Quảng cáo hiển thị hình ảnh thích ứng là loại quảng cáo dựa trên nội dung, có nghĩa là bạn có thể tạo các quảng cáo này bằng cách tải nội dung của bạn lên (hình ảnh, văn bản dòng tiêu đề, biểu trưng và phần mô tả). Google sẽ tạo quảng cáo bằng cách kết hợp các nội dung này để tạo trải nghiệm người dùng tốt nhất tại thời điểm hiển thị.

Bài viết này mô tả các phương pháp hay nhất để quản lý Quảng cáo hiển thị hình ảnh thích ứng của bạn

Hãy sử dụng các nguyên tắc sau để tạo quảng cáo hiển thị thích ứng tiếp cận nhằm người dùng và thúc đẩy hiệu quả hoạt động cho doanh nghiệp của bạn. Nói cách khác, chất lượng hình ảnh được cải thiện có thể cải thiện phạm vi tiếp cận và hiệu quả hoạt động bằng cách đảm bảo quảng cáo của bạn đủ điều kiện phân phát trong tất cả các khoảng không quảng cáo có sẵn

1. Lợi ích quảng cáo hiển thị hình ảnh

Quảng cáo hiển thị thích ứng có thể giúp bạn:

  • Tạo quảng cáo linh hoạt thích ứng với chiều rộng thiết bị, nhờ đó, bạn có nhiều không gian hơn để chia sẻ thông điệp với khách hàng tiềm năng.
  • Tiết kiệm thời gian bằng cách cung cấp nhiều tùy chọn dòng tiêu đề và nội dung mô tả, sau đó cho phép Google Ads hiển thị những kiểu kết hợp phù hợp nhất cho khách hàng của bạn.
  • Tiếp cận nhiều khách hàng tiềm năng hơn bằng cách cung cấp nhiều tùy chọn dòng tiêu đề và nội dung mô tả để quảng cáo của bạn có cơ hội cạnh tranh trong nhiều phiên đấu giá hơn và khớp với nhiều cụm từ tìm kiếm hơn.
  • Tăng hiệu quả hoạt động của nhóm quảng cáo bằng cách thu hút thêm các lần nhấp và lượt chuyển đổi mà quảng cáo văn bản hiện tại đang bỏ lỡ, vì quảng cáo tìm kiếm thích ứng giúp bạn cạnh tranh trong nhiều phiên đấu giá hơn.

2. Các lưu ý khi dùng hình ảnh tiếp thị

Hình ảnh là thành phần quan trọng nhất của quảng cáo hiển thị thích ứng. Hướng dẫn dưới đây sẽ giúp bạn hiểu được yếu tố tạo nên hình ảnh hợp lệ và không hợp lệ đối với quảng cáo hiển thị thích ứng. Ngoài ra, hướng dẫn còn chỉ ra cách tránh những lỗi và sai lầm thường gặp có thể làm giảm hiệu quả hoạt động. Bạn có thể tải hình ảnh của riêng mình lên hoặc chọn từ thư viện của Google.

Quảng cáo hiển thị thích ứng cho phép bạn tải tối đa 15 hình ảnh lên với hai tỷ lệ khung hình: 1,91:1 cho ảnh khổ ngang và 1:1 cho ảnh hình vuông. Bạn cần tối thiểu hai hình ảnh với ít nhất một hình ảnh có tỷ lệ khung hình là 1,91:1 (ảnh khổ ngang).

Hình ảnh bạn tải lên có thể xuất hiện ở nhiều kích thước khác nhau tùy theo bố cục. Hình ảnh sẽ đổi kích thước để phù hợp với kích thước cụ thể của quảng cáo.

Sử dụng hình ảnh chất lượng cao

Hình ảnh giúp người dùng hiểu về doanh nghiệp, sản phẩm và thương hiệu của bạn. Hình ảnh đóng vai trò quan trọng để quảng cáo hoạt động hiệu quả.

Để có kết quả tốt nhất, hãy tránh sử dụng những hình ảnh bị mờ, bị lệch, lộn ngược, không rõ ràng, có đường viền, đảo màu hoặc bị lọc quá mức.

Hãy sử dụng đường nét tự nhiên của hình ảnh.

Không sử dụng hình ảnh bị lệch

Hãy sử dụng hình ảnh được lấy nét.

Không sử dụng hình ảnh bị mờ

Hãy sử dụng hình ảnh dễ thấy và đủ màu sắc.

Hãy sử dụng hình ảnh có một chủ đề duy nhất, không có thành phần trùng lặp.

Không sử dụng hình ảnh khó thấy hoặc bị phai.

Không sử dụng hình ảnh chứa hình ảnh phản chiếu

Hãy giữ cho các mép vuông và đường viền trong suốt để hình ảnh có thể hiển thị trên toàn bộ khung hình.

Không làm tròn các mép hoặc sử dụng đường viền.

Hãy sử dụng thành phần thô, mang tính tự nhiên của ảnh.

Không sử dụng màu đảo ngược hoặc bộ lọc quá mức.

Biểu trưng

Là nội dung tùy chọn và bạn có thể tải lên tối đa 5 biểu trưng khác nhau. Nếu bạn chọn không cung cấp biểu trưng, Google sẽ cung cấp biểu trưng trung lập, chẳng hạn như hình ảnh địa cầu hoặc chữ cái đầu tiên của tên thương hiệu của bạn. Hãy lưu ý những điều sau đây khi bạn cung cấp một biểu trưng:

  • Bạn có thể tải lên biểu trưng có tỷ lệ cỡ ảnh là 1:1 hoặc 4:1 (bạn nên tải biểu trưng của mình lên ở cả 2 cỡ ảnh này). 
  • Hãy chắc chắn rằng biểu trưng của bạn được căn giữa và cắt cẩn thận. 
  • Tránh thêm bất kỳ văn bản nhỏ hoặc “kiểu cách” nào vào biểu trưng. 
  • Có thể dùng nền màu trắng, nhưng bạn nên sử dụng nền trong suốt. 
  • Tất cả các khoảng đệm hoặc khoảng trắng không được vượt quá 1/16 kích thước của biểu trưng. Ví dụ: nếu biểu trưng của bạn có kích thước 400×400 pixel, thì khoảng đệm của bạn không nên rộng hơn 25 pixel.

Không phủ biểu trưng

Không phủ biểu trưng lên trên hình ảnh, vì biểu trưng này có thể hiển thị lặp lại trong một số bố cục quảng cáo. Google cho phép tích hợp biểu trưng vào hình ảnh.

Tránh phủ văn bản

Tránh chèn văn bản lên trên hình ảnh. Xin lưu ý rằng khi các tài sản được kết hợp, thông điệp của bạn có thể lặp lại nếu văn bản ở lớp phủ quá giống với dòng tiêu đề. Ví dụ: Văn bản ở lớp phủ có thể không đọc được trong những quảng cáo có kích thước nhỏ hơn. Google cho phép văn bản được nhúng hoặc tích hợp theo cách tự nhiên. Ví dụ: ảnh chụp biển hiệu dạng văn bản là văn bản được nhúng tự nhiên.

Không phủ các nút

Các nút (hứa hẹn các chức năng không tồn tại như “phát”, “tải xuống” hoặc “đóng”) là thành phần vi phạm chính sách Google Ads.

Hãy đặt sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn làm trọng tâm của hình ảnh

Không gian trống không được chiếm quá 80% hình ảnh. Sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn phải là trọng tâm.

Tránh dùng ảnh nền tổng hợp kỹ thuật số

Tránh hiển thị sản phẩm trên ảnh nền tổng hợp kỹ thuật số (bao gồm cả nền hoàn toàn màu trắng). Thay vào đó, hãy sử dụng ảnh chất lượng có bối cảnh vật lý với hiệu ứng bóng và ánh sáng tự nhiên

3. Phần mô tả

Quảng cáo hiển thị bạn có thể tạo tối đa 5 phần mô tả cho thương hiệu hoặc sản phẩm của mình, mỗi phần chứa tối đa 90 ký tự. Phần mô tả thường đi kèm với dòng tiêu đề ngắn (như mô tả bên dưới) và phải được viết để bổ sung cho tiêu đề ngắn của bạn. Sử dụng phần mô tả để cung cấp thêm thông tin nhằm nêu rõ tuyên bố giá trị của bạn.

4. Dòng tiêu đề ngắn

Bạn có thể tải lên tối đa 5 dòng tiêu đề ngắn khác nhau, mỗi dòng chứa 25 ký tự cho Quảng cáo hiển thị hình ảnh thích ứng. Để đảm bảo đạt được hiệu suất tối đa, hãy chắc chắn mỗi dòng tiêu đề thể hiện một nội dung độc đáo. Hãy cung cấp thông tin và nêu rõ tuyên bố giá trị của bạn.

Hãy xem xét các cách sau:

  • Không cần đặt dấu chấm câu ở cuối tiêu đề của bạn
  • Tránh lặp lại văn bản trong phần mô tả của bạn
  • Không sử dụng tên doanh nghiệp của bạn trong dòng tiêu đề

5. Dòng tiêu đề dài

Trong dòng tiêu đề dài, bạn có 90 ký tự để mô tả tuyên bố giá trị của thương hiệu hoặc sản phẩm của mình. Hãy thử nghĩ ra nội dung nào đó thú vị và hữu ích cho người dùng. Tùy thuộc vào nơi quảng cáo của bạn được phân phát, dòng tiêu đề dài có thể được hiển thị mà không có văn bản mô tả bổ sung. Đảm bảo rằng dòng tiêu đề dài có thể mang giá trị riêng và thể hiện nội dung gì đó độc đáo.

6. Thêm nguồn cấp dữ liệu cho tiếp thị lại động

Việc liên kết chiến dịch của bạn với nguồn cấp dữ liệu thường dẫn đến trải nghiệm người dùng tốt hơn. Chất lượng của thông tin sản phẩm bạn cung cấp có thể giúp xác định ai sẽ thích xem quảng cáo của bạn nhất và cung cấp kết quả nguồn cấp dữ liệu chất lượng cao, toàn diện trong các quảng cáo có liên quan hơn. Tìm hiểu thêm về cách tạo quảng cáo cho tiếp thị lại động.

Hy vọng qua bài viết bạn đã biết cách tối ưu hình ảnh hiển thị cho quảng cáo hiển thị thích ứng hơn. Bạn đọc thêm bài viết Hướng dẫn tạo chiến dịch quảng cáo gdn

Nếu bạn gặp khó khăn trong quá trình sử dụng những công cụ của FFF và cần trợ giúp thì hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0901 47 48 46 hoặc qua fanpage của 3F. Ngoài ra, hãy tham gia Cộng đồng Google AdWords Việt Nam để biết thêm các thông tin bổ ích khác từ các thành viên trong cộng đồng nhé!

Tags

5 1 vote
Đánh giá bài viết