SEO website – Digital Marketing Platform https://fff.com.vn Giải pháp tăng hiệu suất quảng cáo Google Ads và Khách hàng Hơn 200% Fri, 07 Aug 2020 07:37:25 +0000 en-US hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.8 https://fff.com.vn/wp-content/uploads/2020/02/cropped-icon-32x32.png SEO website – Digital Marketing Platform https://fff.com.vn 32 32 6 Lý do khiến chiến dịch SEO hoạt động không hiệu quả https://fff.com.vn/6-ly-do-khien-chien-dich-seo-hoat-dong-khong-hieu-qua/ Thu, 09 Jul 2020 08:38:53 +0000 https://fff.com.vn/?p=26276 SEO là một phương pháp có thể thúc đẩy tổ chức của bạn lên TOP trong các công cụ tìm kiếm và giúp tăng thứ hạng của google nếu bạn có một chiến lược SEO tốt. Tuy nhiên, một số công ty đã không thành công khi dành rất nhiều công sức để tối ưu hóa SEO nhằm tăng thứ hạng website của họ. Nếu SEO không hiệu quả với bạn, sau đây là 6 lý do khiến chiến dịch SEO hoạt động không hiệu quả.

Chiến lược SEO đã lỗi thời

Cũng như lĩnh vực liên quan đến công nghệ và chiến lược kinh doanh, SEO không ngừng phát triển và đổi mới. Nếu bạn hoặc người làm SEO đang sử dụng các chiến thuật lỗi thời như nhồi nhét quá nhiều từ khóa vào bài viết, điều đó khiến các chiến dịch SEO của bạn không hiệu quả

Nếu bạn thuê một công ty SEO để tăng thứ hạng website cũng như hiển thị kết quả tìm kiếm của google, quá trình liên tục tìm tòi và cập nhật kiến thức mới, kỹ năng SEO với các chiến lược SEO mới nhất là rất quan trọng. Hãy tìm một đối tác thật sự hiểu về SEO, làm thế nào để tận dụng nó đúng cách và có thể tự tin giải thích các cách làm của họ , chia sẻ tài liệu tham khảo của họ cho bạn. Nếu bạn đang quản lý các chiến dịch tối ưu hóa SEO của riêng mình, hãy dành thời gian để thường xuyên học hỏi các thay đổi mới nhất của ngành và tìm hiểu các phương thức cũng như chiến dịch mới phù hợp.

Quá tiết kiệm ngân sách

Số tiền bạn chi cho các chiến lược SEO chất lượng cao sẽ ít dần đi so với thành công bạn thấy trong sự phát triển của trang web. Bằng cách đầu tư chi phí ban đầu cho trang web, bạn có thể đưa website của doanh nghiệp lên TOP kết quả từ công cụ tìm kiếm. Từ đây, bạn có thể liên tục củng cố thương hiệu và nội dung của mình để thu hút khách hàng mới và khách hàng trung thành.

Nếu bạn không đủ kiến thức về SEO nhưng lại muốn tự mình làm mọi thứ, khả năng cao bạn sẽ khiến chiến dịch SEO hoạt động không hiệu quả. Điều này cũng đúng khi giao phó những chiến dịch SEO của bạn cho một công ty SEO còn non trẻ – họ thực sự có thể gây hại cho kết quả chiến dịch và thương hiệu của bạn nhiều hơn là lợi ích họ mang lại.

Nội dung của Website không thống nhất

Duy trì việc tối ưu hóa SEO cho trang web của bạn có thể tạo ra sự khác biệt lớn trong lĩnh vực tiếp thị kỹ thuật số. Phần quan trọng nhất của một website chính là nội dung đồng nhất ở cả các bài viết trên web và các bài viết bên ngoài web. Website của bạn phải luôn làm nổi bật rõ ràng thương hiệu và các nét riêng làm cho doanh nghiệp của bạn trở nên độc đáo. Ngoài ra, hãy xem xét những lời khuyên sau:

  • Tìm hiểu các đối thủ cạnh tranh hoặc các trang web khác trong ngành của bạn để xác định chiến lược SEO tổng thể.
  • Đảm bảo nội dung của bạn có nhiều thông tin phù hợp và được tối ưu hóa với các từ khóa đúng mục tiêu đề ra.
  • Thường xuyên sửa đổi và cập nhật trang web của bạn để đảm bảo bạn đang thực hiện các phương pháp tốt nhất trong SEO.
  • Tạo thêm một blog và liên tục đăng nội dung mới có nhiều thông tin xác thực trên blog đó.

Duy trì một trang web luôn được cập nhật và thân thiện với người dùng sẽ thúc đẩy tăng lượt truy cập tự nhiên, điều này có thể củng cố vị trí của bạn trong bảng xếp hạng của công cụ tìm kiếm.

Đầu tư vào mạng xã hội

Điều mà nhiều chủ doanh nghiệp không nhận ra là phương tiện truyền thông xã hội thực sự đóng một vai trò rất quan trọng trong quá trình thành công SEO. Với một nền tảng mạng xã hội mạnh mẽ, trang web của bạn sẽ được mọi người và những người có ảnh hưởng xã hội chia sẻ, thảo luận.

Nếu bạn đã nhận thấy rằng những nỗ lực SEO của bạn có thể cải tiến nhiều hơn, hãy xem xét việc dành nhiều thời gian hơn cho sự phát triển mạng xã hội của bạn. Hãy tương tác với khách hàng lý tưởng của bạn và cũng cung cấp thông tin chính xác, hữu ích về sản phẩm, dịch vụ. Nếu có ai đó nhận xét về bài viết của bạn, hãy tương tác ngay với họ. Việc này sẽ giúp bạn thấu hiểu hơn về tâm lý, nhu cầu của khách hàng. Khi bài đăng của bạn được chia sẻ, trang web của bạn sẽ có nhiều lượt truy cập hơn và có tăng tiềm năng tăng thứ hạng của google. Thông tin hữu ích, xác thực, có liên quan và chia sẻ ý tưởng là những gì khách hàng mục tiêu của bạn đang tìm kiếm.

Thiếu kiên nhẫn

Bạn không nên nản lòng nếu bạn không thấy kết quả ngay lập tức trong quá trình SEO. Cho dù bạn đang đặt mục tiêu hay KPI (các chỉ số hiệu suất chính) như thế nào cho doanh nghiệp thì việc cải thiện kết quả SEO luôn cần có thời gian và nỗ lực. Bằng cách làm việc kiên định và dành nhiều thời gian cho quá trình xây dựng thứ hạng website, bạn sẽ bắt đầu thấy thành quả được đền đáp từ chính nỗ lực của bạn. 

Với SEO, bạn đầu tư càng nhiều vào nó, bạn sẽ càng nhận được nhiều thành quả. Thành công luôn đi kèm với sự kiên nhẫn.

Thiếu thực tế

Đặt mục tiêu là một phần không thể thiếu trong quá trình làm SEO của bạn. Nguyện vọng của bạn có thể trở thành động lực để bạn làm việc chăm chỉ hơn và dành nhiều nỗ lực hơn cho các quy trình SEO. Tuy nhiên, đặt kỳ vọng SEO quá cao có thể là một nguyên nhân cho sự thất vọng nếu bạn không thấy hiệu quả ngay lập tức. Khi đặt mục tiêu cho SEO, hãy đảm bảo nó có tính thực tế, có thể đạt được và đo lường được. Bằng cách này, bạn có thể theo dõi tiến trình và sử dụng những kết quả nhỏ để thúc đẩy hành trình SEO của bạn đạt được thành công tối ưu.

Khi được thực hiện đúng cách, SEO là phương tiện sẽ đưa trang web của bạn đứng TOP trong bảng xếp hạng và kết quả đầu của công cụ tìm kiếm, thúc đẩy sự chuyển đổi ở khách hàng. Tuy nhiên, điều quan trọng cần nhớ là dành nhiều thời gian và nỗ lực vào trang web của bạn, tầm ảnh hưởng của mạng xã hội cũng như chiến lược SEO của bạn là không thể thiếu để làm cho chiến dịch SEO của bạn thành công. 

Ngoài ra, FFF có cung cấp bộ hỗ trợ các hoạt động của SEO cũng như quảng cáo Google như phân tích từ khóa, tối ưu quảng cáo,… Bạn có thể trải nghiệm ngay tại đây. Đặc biệt, FFF vừa ra mắt bộ công cụ Backlink, cung cấp tất cả các loại backlink dành cho các SEOer. Xem ngay tại đây.

Đừng quên tiếp tục theo dõi blog của FFF tại đây để xem các chia sẻ khác về Marketing Online từ 3F Solutions nhé. Nếu bạn cần sự trợ giúp hoặc có vấn đề cần trao đổi với chuyên gia của 3F, hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotline 0901 47 48 46 hoặc trang fanpage chính thức của FFF. Ngoài ra, hãy tham gia Cộng đồng Google AdWords Việt Nam để nhận thêm thông tin hay từ các thành viên trong cộng đồng nhé!

]]>
Internal Link là gì? Phương pháp xây dựng Internal link cho tối ưu SEO hiệu quả https://fff.com.vn/internal-link-la-gi-phuong-phap-xay-dung-internal-link-cho-toi-uu-seo-hieu-qua/ Wed, 10 Jun 2020 10:07:00 +0000 https://fff.com.vn/?p=24949 Khi tối ưu SEO onpage, một trong những yếu tố quyết định đến khả năng chuyển đổi chính là internal link. Việc sử dụng internal link như một công việc bắt buộc phải làm nhằm giúp điều hướng người dùng khi truy cập vào website. Đặc biệt các internal link còn giúp website của bạn tăng hạng trên kết quả tìm kiếm của Goolge. Vậy thực sự Internal Link là gì? Phương pháp xây dựng internal link cho tối ưu SEO hiệu quả. Các bạn cùng khám phá trong bài viết chi tiết này nhé.

Internal link là gì?

Internal link là những liên kết nội bộ qua lại giữa các trang với nhau trên cùng một website. Nói theo cách đơn giản hơn nó là những liên kết nội bộ là liên kết từ trang con này đến trang con khác trên cùng một website đang hoạt động. Người đọc có thể dễ dàng tìm thấy nội dung mà mình muốn đọc và di chuyển đến trang đích một cách nhanh chóng và tiện lợi nhờ vào internal link.

Ưu điểm của internal link là gì?

Tạo sự thân thiện, dễ dàng điều hướng người đọc ở lại lâu hơn với web của bạn. Các liên kết nội bộ giúp khách hàng tìm được những nội dung liên quan với thứ họ cần tìm và là cách để họ ở lại với web của bạn lâu nhất.

Tăng số lần xem trang giảm tối đa tỷ lệ thoát. Bằng cách gắn các internal link vào bài viết, người đọc sẽ bị lôi cuốn từ bài viết này sang bài viết khác và dễ dàng khiến họ ở lại lâu đồng thời giảm tỷ lệ thoát của trang web.

Cải thiện thứ hạng tìm kiếm trên công cụ tìm kiếm. Các internal link sẽ giúp tăng trải nghiệm khách hàng, đồng thời cũng khiến Google đánh giá cao các nội dung của bạn. Từ đó tăng thứ hạng tìm kiếm trên Google cho website.

Ngoài ra với việc tạo ra internal link còn giúp cho cấu trúc website được thiết lập chặt chẽ, tăng tốc độ index của google. Đồng thời giúp website tăng chỉ số PR một cách đồng đều nhất, và là nhân tố quan trọng trong Ranking keyword.

Phương pháp tạo internal link cho SEO hiệu quả nhất

  • Xây dựng liên kết nội bộ tại những trang nhận được chỉ số PA(Page Authority) cao nhất.
  • Tập hợp liên kết nội bộ từ những trang con tới trang đích tạo hiệu quả tối ưu nhất.
  • Xây dựng liên kết nội bộ tại các bài viết có nhiều thông tin quan trọng.
  • Thực hiện đặt liên kết nội bộ tại trang chủ của website.
  • Đặt liên kết nội bộ Footer.

Lưu ý quan trọng khi thực hiện xây dựng internal link

Tùy thuộc vào sản phẩm cũng như mục tiêu bạn đặt ra khi muốn tăng thứ hạng trang điều quan trọng bạn cần làm đó là dốc toàn bộ sức mạnh từ các khác vào trang quan trọng mà bạn muốn google đánh giá cao cho web của bạn.

Ngoài ra, bạn nên sử dụng Breadcrumb hay còn gọi là thanh điều hướng. Phần này thường được đặt ở đầu, hay cuối trang web nhằm giúp người dùng được biết vị trí của mình ở đâu trong website. Bên cạnh đó, thanh điều hướng còn giúp khách hàng dễ dàng chuyển hướng sang các vị trí khác.

Ngoài ra có một điểm bạn nên chú ý đó là việc đặt anchor text khi bạn thực hiện đặt internal link trong bài viết. Tuyệt đối không xây dựng anchor text một cách bừa bãi và miễn cưỡng. Điều này làm cho web của bạn bị gây cảm giác áp đặt người đọc và dẫn tới người dùng không tin tưởng vào nội dung họ đang đọc và họ sẽ lập tức rời khỏi website của bạn.

Lời kết

Internal link là việc vô cùng quan trọng trong một bài viết trên website. Người dùng ngày nay họ thường có thói quen click vào các liên kết xuất hiện trên các bài viết khi họ đang quan tâm tới nó. Vì vậy việc thực hiện internal link chính là đang làm cho google thấy website của bạn đang nghiêm túc đề cập tới các vấn đề có liên quan cho người đọc. Từ dó website của bạn cũng nhận được những lượt đánh giá chất lượng từ người đọc và từ google trên công cụ tìm kiếm. Ngoài ra, trong trường hợp bạn cần tăng traffic cho bất kỳ trang nào hay toàn bộ website, hãy tìm hiểu ngay bộ công cụ tăng traffic của FFF tại đây nhé.

Đừng quên tiếp tục theo dõi blog của FFF tại đây để xem các chia sẻ khác về Marketing Online từ 3F Solutions nhé. Nếu bạn cần sự trợ giúp hoặc có vấn đề cần trao đổi với chuyên gia của 3F, hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotline 0901 47 48 46 hoặc trang fanpage chính thức của FFF. Ngoài ra, hãy tham gia Cộng đồng Google AdWords Việt Nam để nhận thêm thông tin hay từ các thành viên trong cộng đồng nhé!

]]>
Meta Description là gì? Cách viết thẻ Meta thu hút người đọc? https://fff.com.vn/meta-description-la-gi-cach-viet-the-meta-thu-hut-nguoi-doc/ Wed, 03 Jun 2020 08:24:50 +0000 https://fff.com.vn/?p=24697 Meta Description- một trong những yếu tố được chú trọng nhiều nhất trong SEO onpage. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến thứ hạng website trên công cụ tìm kiếm. Ngoài ra, thẻ meta còn là nơi giúp bạn thuyết phục khách hàng click vào website của mình. Vậy Meta Description là gì? Cách viết thẻ Meta Meta Description thu hút người đọc? Cùng 3F tìm câu trả lời nhé!

Meta Description là gì?

Khi bạn tìm kiếm một từ khóa nào đó trên google, các công cụ tìm kiếm sẽ đưa ra hàng loạt kết quả. Trong đó, dòng in đậm màu xanh đầu tiên là tiêu đề. Nó sẽ chứa từ khóa bạn tìm kiếm. Ở những dòng tiếp theo, phần chữ nhỏ màu đen tóm tắt nội dung của website có chứa từ khóa mà bạn tìm kiếm.

Dựa vào đó bạn có hiểu rõ khái niệm Meta Description là một phần mô tả tóm tắt nội dung của một bài viết bên trong trang website nào đó. Phần mô tả hấp dẫn, thu hút, kích thích tò mò, đúng nội dung mà người đọc mong muốn họ sẽ nhấp vào trang website của bạn ngay mà không phải một trang nào khác.

Vai trò của thẻ meta Description trong SEO?

Đối với một SEOer thì meta Description là phần vô cùng quan trọng trong quá trình họ tối ưu bài viết chuẩn SEO. Meta Description là nơi đặt các từ khóa hướng tới, vừa giúp tác động lên kết quả tìm kiếm của Google, vừa tóm tắt nội dung cho người tìm kiếm. Ngoài ra, Google có thể chọn ngẫu nhiên một đoạn trên bài viết của bạn nếu nội dung phù hợp với từ khóa mà người tìm kiếm đã search.

Thẻ meta đóng vai trò như một đoạn quảng cáo ngắn website của bạn trên kết quả tìm kiếm của google và tác động trực tiếp đến hành vi nhấp vào của người dùng.

Vậy một meta Description thế nào có thể khiến người đọc nhấp vào xem ngay. Hãy cùng 3F đi sâu vào những cách viết thẻ meta thật thu hút và thân thiện với các công cụ tìm kiếm nhé!

Cách viết thẻ Meta Meta Description thu hút người đọc

Độ dài đủ 150-160 kí tự, ngắn gọn, xúc tích, đủ nội dung

Một thẻ meta Description chỉ chứa khoảng 150-160 kí tự (tùy theo thuật toán mà google cập nhật). Với số kí tự quá ít nên việc tóm tắt nội dung đối với SEOer cũng khó khăn. Chính vì thế, hãy viết chọn lọc thật kỹ những nội dung quan trọng chứa đựng thông điệp mà bạn muốn truyền đạt đến người đọc, chọn từ ngữ hấp dẫn, kích thích sự tò mò của người đọc. Nhưng nhớ là phải chứa từ khóa chính để thân thiện với bộ máy tìm kiếm của google. Không dài dòng, lan man để tránh người đọc nhàm chán.

Thêm call to action (lời kêu gọi hành động) kích thích người đọc nhấp vào

Những lời kêu gọi hành động luôn là những từ ngữ mạnh kích thích người đọc nhấp vào. SEOer hãy sử dụng lời kêu gọi hành động trong thẻ meta làm “vũ khí đắc lực” so với thẻ meta trang web khác. Tuy nhiên, nên sử dụng những lời kêu gọi thân thiện và tự nhiên để khiến người đọc không cảm thấy khó chịu.

Thẻ meta Description phải chứa đựng từ khóa chính

Đây là một trong những yêu cầu bắt buộc trong tối ưu từ khóa chuẩn SEO. Thẻ meta chứa từ khóa thì đoạn hiển thị mô tả trên google sẽ được in đậm phần từ khóa tạo sự nổi bật thu hút người đọc dễ dàng tìm thấy chủ đề mà họ tìm kiếm trong meta description. Một đoạn meta hấp dẫn sẽ luôn đi kèm với từ khóa đúng nhu cầu. Lúc đó, việc người đọc nhấp vào là điều hiển nhiên.

Tập trung nội dung chính của bài viết tránh viết mô tả sai chủ đề

Mô tả không tập trung hay có nội dung sai lệch sẽ khiến lượng thoát ra từ website tăng cao bởi vì khách hàng sẽ không tìm được thông tin mà họ mong muốn. Đồng thời, nếu Google phát hiện thẻ Meta Description có nội dung lừa đảo thì thứ hạng của website sẽ bị ảnh hưởng khá nghiêm trọng.

Cập nhật nội dung hiển thị có thông số

Một đoạn meta có thêm các thông số về sản phẩm, giá bán, con số xếp hạng sẽ giúp tin tưởng hơn vào nội dung của bài viết đó trên website. Nếu khách hàng đang muốn tìm thông tin liên quan sẽ không chần chừ và nhấp vào ngay. Đây là cách đơn giản giúp gia tăng lượt truy cập, tiếp cận khách hàng.

Thẻ Meta Description không được trùng lặp

Việc trùng lặp là yếu tố nghiêm cấm trong SEO. Bởi vì công cụ tìm kiếm thường đánh giá xếp hạng thông qua nội dung. Vì vậy, khi viết thẻ mô tả không nên để trùng lặp với các trang khác và các bài viết trong cùng một trang.

Không spam từ khóa trong thẻ meta

Nên dùng từ khóa 1 lần duy nhất trong thẻ meta description để tránh google đánh lỗi trùng lặp nội dung. Spam từ khóa vừa khiến bạn lãng phí số ký tự trong thẻ meta và cũng không giúp trang web của bạn tăng thứ hạng trên Google.

Trên đây là những cách mà 3F đã rút ra trong quá trình tối ưu phần meta description cho website của mình trong SEO. Mong rằng bài viết ngày hôm nay sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thẻ meta để cải thiện vị trí thứ hạng của website mình. Ngoài ra, 3F cũng cung cấp các công cụ hỗ trợ cho các chiến dịch SEO của bạn như tìm kiếm từ khóa với công cụ keywordplanenr.vn. Với các ưu điểm như đưa ra thông tin từ khóa chi tiết, có thể tìm kiếm trên nhiều nền tảng khác nhau, gợi ý các từ khóa tương tự,… và còn nhiều tính năng hấp dẫn khác. Hay tăng thứ hạng cho website bằng cách tăng traffic theo từ khóa cho website với công cụ Traffic.

Nếu bạn cần sự trợ giúp hoặc có vấn đề cần trao đổi với chuyên gia của 3F, hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotline 0901 47 48 46 hoặc qua trang fanpage chính thức tại đây 

]]>
SEO là gì? Quy trình cơ bản trong SEO https://fff.com.vn/seo-la-gi-quy-trinh-co-ban-trong-seo/ Mon, 04 May 2020 06:47:42 +0000 https://fff.com.vn/?p=24165 SEO được xem như hình thức marketing ổn định và hiệu quả khi có thể mang được lượng khách hàng tiềm năng bền vững theo thời gian cho doanh nghiệp. Tuy nhiên để làm SEO không hề đơn giản, cần có một quá trình thực hiện bài bản. Chính vì vậy, FFF sẽ giúp bạn tìm hiểu quá trình đó thông qua bài viết SEO là gì? Quy trình cơ bản trong SEO

1. SEO là gì?

SEO là viết tắt của cụm từ Search Engine Optimization hay tối ưu công cụ tìm kiếm. Nói đơn giản làm SEO là làm thế nào để website đạt thứ hạng cao trong kết quả tìm kiếm của các công cụ tìm kiếm như Google, Bing,… Theo nghiên cứu đến 95% lượt nhấp đều được thực hiện ở trang tìm kiếm đầu tiên. Nhờ vậy các kết quả tìm kiếm ở trang đầu tiên luôn có tỷ lệ nhấp và lưu lượng truy cập rất cao

2. Lợi ích của SEO đối với doanh nghiệp

Trang web thân thiện với người dùng: SEO tốt sẽ giúp một website có cấu trúc tốt, sạch sẽ, Nhờ đó, khách ở lại lâu hơn, giảm tỷ lệ thoát và tăng lượt xem trang. Ngoài ra, nếu bạn thực hiện đúng cách, seo sẽ khiến người dùng hài lòng nhờ vào các thông tin chất lượng cao cũng như đánh đúng vào nhu cầu người dùng đang tìm kiếm

Mang lại nhiều khách hàng hơn: SEO chính là một chiến dịch marketing lâu dài. Thời gian càng lâu, SEO sẽ mang lại càng nhiều khách hàng cho doanh nghiệp. Khách hàng đến từ SEO thường có nhu cầu rất cao và cực kỳ tiềm năng cho doanh nghiệp của bạn.

Tỷ lệ chuyển đổi tốt hơn: Website thực hiện SEO tốt, sẽ tải nhanh hơn, dễ đọc, hiển thị rõ ràng trên hầu hết thiết bị. Các trang web được điều hướng tốt, thu hút sự chú ý của khách hàng tiềm năng, tăng khả năng chuyển đổi

Xây dựng nhận thức về thương hiệu: khách hàng thường có xu hướng tin rằng các website có thứ hạng cao trên kết quả tìm kiếm sẽ uy tín hơn các website thứ hạng thấp. SEO sẽ giúp khách hàng nhận thức về thương hiệu của bạn, tăng khả năng quay lại cho website

3. Quy trình cơ bản của SEO

Bước 1: Nghiên cứu từ khóa (tìm kiếm và phân tích từ khóa)

Đây là bước đầu tiên, cũng là bước quan trọng nhất để quyết định quy trình SEO có thành công hay không. Để SEO tốt, bạn cần từ khóa có lượng truy cập vừa phải và không có quá nhiều cạnh tranh. Thông thường đó sẽ là các từ khóa dài. Để tìm kiếm và phân tích các từ khóa đó, các SEOer sẽ sử dụng các công cụ từ khóa, phổ biến nhất có lẽ là công cụ keywordplanner.vn. Công cụ này có cả bản miễn phí và trả phí, phù hợp với cả những bạn mới làm SEO cho đến những người có nhiều kinh nghiệm. Công cụ sẽ gợi ý cho bạn những từ khóa tương tự với từ khóa mà bạn cung cấp kèm theo thông tin chi tiết của các từ khóa như lượng tìm kiếm, CPC trung bình,…

Bước 2: Kiểm tra, phân tích và đánh giá website.

Sau khi đã tìm được danh sách từ khóa ưng ý, bước tiếp theo bạn phải kiểm tra, phân tích và đánh giá xem website của mình có ổn không thông qua các yếu tố sau:

  • Tốc độ tải trang của website: Bạn có thể test tốc độ tải trang của website tại công cụ Pagespeed, công cụ này cũng sẽ gợi ý cho bạn cách để khắc phục tốc độ tải của website
  • Thứ hạng website của các từ khóa trên các công cụ tìm kiếm, mức độ khó, đối thủ cạnh tranh. Với các thông tin này, bạn có thể sử dụng công cụ keywordplanner.vn để phân tích từ khóa kết hợp với công cụ webrank.vn để tìm hiểu và phân tích đối thủ
  • Hệ thống Backlink đã xây dựng (nếu có). Bạn có thể sử dụng công cụ Majestic SEO để kiểm tra các thông tin này một cách chính xác nhất
  • Mức độ tối ưu về source code (mã nguồn) của trang
  • Nội dung website, cấu trúc liên kết nội bộ để có những thay đổi phù hợp cho các chiến dịch từ khóa, định hướng cho các thẻ SEO liên quan (title, description, keyword)

Bước 3: Tạo nội dung cho website.

Sau khi thu thập được tất cả những thông tin ở trên, ở bước này bạn sẽ bắt đầu tạo nội dung cho website. Bạn có thể viết nội dung mới, thay đổi nội dung cũ, xóa bỏ, thay thế, tối ưu nội dung, hình ảnh, thẻ, từ khóa,… Nội dung chính là yếu tố quan trọng nhất quyết định thứ hạng website của bạn trên công cụ tìm kiếm. Làm thế nào để tạo một nội dung hay, nội dung chất lượng mình sẽ hướng dẫn bạn ở trong một bài khác nhé

Bước 4: Tối ưu Onpage cho website.

Đây là bước giúp bạn tối ưu nội dung mình vừa tạo ra cũng như website làm thế nào để thân thiện với các công cụ tìm kiếm nhất. Các yếu tố cơ bản cần tối ưu bao gồm:

  • Thẻ tiêu đề và thẻ mô tả: Hãy làm cho tiêu đề và mô tả website thật hấp dẫn bên cạnh yếu tố bắt buộc là phải có chứa từ khóa SEO
    Các thẻ heading từ H1 – H6
  • Hình ảnh: Sử dụng hình ảnh có dung lượng thấp nhất có thể nhưng vẫn đảm bảo rõ nét
  • Đường dẫn và tốc độ tải trang: như mình đã nói ở trên, bạn có thể xem thêm gợi ý tối ưu tốc độ tải trang tại Pagespeed
  • Cấu hình Geo Meta Tags, đưa doanh nghiệp lên bản đồ Google để phục vụ các chiến dịch SEO Local

Bước 5: Xây dựng các liên kết.

Trong bước này, bạn sẽ xây dựng liên kết cho website của mình với những website khác. Cụ thể bạn sẽ đặt link website của mình ở nhiều website khác nhau để có lượng truy cập website từ các trang web đó, gia tăng uy tín của website đối với công cụ tìm kiếm. Các nguyên tắc khi xây dựng liên kết bao gồm:

  • Càng có nhiều liên kết sẽ càng tốt hơn cho website của bạn
  • Các liên kết có giá trị là các liên kết từ các trang có độ uy tín cao
  • Nên xây dựng liên kết ở các website tương đối giống nhau, cùng lĩnh vực thì càng tốt
  • Đa dạng tiêu đề hoặc từ khóa liên kết để truy cập đổ về website một các tự nhiên hơn

Bước 6:

Sau khi đã thực hiện hết 5 bước trên, bây giờ bạn cần phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra tiến độ SEO. Từ đó sớm phát hiện các lỗi SEO và tìm cách khắc phục. Tùy theo mục đích khác nhau mà bạn sẽ cần phải theo dõi các yếu tố khác nhau. Tuy nhiên, có 3 yếu tố cơ bản bạn cần phải theo dõi bao gồm:

  • Theo dõi về thứ hạng, tốc độ phát triển của từ khóa
  • Theo dõi số lượng truy cập vào website
  • Theo dõi lỗi xảy ra trong quá trình thực hiện và biểu đồ tăng trưởng backlink

Đó là một số định nghĩa cũng như giải thích về quy trình cơ bản trong SEO. Hy vọng bài viết đã giúp bạn có thêm thông tin, hiểu rõ hơn về quy trình SEO để quyết định xem có nên thực hiện SEO cho các chiến dịch Marketing của mình. Dành cho các bạn mới bắt đầu tập chạy SEO, FFF cung cấp bộ công cụ phân tích giúp bạn phân tích thị trường, phân tích đối thủ, phân tích tốc độ website để phục vụ các bước trong quá trình SEO. Nếu bạn đang quan tâm, nhấp vào đây để trải nghiệm miễn phí nhé.

Ngoài ra, nếu bạn quan tâm để tối ưu sao cho quảng cáo đạt hiệu quả cao nhất cũng như cách để tăng chuyển đổi trên website, hãy tiếp tục theo dõi mục Hướng dẫn trên FFF nhé. Nếu bạn cần sự trợ giúp hoặc có vấn đề cần trao đổi với chuyên gia của 3F, hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotline 0901 47 48 46 hoặc trang fanpage chính thức của FFF. Ngoài ra, hãy tham gia Cộng đồng Google AdWords Việt Nam để nhận thêm thông tin hay từ các thành viên trong cộng đồng.

]]>
Bí quyết làm SEO với nút chia sẻ mạng xã hội trên website https://fff.com.vn/bi-quyet-lam-seo-voi-nut-chia-se-mang-xa-hoi-tren-website/ https://fff.com.vn/bi-quyet-lam-seo-voi-nut-chia-se-mang-xa-hoi-tren-website/#respond Mon, 17 Feb 2020 10:43:46 +0000 https://fff.com.vn/?p=21426 Tâm lý mua hàng của khách hàng là họ thường có khuynh hướng mua những thứ mà họ được giới thiệu bởi những quen biết và tin tưởng. Vì vậy, hãy chắc chắn rằng những trang mạng xã hội mà bạn dùng để giới thiệu sản phẩm của mình như Twitter, Facebook, Pinterest, hay Linkedln …… sẽ là nơi để khách hàng của bạn giới thiệu cho bạn bè của họ những sản phẩm tốt mà họ tìm thấy trên website của bạn.

Nút chia sẻ mạng xã hội cho phép khách truy cập trang web chia sẻ nội dung dễ dàng trên các kênh truyền thông xã hội.

Đối với một nhãn hàng, việc người dùng bấm chia sẻ nội dung, có nghĩa là nhãn hàng được nhiều người biết đến hơn, tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng hơn.

Đối với một cá nhân, việc nội dung được nhiều chia sẻ, đồng nghĩa thương hiệu cá nhân của người đó có thể được lan tỏa, tạo ra sức ảnh hưởng với cộng đồng

1. Nút chia sẻ mạng xã hội 

Có nhiều nút chia sẻ mạng xã hội khác nhau được hỗ trợ bao gồm: Facebook, Twitter, Tumblr, Pinterest, LinkedIn, Telegram……

Các nút sẽ hiển thị ở tất cả các trang trên website của bạn. Khi người dùng click vào nút chia sẻ, hệ thống sẽ tự động chia sẻ trang hiện tại mà khách hàng đang xem về mạng xã hội tương ứng

2. Tại Sao bạn cần nút chia sẻ MXH

Tín hiệu mạng xã hội trong SEO được hiểu đơn giản là số liệu đo lường mức độ tương tác của người dùng trên các nền tảng xã hội như Facebook, Twitter, LinkedIn hay Instagram…

Với các nút chia sẻ mạng xã hội được đơn giản hóa bằng các icon nổi bật, khách hàng sẽ nhanh chóng chia sẻ bất kỳ nội dung nào hấp dẫn họ chỉ bằng một cú click. 

Nút chia sẻ để tránh quá trình sao chép URL khá dài, rời khỏi trang web, mở một trang mới và dán liên kết nơi bạn muốn chia sẻ điều gì đó với người khác.

Tăng thêm traffic

Khi càng có nhiều người chia sẻ nội dung của bạn trên mạng xã hội, bạn sẽ càng tăng cơ hội nhận được các liên kết tự nhiên, giúp chiến lược social media marketing trở nên hiệu quả hơn và cũng thêm phần có lợi cho việc SEO website.

Đẩy mạnh thương hiệu

Tăng phạm vi tiếp cận và làm cho thương hiệu của bạn trở nên phổ biến trên phương tiện truyền thông xã hội. Tích hợp các nút chia sẻ mạng xã hội vào website làm tăng khả năng đưa nội dung của bạn tới lượng độc giả rộng rãi hơn.

Thu hút người dùng mới

Một trong những lợi ích lớn nhất của nút chia sẻ mạng xã hội vào website là giúp tăng lưu lượng truy cập vào trang web của bạn. Chỉ với một lượt chia sẻ của một người dùng mạng xã hội, website của bạn sẽ có cơ hội được ghé thăm bởi rất nhiều người khác.

3. Đẩy mạnh người dùng chia sẻ

Mọi người đều thích những thứ miễn phí. Nền tảng mạng xã hội cho phép bạn nhanh chóng (và dễ dàng) chia sẻ một cuộc thi, quà tặng hay hàng khuyến mại. 

Mỗi người mới tham gia cuộc thi, quà tặng sẽ giúp truyền bá thông điệp cho đến khi nó trở thành nội dung phổ biến trên mạng xã hội.

Để đổi lấy quà tặng hay các voucher giảm giá, bạn sẽ muốn yêu cầu người tham gia chia sẻ những thứ bạn cần trên profile mạng xã hội của họ.Và bạn nên luôn luôn đảm bảo cung cấp một cái gì đó có giá trị  cao như giải thưởng tiền mặt, tiện ích, mã coupon hoặc giảm giá bởi vì đây là những thứ họ muốn khi tham gia.

4. Ưu điểm của nút chia sẻ MXH

  • Nút chia sẻ lên các mạng xã hội đơn giản, đẹp mắt, dễ sử dụng
  • Cấu hình tùy chỉnh dễ dàng đa dạng các biểu tượng và chọn vị trí đặt mục chia sẻ
  • Dễ dàng sử dụng không cần biết kỹ thuật: Bạn chỉ cần 1 phút cài đặt mã JavaScript bằng lệnh copy và paste vào trong trình duyệt.
  • Phù hợp với bất kỳ website nào: Tích hợp liền mạch với tất cả nền tảng trang web WordPress, Google Tag Manager và cả Haravan….
  • Thiết kế đẹp mắt, tương thích mọi thiết bị: Widget hoạt động và tương thích trên mọi thiết bị từ máy tính để bàn đến điện thoại thông minh
  • Không ảnh hưởng đến tốc độ load của website: người dùng sẽ có những trải nghiệm thú vị hơn khi lướt web

5. Sử dụng hoàn toàn miễn phí

Không phải tốn bất kỳ chi phí nào khi gắn widget này vào website của bạn. Tiện ích được cung cấp miễn phí. Chỉ mất 1 phút để gắn tiện ích và tuỳ chỉnh nút gọi theo ý thích của bạn. Sử dụng tiện ích tăng 50% doanh thu và hoàn toàn miễn phí là lựa chọn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đăng ký sử dụng miễn phí bằng nút bên dưới.

Nếu bạn cần sự trợ giúp hoặc cần trao đổi với chuyên gia của 3F, hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotline 0901 47 48 46 hoặc trang fanpage chính thức của FFF. Ngoài ra, hãy tham gia Cộng đồng Google AdWords Việt Nam để nhận thêm thông tin hay từ các thành viên trong cộng đồng nhé!

 

 

]]>
https://fff.com.vn/bi-quyet-lam-seo-voi-nut-chia-se-mang-xa-hoi-tren-website/feed/ 0
6 Lý do khiến chiến dịch SEO của bạn không hiệu quả https://fff.com.vn/6-ly-do-khien-chien-dich-seo-cua-ban-khong-hieu-qua/ https://fff.com.vn/6-ly-do-khien-chien-dich-seo-cua-ban-khong-hieu-qua/#respond Tue, 04 Jun 2019 04:14:52 +0000 https://fff.com.vn/?p=19341 Ngày nay, khi các chiến dịch PPC (Paid Per Click) tạm dịch là các chiến dịch quảng cáo trả tiền trên các công cụ tìm kiếm ngày càng cạnh tranh. Các nhà quảng cáo luôn tìm cho mình các chiến dịch quảng cáo ổn định và ít tốn chi phí hơn. Điển hình chính là các chiến dịch SEO. Bạn chỉ cần lo chi phí vào lúc đầu, sau đó SEO sẽ tự mang khách hàng đến cho bạn. Nhưng các chiến dịch SEO thường dài hạn và khó thấy ngay hiệu quả. Nếu trong một thời gian dài (thường là từ 6 tháng đến 1 năm) bạn vẫn không thấy các chiến dịch SEO hiệu quả. Có lẻ chiến dịch SEO của bạn đã phạm phải 1 trong 6 lỗi sau:

1. Chiến lược lỗi thời

Cũng như công nghệ hay kinh tế, SEO cũng không ngừng cải tiến và phát triển. Điều này có nghĩa nếu bạn đang sử dụng các chiến dịch Marketing lỗi thời cũng như nhồi nhét các từ khóa vào các bài đăng, nó sẽ làm giảm giá trị các chiến lượt marketing của bạn. Nếu bạn đang thuê một công ty SEO, hãy đảm bảo rằng họ đang cập nhật và thực hiện SEO phù hợp vời thực tế. Còn nếu bạn đang quản lý các nỗ lực SEO của riêng mình, hãy dành thời gian để thường xuyên nghiên cứu các thực tiễn tốt nhất của ngành và tìm hiểu các quy trình mới.

2. Nỗ lực tiết kiệm

Trong thời gian đầu, chi phí bạn bỏ ra cho các chiến dịch SEO thường rất cao nhưng mang lại hiểu quả rất thấp so với việc chạy quảng cáo. Tuy nhiên về lâu dài, SEO mạng lại nhiều hiệu quả hơn hẳn các chiến dịch quảng cáo. SEO mang lại lượng truy cập ổn định cho website nếu đứng top. Ngoài chi phí ban đầu đắt đỏ, thì lượng truy cập về sau của bạn đều là miễn phí. Bạn sẽ không phải bận tâm về việc hết ngân sách thì khách hàng sẽ không biết đến bạn. Vì vậy, việc nỗ lực tiết kiệm cho các chi phí bạn đầu của SEO là cực kỳ nguy hiểm.

Ví dụ như việc tự mình làm mọi thứ dù bạn không hiểu SEO, hoặc giao phó cho một công ty SEO giá rẻ. Đó có thể là một sự lãng phí rất lớn thời gian, tiền bạc và làm mất đi khả năng thành công của chiến dịch SEO

3. Nội dung website cũ kỹ

Sau khi tạo ra được một website hoàn chỉnh, đa số các doanh nghiệp thường không quan tâm đến nội dung của website nữa, và chuyển hướng sang quan tâm đến sale hoặc là các hoạt động marketing khác. Tuy nhiên, không có gì là hoàn hảo nếu bạn không học hỏi và cải tiến chúng phù hợp với hiện tại. Trải nghiệm của khách hàng trên website chính là công việc hậu kỳ của SEO. Nếu website có nội dung nghèo nàn, lỗi thời sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến chiến dịch SEO.

Đây là một số bí quyết để cải thiện nội dung website:

  • Tham khảo trang web của các đối thủ cạnh tranh hoặc các website khác trong ngành để đảm bảo rằng nội dung trên website của bạn không bị lỗi thời
  • Đảm bảo nội dung của bạn có nhiều thông tin, phù hợp và được tối ưu hóa với các từ khóa được nhắm mục tiêu
  • Thêm một blog và liên tục đăng nội dung có nhiều thông tin và xác thực.
  • Duy trì một trang web được cập nhật và thân thiện với người dùng sẽ khuyến khích các lượt truy cập định kỳ, có thể củng cố vị trí của bạn trong bảng xếp hạng công cụ tìm kiếm.

 

4. Tận dụng các phượng tiện truyền thông mạng xã hội

Các phương tiện truyền thông xã hội luôn có vai trò quan trọng trong thành công của các chiến dịch Marketing kể cả SEO. Khi bạn quảng bá trang web của mình trên các phương tiện truyền thông, website của bạn sẽ được chia sẻ thảo luận của mọi người và những người có ảnh hưởng xã hội. Từ đó tăng lượng truy cập cho website, cải thiện SEO. Để thu hút thảo luận, hãy chia sẻ các bài viết mang đến các thông tin hữu ích hoặc có liên quan đến những gì khách hàng tiềm năng của bạn đang tìm kiếm. Tuy nhiên, bạn nên đặc biệt cẩn thận với các cuộc thảo luận trên mạng xã hội vì nếu kiểm soát không chặt chẽ, nó có thể mang tới các tác động tiêu cực đến hình ảnh công ty bạn.

5. Thiếu kiên nhẫn

SEO là chiến dịch dài hạn, nếu muốn thành công bạn phải cần có thời gian và nỗ lực. Giống như bạn phải đi nha sĩ định kỳ, bạn không thấy được kết quả ngay lập tức, nhưng nếu cứ làm đều đặng, bạn sẽ nhận được trái ngọt. Mỗi ngày, bạn hãy kiên định làm và dành đủ thời gian cho quá trình xây dựng thứ hạng, cuối cùng bạn sẽ bắt đầu thấy những nỗ lực của mình được đền đáp.

6. Không sử dụng bộ công cụ của FFF

Để hỗ trợ nhà quảng cáo AdWords cũng như các doanh nghiệp đang làm SEO, 3F đã cho ra mắt bộ công cụ quảng cáo AdWords. Bao gồm 8 công cụ khác nhau, giúp bạn cải thiện chiến dịch marketing online của mình nhanh hơn và hiệu quả hơn mà không cần biết kỹ thuật. 8 công cụ bao gồm:

Bên cạnh đó, khi đăng ký tài khoản tại 3F Solutions, bạn sẽ được nhận ngay mã khuyến mãi AdWords 1.350.000đ cho tài khoản quảng cáo của mình. Còn chần chờ gì mà không đăng ký ngay tại: 

 

Nếu bạn cần sự trợ giúp hoặc có vấn đề cần trao đổi với chuyên gia của 3F, hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotline 0901 47 48 46 hoặc trang fanpage chính thức của FFF. Ngoài ra, hãy tham gia Cộng đồng Google AdWords Việt Nam để nhận thêm thông tin hay từ các thành viên trong cộng đồng nhé!

]]>
https://fff.com.vn/6-ly-do-khien-chien-dich-seo-cua-ban-khong-hieu-qua/feed/ 0
Vì sao doanh nghiệp cần làm SEO? https://fff.com.vn/vi-sao-doanh-nghiep-can-lam-seo/ https://fff.com.vn/vi-sao-doanh-nghiep-can-lam-seo/#respond Fri, 05 Apr 2019 02:14:17 +0000 https://fff.com.vn/?p=18569 Với phương châm, “tiết kiệm là quốc sách”, nhiều nhà quảng cáo đã không bỏ tiền ra chạy quảng cáo trên Google Ads mà đầu tư nhiều thời gian làm SEO. SEO sẽ giúp cho website của bạn có mặt trên trang 1 của Google, ngay khi khách hàng tìm kiếm từ khóa sản phẩm/dịch vụ của bạn. Tuy mất nhiều thời gian và khó làm hơn quảng cáo Google Ads, nhưng một khi đã SEO được website lên top của Google thì khách hàng tiềm năng vào doanh nghiệp của bạn sẽ tăng lên đáng kể đấy nhé.

Bài viết sau đây của 3F sẽ giúp các bạn hiểu vì sao doanh nghiệp cần làm SEO? và đưa ra phương án tìm từ khóa dễ SEO cho website của bạn, góp phần thúc đẩy việc SEO của bạn nhanh hơn, tăng doanh số nhiều hơn mỗi tháng.

SEO – Search Engine Optimization là hình thức tối ưu hóa công cụ tìm kiếm được các doanh nghiệp xem là công cụ quan trọng và cần thiết cho việc duy trì thứ hạng website lâu dài trên Google. Tuy nhiên, để SEO website lên top của Google là cả một quá trình, không thể ngày một ngày hai mà đẩy nhanh lên được.

1. SEO tăng uy tín cho doanh nghiệp

Đa số người dùng có xu hướng khi tìm kiếm từ khóa sẽ chọn bấm vào các kết quả nằm ở những vị trí đầu tiên, sau vị trí quảng cáo trả phí trên trang 1 Google. Tâm lý chung của người dùng sẽ đánh giá một trang web có thứ hạng cao chứng tỏ đó là một website uy tín, đáng tin cậy. Việc đánh sao cho website, cũng là cách để tăng thêm mức độ tin cậy cho trang web.

2. SEO tốt giúp thương hiệu bạn nổi bật hơn

Đứng ở một vị trí là chủ doanh nghiệp, bạn luôn muốn website của mình sẽ hiển thị ở top đầu khi người dùng tìm kiếm sản phẩm, dịch vụ mà bạn đang kinh doanh. Bên cạnh đó, người dùng cũng có xu hướng thích tìm kiếm thêm nhiều từ khóa, tìm nhiều lần, cho đến khi họ có được đầy đủ thông tin về sản phẩm mà họ muốn. Nếu website của bạn liên tục xuất hiện khi tìm kiếm trên Google sẽ gây ra sự chú ý cho người dùng, tăng nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp, đồng thời tạo cảm giác sản phẩm, dịch vụ bên bạn chắc tốt, thương hiệu chắc lớn, nên mới “phủ sóng” khắp trang Google.

Vì vậy, bạn hãy thực hiện SEO càng nhiều từ khóa liên quan đến sản phẩm của mình, càng tăng khả năng trang đích của bạn xuất hiện trên Google.

3. SEO tốt cho việc thúc đẩy tính xã hội của trang web

Những người tìm kiếm trang web của bạn bằng Google có nhiều khả năng sẽ chia sẻ web của bạn lên Facebook, Twitter, Google+ hoặc những trang mạng xã hội khác. Khi bạn SEO tốt đồng nghĩa với việc người dùng sẽ truy cập vào website bạn nhiều hơn, nếu thông tin bạn cung cấp hữu ích thì việc họ đăng tải nội dung hay chia sẻ website của bạn lên Facebook, Twitter,… là một điều hiển nhiên. Việc này sẽ giúp cho sản phẩm và thương hiệu của bạn được rất nhiều người dùng trên mạng xã hội biết đến, giúp tăng khách hàng tiềm năng và doanh số bán hàng lên nhanh chóng.

4. SEO tốt giúp bạn có lợi thế so với đối thủ cạnh tranh

Khi doanh nghiệp bạn áp dụng SEO, điều đó có thể đưa bạn đi trước đối thủ cạnh tranh một bước. Nếu hai doanh nghiệp cùng kinh doanh chung một lĩnh vực, sản phẩm thì việc áp dụng SEO sẽ đẩy thứ hạng của website bạn lên cao, từ đó gia tăng tương tác, traffic và tỷ lệ chuyển đổi cho doanh nghiệp của bạn.

5. SEO tốt đem đến trải nghiệm người dùng tốt

Để thu hút khách hàng thì website không chỉ có giao diện bắt mắt mà còn phải tiện lợi khi truy cập và thân thiện với người dùng. Với một website chuẩn SEO sẽ đem đến cho người dùng cảm giác an toàn, tin tưởng mỗi khi truy cập. Ngoài ra, trên website cần cung cấp đầy đủ thông tin, nội dung hữu ích giúp họ tìm kiếm nhanh chóng và dễ dàng cũng là một trong những yếu tố giúp tăng trải nghiệm người dùng lên tốt hơn.

Trên đây là 5 lý do Vì sao doanh nghiệp cần làm SEO? Nếu bạn muốn tăng traffic web, tăng tương tác site, tìm kiếm thêm nhiều khách hàng hơn và tăng độ nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp của mình, hãy SEO website ngay hôm nay. Tuy nhiên, một trong những yếu tố quan trọng nhất để quyết định một chiến dịch SEO thành công hay không là bộ từ khoá. Bạn sẽ rất khó SEO website lên top Google khi lựa chọn những từ khóa khó SEO, có độ cạnh tranh cao. Đừng lo lắng, Công cụ lọc từ khóa dễ SEO của 3F Solutions sẽ giúp bạn lọc ra các từ khóa dễ SEO cho website của bạn chỉ trong 30s với thao tác cực kỳ đơn giản mà không cần biết kỹ thuật. Website của bạn sẽ có mặt trên top Google nhanh hơn bạn nghĩ.

Ngoài ra, khi đăng ký dùng thử Công cụ lọc từ khóa SEO của 3F, bạn còn có cơ hội nhận ngay mã khuyến mãi Google AdWords 1.350.000đ miễn phí về chạy quảng cáo trên Google góp phần tăng khách hàng tiềm năng và thúc đẩy việc SEO website của bạn nhanh hơn. Đăng ký vào link dưới đây để dùng thử miễn phí và nhận mã khuyến mãi nhé.

 

Mọi thắc mắc vui lòng để lại comment bên dưới bài viết, hoặc liên hệ nhanh với số hotline: 0901 47 48 46 để chúng tôi kịp thời hỗ trợ.

]]>
https://fff.com.vn/vi-sao-doanh-nghiep-can-lam-seo/feed/ 0