Theo thống kê, tại Việt Nam có đến 54,6% dân số sử dụng Internet, 97% trong số đó chọn xem video trên Youtube. Trung bình mỗi tháng có 930 triệu lượt xem trang. Tần suất một thành viên ghé thăm Youtube là 10,1 lần/ tháng. Về thời gian truy cập, Việt Nam đứng thứ 3 Đông Nam Á chỉ sau Nhật Bản và Thái Lan với hơn 8 triệu giờ/ngày. Về tương tác, Youtube đứng đầu về thời gian cho mỗi lượt xem (4,11 phút/xem). Các con số trên đã cho thấy được tốc độ phát triển khủng khiếp của Youtube, trở thành nền tảng mạng xã hội đứng thứ 2 thế giới chỉ sau Facebook. Muốn tiếp cận lượng người dùng khổng lồ của Youtube? Bạn chỉ cần chạy quảng cáo trên kênh video nổi tiếng toàn cầu này.

Hãy cùng 3F tìm hiểu 5 cách quảng cáo Youtube phổ biến hiện nay, để biết cách thức hoạt động và hiệu quả của chiến dịch quảng cáo Youtube đối với các nhà quảng cáo Việt Nam.

Quảng cáo Youtube là gì?

Quảng cáo Youtube là tất cả những hình thức quảng cáo được hiển thị trên kênh Youtube. Chúng được chia thành hai dạng: Quảng cáo banner và Quảng cáo video.

1. Quảng cáo Banner (Display YouTube ads)

Đây là định dạng banner kết hợp với quảng cáo GDN (Google Display Network). Nói đơn giản là bạn tạo chiến dịch quảng cáo GDN hiển thị trên Youtube. Youtube cho phép bạn đặt banner ở 4 vị trí:

  • Trang chủ của youtube
  • Trên khung video phát trên Youtube
  • Trên trang xem video
  • Trên trang search.

Cũng giống như GDN, khi bạn muốn banner của mình xuất hiện chỗ nào, bạn chỉ cần chỉnh sửa kích thước banner theo yêu cầu của Google ở vị trí đó. Nếu bạn muốn banner của mình xuất hiện nhiều, bạn chỉ cần Bid giá cao và ngược lại.

Quảng cáo Banner cũng là một dạng quảng cáo có thể tắt được, người dùng có thể tắt nếu họ không muốn xem. Nếu bạn muốn quảng cáo không tắt được có thể cân nhắc đến quảng cáo video non-skipable bên dưới.

Thông thường quảng cáo banner tĩnh xuất hiện tối đa 30s/ lượt.

Ưu điểm:

  • Chi phí rẻ
  • Xuất hiện nhiều lần ở những vị trí khác nhau

Nhược điểm:

  • Khách hàng có thể nhanh chóng bỏ qua quảng cáo bằng cách tắt đi

Ai nên sử dụng hình thức quảng cáo này:

  • Bạn muốn quảng cáo cho thương hiệu nhiều hơn là tăng khách hàng
  • Bạn quảng cáo cho các sản phẩm bán lẻ, ngành thời trang, thiết kế, sử dụng hình ảnh để thu hút khách hàng

2. Quảng cáo xuất hiện trên trang chủ Youtube

Hình thức thu hút nhiều người xem nhất vì được hiển thị rất bắt mắt ngay khi người dùng truy cập vào youtube.com. Đây cũng là vị trí có giá “cắt cổ” nhất và thường chỉ dành cho những “ông lớn” như Vinamilk, Samsung… mới có thể kham được mức phí hàng chục ngàn đô cho một ngày hiển thị banner tại trang chủ của Youtube.

Ưu điểm:

  • Tiếp cận được lượng lớn người dùng Youtube
  • Chiếm không gian lớn và đứng đầu trang youtube.com
  • Quảng cáo đẹp và chuyên nghiệp, phù hợp đi branding cho các thương hiệu, tập đoàn lớn

Nhược điểm:

  • Chi phí cực kỳ đắt đỏ lên đến hàng chục nghìn đô

Ai nên sử dụng quảng cáo này:

  • Bạn có ngân sách quảng cáo cực lớn
  • Bạn muốn thể hiện đẳng cấp thương hiệu và sản phẩm của mình, tăng độ nhận diện thương hiệu

3. Quảng cáo xuất hiện trong video

Quảng cáo này thường có hai dạng: quảng cáo trong luồng In-Stream Ads và quảng cáo Pre-roll.

  • Quảng cáo trong luồng là dạng quảng cáo video xuất hiện giữa clip mà bạn đang xem.
  • Quảng cáo Pre-roll là quảng cáo xuất hiện trước khi xem quảng cáo

Cả hai đều xuất hiện ở hai dạng: có thể bỏ qua được sau 5s và dạng không thể bỏ qua (non-skippable):

  • Đối với hình thức quảng cáo có thể bỏ qua (có nút “bỏ qua” hoặc “Skip it” ở góc phải bên dưới của video), bạn có thể thoải mái chạy video mà không bị giới hạn về thời lượng. Thông thường quảng cáo chỉ bị tính phí sau 5 giây. Khi người dùng click vào video họ sẽ đến được trang đích mà nhà quảng cáo mong muốn.
  • Đối với hình thức quảng cáo không thể bỏ qua (không có nút bỏ qua hoặc skip it ở bên góc phải bên dưới), bạn chỉ có thể quảng cáo video với thời lượng tối đa là 20 giây. Quảng cáo sẽ bắt đầu tính phí từ giây thứ 15.

Google cũng cho phép bạn Bid video theo hai hình thức: CPV (tính phí cho mỗi lượt xem video) và CPC (tính phí cho mỗi lượt click vào video). Bạn có thể chọn hình thức Bid phù hợp với mục đích của chiến dịch quảng cáo của mình. Ví dụ,  nếu bạn chỉ muốn quảng bá thương hiệu thì có thể chọn CPV. Còn nếu muốn tăng khách hàng, thì chọn CPC.

Ưu điểm:

  • Dù muốn hay không khách hàng vẫn phải xem quảng cáo của bạn

Nhược điểm:

  • Nếu quảng cáo không hay sẽ khuyến khách hàng tức giận, ảnh hưởng đến thương hiệu. Ngoài ra, khách hàng có thể report bạn và khiến cho Youtube nâng giá thầu, tăng chi phí cho bạn.

Ai nên sử dụng quảng cáo này:

  • Bạn có ngân sách quảng cáo lớn, có thể sản xuất marketing video
  • Bạn muốn thuyết phục khách hàng bằng video

4. Quảng cáo Video khám phá (Video Discovery Ads)

Đây là loại quảng cáo hiển thị ở các kết quả tìm kiếm hoặc danh sách đề xuất trên Youtube. Quảng cáo này thường hiển thị ở vị trí đầu tiên của cả kết quả tìm kiếm và danh sách đề xuất. Hình thức quảng cáo này cũng giống như việc bạn đang trả tiền để leo lên top 1 tìm kiếm của Google – vị trí chính tiếp cận được rất nhiều người dùng.

Ưu điểm:

  • Chỉ tính tiền khi khách click vào xem video
  • Hiển thị ở những vị trí đầu tiên trang

Nhược điểm:

  • Quảng cáo chiếm ít không gian trên website, không thu hút khách hàng
  • Không bắt buộc khách hàng phải xem, dễ bị khách hàng bỏ qua

Ai nên quảng cáo hình thức này:

  • Bạn có ngân sách hẹp nhưng vẫn muốn quảng cáo video
  • Bạn muốn tăng khách hàng thông qua các video

 

Đó chính là 4 hình thức quảng cáo của Youtube. Ngày nay, khi nội dung bằng video đang ngày càng phát triển, Youtube chắc chắn sẽ trở thành kênh Marketing không thể thiếu đối với các nhà quảng cáo. Là một marketer hiện đại, bạn hãy chuẩn bị cho mình những kiến thức về kênh quảng cáo hấp dẫn này nhé.

Ngoài ra, 3F cũng đang có chương trình “Nhận mã khuyến mãi Google Ads 1.350.000đ miễn phí”. Nếu bạn đang chạy quảng cáo và có quan tâm đến mã khuyến mãi hãy đăng ký ngay tại:

Trong quá trình sử dụng, nếu gặp khó khăn hay có bất kỳ thắc mắc nào comment ngay bên dưới hoặc liên hệ với số hotline 0901 47 48 46 để được hỗ trợ.

 

Tags

0 0 votes
Đánh giá bài viết