiển thị. Do đó trước khi đặt giá thầu bạn nên tìm hiểu giá thầu của đối thủ. Bạn có thể sử dụng công cụ Keyword Planner của 3F để phân tích mức đấu thầu của đối thủ.

Ví dụ: Phân tích từ khóa “bất động sản” bằng công cụ Keyword Planner bạn sẽ biết được chi phí phải trả cho mỗi lần nhấp chuột của người dùng trên Youtube là 4167 VNĐ, qua đó giúp bạn dễ dàng đưa ra giá thầu cho quảng cáo của mình.

3. Tạo quảng cáo Video

Để tạo quảng cáo video trên YouTube, trước tiên bạn cần phải tạo một video và tải nó lên YouTube. Sau đó sao chép URL video đó và dán nó vào phần tạo quảng cáo video trên Google Ads.

Sau đó bạn chọn định dạng quảng cáo. Ví dụ: Chọn định dạng quảng cáo là “quảng cáo trong luồng có thể bỏ qua”.

Tiếp theo bạn nhập vào URL cuối cùng cho quảng cáo. URL cuối cùng là nơi mà quảng cáo sẽ dẫn người dùng đến sau khi nhấp vào quảng cáo của bạn. Đây có thể là website hoặc landing page giới thiệu sản phẩm của bạn, URL này phải phù hợp với những gì quảng cáo của bạn quảng cáo.

Mục tùy chọn lời kêu gọi hành động và tiêu đề cho phép bạn nhập vào một lời kêu gọi người dùng truy cập vào website của bạn thông qua đường dẫn trong mục URL cuối cùng.

Mục tùy chọn URL quảng cáo (nâng cao) cho phép bạn định dạng URL của mình, bạn có thể bỏ qua mục này.

Mục biểu ngữ đi kèm (chỉ dành cho quảng cáo trên máy tính) cho phép bạn tạo một banner hiển thị ở trên cùng của màn hình và ở bên phải của video. Banner này phải có kích thước 300 x 60 pixel và banner vẫn sẽ tiếp tục hiển thị trên màn hình ngay cả khi quảng cáo đã bị bỏ qua.

Banner có thể tự động được tạo bằng cách sử dụng biểu ngữ kênh của bạn hoặc tải lên một hình ảnh có đúng độ phân giải 300 x 60 pixel.

Sau khi thực hiện các bước trên bạn bấm Tạo chiến dịch để hoàn tất quá trình tạo chiến dịch quảng cáo YouTube của bạn.

Như vậy thông qua hai phần của bài viết này, 3F đã hướng dẫn chi tiết cho các bạn cách chạy quảng cáo YouTube từ A-Z. Hi vọng với những chia sẻ này các bạn có thể định hướng cho mình một chiến lược chạy quảng cáo YouTube thật hiệu quả. Ngoài ra, nếu bạn muốn chạy quảng cáo Youtube nhưng vẫn chưa có tài khoản Google Ads, hãy nhấp vào đây để mua tài khoản từ FFF nhé. Đặc biệt khi mua tài khoản, bạn sẽ được tặng ngay mã khuyến mãi 1.350.000 VNĐ và nhiều ưu đãi khác.

Đừng quên tiếp tục theo dõi blog của FFF tại đây để xem các chia sẻ khác về Marketing Online từ 3F Solutions nhé. Nếu bạn cần sự trợ giúp hoặc có vấn đề cần trao đổi với chuyên gia của 3F, hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotline 0901 47 48 46 hoặc trang fanpage chính thức của FFF. Ngoài ra, hãy tham gia Cộng đồng Google AdWords Việt Nam để nhận thêm thông tin hay từ các thành viên trong cộng đồng nhé!

Tags