website cá nhân – Digital Marketing Platform https://fff.com.vn Giải pháp tăng hiệu suất quảng cáo Google Ads và Khách hàng Hơn 200% Tue, 18 Aug 2020 02:14:29 +0000 en-US hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.8 https://fff.com.vn/wp-content/uploads/2020/02/cropped-icon-32x32.png website cá nhân – Digital Marketing Platform https://fff.com.vn 32 32 Tạo Blog Cá Nhân Hiệu Quả Và Thu Được 20 Triệu vnd/tháng https://fff.com.vn/tao-blog-ca-nhan-hieu-qua-va-thu-duoc-20-trieu-vnd-thang/ https://fff.com.vn/tao-blog-ca-nhan-hieu-qua-va-thu-duoc-20-trieu-vnd-thang/#comments Fri, 14 Aug 2020 11:16:58 +0000 https://fff.com.vn/?p=28042 Từ lâu, blog cá nhân đã trở thành nơi chia sẻ kiến thức, quan điểm của rất nhiều người. Hầu như bất cứ ngành nghề nào cũng đều có các blogger nổi tiếng chia sẽ những kiến thức chuyên môn của họ trong lĩnh vực đó. Và blog cá nhân ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm từ mọi người trên Internet. Giờ đây blog không chỉ đơn giản là một nơi để bạn viết nhật ký, chia sẽ quan điểm, kiến thức mà còn là một lĩnh vực có thể mang lại thu nhập cho bạn. Trong bài viết này hãy cùng 3F tìm hiểu làm thế nào tạo một blog cá nhân và thu được 20.000.000 vnd/tháng bạn nhé.

Bước 1: Khám phá những ý tưởng trong bạn

Thông thường chúng ta luôn nghĩ tạo blog phải có một ý tưởng mang tính cách mạng. Tuy nhiên, blog của bạn chỉ cần thực sự tập trung vào cái gì đó. Hãy nhớ rằng mọi ý tưởng dù hay đến đâu cũng không thể độc nhất. Nhưng nếu bạn là người có nhiều trải nghiệm, có tính cách khác biệt, bạn sẽ biến blog của mình trở nên độc đáo.

1. Tôi có yêu thích chủ đề này không?

Việc chọn chủ đề vô cùng quan trọng, đặc biệt là bạn phải yêu thích chủ đề đó. Nếu bạn không yêu thích chúng, bạn sẽ nhanh chóng cảm chán nản và cạn ý tưởng. Khi bạn yêu thích chủ đề đó, bạn sẽ dễ dàng thuyết phục được khán giả của bạn tiếp tục theo dõi bạn.

Blog của FFF

Nếu bạn vẫn còn lạc lối, không tìm thấy được chủ đề cho mình, hãy suy nghĩ xem gia đình và bạn bè đến với bạn vì lý do gì khi tìm kiếm lời khuyên? Đó có thể là thể dục, công thức nấu ăn hoặc lời khuyên về mối quan hệ,… Hãy suy nghĩ về chúng và tìm chủ đề mà bạn yêu thích nhất

2. Có bao nhiêu người đang quan tâm đến chủ đề đó

Đôi khi bạn cảm thấy thắc mắc, thực sự mọi người có quan tâm đến chủ đề của bạn hay không?

Có nhiều cách để kiểm tra, bạn có thể tìm kiếm nhanh chủ đề của mình trên google. Bạn sẽ tìm thấy số lượng kết quả tìm kiếm những người cũng đang quan tâm chủ đề giống bạn.

Nhưng có nhiều trường hợp bạn sẽ cho chủ đề quá rộng, vì sẽ có lượng người quan tâm lớn hơn. Tuy nhiên, điều đó sẽ khiến blog của bạn bị loãng, không thu hút được người theo dõi. Hãy tìm những chủ đề vừa sức. Ví dụ nếu bạn muốn bắt đầu một blog du lịch, hãy tránh xa những từ chung chung như “du lịch”. Chọn một chủ đề cụ thể hơn, chẳng hạn như “ba lô”.

Bạn có thể tìm các chủ đề liên quan đến chủ đề bạn đang nghĩ đến bằng cách vào công cụ Keywordplanner.vn

Nhập từ khóa chủ đề của bạn và nhấp phân tích

Bạn sẽ thấy được số lượt tìm kiếm từ khóa đó, tượng trưng cho số người quan tâm đến chủ đề của bạn

Kéo xuống bạn sẽ thấy các từ khóa gợi ý liên quan đến chủ đề của bạn.

Bước 2: Tên blog của tôi sẽ là gì? Mua domain và hosting ở đâu?

Sau khi đã chọn được chủ đề cho Blog của bạn. Hãy suy nghĩ về tên blog và domain của bạn. Việc này vô cùng quan trọng vì nó sẽ giúp người dùng nhận biết đó là blog của bạn cũng như cách để họ tìm đến blog của bạn khi muốn đọc bài viết.

Chọn tên miền – domain

Việc chọn tên cho website cực kỳ quan trọng, nó không chỉ ảnh hưởng tới sự thành công của thương hiệu của bạn đang muốn tạo dựng, mà nó còn ảnh hưởng lớn tới việc SEO website của bạn về sau. Bạn nên chọn tên miền:

  • Ngắn gọn, dễ đọc, dễ nhớ: Các tên miền dễ nhớ sẽ giúp khách hàng nhanh chóng nhớ được tên miền, cũng như đánh chính xác vào tên miền của bạn khi muốn truy cập.
  • Liên quan đến chủ đề của bạn: Điều này vừa giúp độc giả của bạn biết được website của bạn nói về điều gì, vừa tăng độ nhận diện cho website.
  • Sử dụng đuôi domain phù hợp: Tùy theo lĩnh vực mà bạn có thể lựa chọn đuôi domain phù hợp, ví dụ: giáo dục thì chọn đuôi “.EDU.COM” hoặc ở Việt Nam thì chọn đuôi “.COM.VN” và “.VN”. Nếu không bạn có thể lựa chọn các đuôi phổ biến như “.COM”, “.NET”…

Bạn có thể xem thêm cách chọn domain thu hút cho website tại đây nhé

Sau khi đã chọn được tên miền, bạn cần kiểm tra xem tên miền đó đã có người mua chưa? Nếu vẫn còn, bạn mới tiến hành mua, còn không, bạn phải chọn tên khác. Vì thế, ở công đoạn chọn tên miền, bạn phải có vài phương án dự phòng cho trường hợp không mua được nha.

Có rất nhiều bên cung cấp tên miền, bạn có thể mua tên miền của tenten.vn. Giao diện tiếng Việt, các bạn sale cũng ok, mua nhiều có chiết khấu nữa.

Mua hosting

Hosting hay hosting server là máy chủ nơi bạn sẽ lưu trữ bài viết, hình ảnh, âm thanh, dữ liệu của website.

Mỗi lần người dùng gõ tên miền (mua ở trên) truy cập website của bạn, hosting server sẽ gửi dữ liệu trang web đến thiết bị và hiển thị trang web lên trình duyệt (chrome, safari…)

Hosting bạn có thể mua của tenten.vn luôn. Bạn có thể vào canhme.com để tìm thêm chương trình khuyến mãi từ các nhà cung cấp cho tiết kiệm.

Kết quả hình ảnh cho hosting

Trỏ tên miền – Domain về Hosting

Sau khi đã mua được domain và hosting, bạn cần kết nối domain với hosting để website chạy được. Còn gọi là trỏ domain về host.

Khi người dùng gõ địa chỉ website (domain) của bạn vào trình duyệt, dữ liệu lúc này sẽ được kết nối đến hosting nơi website của bạn sẽ được lưu trữ. Nhờ đó người dùng sẽ truy cập được trang web của bạn.

Mỗi nhà cung cấp sẽ có cách kết nối khác nhau chút ít nên bạn có thể nhờ nhà cung cấp hỗ trợ cho bạn luôn nhé.

Bước 3: Cài đặt wordpress, tạo blog của riêng bạn

WordPress là gì?

WordPress nói đơn giản là một công cụ giúp bạn tự làm một trang web, blog hoặc tin tức cho riêng mình.

Ưu điểm của việc tạo website WordPress :

  • Dành cho người dùng phổ thông, không cần biết lập trình
  • Thao tác đơn giản
  • Hỗ trợ tự thiết kế giao diện xuất sắc
  • Nhiều theme mẫu siêu đẹp
  • Giao diện quản trị rõ ràng dễ quản lý
  • Đủ tính năng, đủ linh hoạt để xây dựng website cty, kinh doanh
  • Nhiều plug-in hỗ trợ nên có đủ các tính năng cho một website “xịn sò”
  • Tối ưu cho SEO tự động nên bạn có “gà” SEO vẫn có thể viết bài tốt trên web WordPress.

Nếu bạn đang muốn bắt đầu tạo lập một trang Web, hay Blog thì WordPress chính là sự lựa chọn thích hợp. Tiếp theo là 3 bước để tạo website bằng WordPress

Hướng dẫn cài đặt WordPress

Sau khi đã mua Domain, Hosting và trỏ xong Domain về Hosting Server. Bạn cần làm bước tiếp theo là Cài đặt WordPress để tạo website cho mình.

Bạn có thể yêu cầu đơn vị bán hosting, domain cài đặt cho bạn hoặc cài đặt thủ công qua các bước sau: 

  • Tải file cài đặt WordPress.
  • Tải WordPress files lên tài khoản hosting hoặc lên thư mục trong localhost.
  • Tạo MySQL database và user cho nó.
  • Hoàn tất bằng wizard cài đặt WordPress trong 5 phút.

Trên Google có rất nhiều bài hướng dẫn chi tiết các cài đặt WordPress nên mình sẽ không để đây. Bạn có thể tìm hiểu thêm trên Google nhé

Bước 4: Cài đặt giao diện cho Blog bằng WordPress theme

Sau khi cài đặt xong WordPress, bạn sẽ có trang chủ là giao diện mặc định của WordPress.

Tùy theo mục tiêu của website bạn đang muốn thiết kế, bạn sẽ chọn theme sao cho phù hợp. Theme chính là bộ mặt của một website để tương tác với người dùng nên bạn cũng cần đầu tư thời gian cho nó.

Có 2 cách để cài theme cho WordPress dành cho người ngoại đạo:

  • Cách 1: Cài theme có sẵn từ thư viện của WordPress
  • Cách 2: Upload theme bản quyền (mua) qua trang quản trị WordPress

*Lưu ý:

  • Nếu website của bạn chưa có nội dung thì “triển” ngay và luôn.
  • Nếu website của bạn đã có sẵn nội dung, giờ muốn đổi qua theme WordPress thì bạn phải cân nhắc trước khi đổi. Việc kích hoạt theme mới sẽ làm thay đổi giao diện hiện tại của web và cả một số chức năng cũng sẽ đổi theo.

*Mách nhỏ:

Nếu bạn thấy một website WordPress có giao diện quá ổn, bạn hãy dùng công cụ wpthemedetector.com để kiểm tra, bạn sẽ biết ngay web đó đang dùng bộ theme gì.

1. Đối với themes miễn phí

Đây là các themes wordpress cung cấp và bạn có thể sử dụng chúng miễn phí cho website của mình. Nhược điểm của các themes này là chúng không đẹp lắm và bị hạn chế khá nhiều tính năng, Nhưng nếu bạn là một doanh nghiệp nhỏ hoặc bạn cần tạo website nhưng không yêu cầu quá nhiều tính năng thì đây là những themes phù hợp với bạn.

Để sử dụng các themes miễn phí của wordpress, bạn vào mục Appearance và chọn themes

Click vào Add New Theme

Lựa chọn themes phù hợp và click vào Install.

Sau khi theme đã tải xong bạn nhấp vào Active để kích hoạt themes

2. Đối với themes trả phí

Bên cạnh các themes miễn phí từ wordpress, nếu bạn muốn website có thiết kế đẹp hơn, có thêm nhiều tính năng hơn thì bạn có thể lưa chọn các theme trả phí. Hiện tại có rất nhiều website bán các theme trả phí “xịn” có thể kể đến như ThemeForest, MyThemeShop, Theme Junkies,….

Để cài đặt các themes trả phí, đầu tiên bạn lựa chọn theme mà mình ưng ý ở các trang bán theme. Sau khi hoàn tất mua hàng và thanh toán bạn sẽ nhận được một file .zip

Tiết theo, bạn cũng vào wordpress, chọn Themes trong mục Appearance

Bạn nhấp vào Add New và chọn Upload Themes

Sau đó bạn upload File theme .zip đã mua và chọn Install now

Sau khi Install xong, bạn nhấp vào Active để kích hoạt theme là hoàn thành

Bước 5: Tùy biến cho blog của bạn

Như các bạn đã biết, với khả năng tùy biến vô tận thì WordPress là nền tảng giúp bạn tự tạo cho mình một blog cá nhân thật dễ dàng. Bên cạnh việc cung cấp rất nhiều chủ đề để bạn có thể thiết kế giao diện cho website của mình. WordPress còn có các gói plugin mà bạn có thể cài đặt vào để giúp cho website trở nên tiện dụng hơn.

Ví dụ: Bạn tạo blog cá nhân dạng chia sẻ kiến thức, quan điểm. Bạn muốn xem đánh giá từ đọc giả về các bài viết của mình. WordPress có rất nhiều plugin giúp bạn đơn giản hóa việc này.

Hoặc bạn cũng có thể tùy biến chủ đề cho blog theo ý mình bằng cách bấm vào nút Customize trên chủ đề của mình.

Ngay lập tức WordPress sẽ đưa bạn đến trang tùy biến chủ đề. Tại đây bạn có thể tùy biến mọi thứ cho giao diện trang blog của mình. Sau khi chỉnh sửa xong bạn bấm vào nút Publish để lưu các thay đổi.

Tối ưu hóa lượng truy cập từ các công cụ tìm kiếm

Dành cho những bạn chưa biết thì SEO (Search Engine Optimization) là quá trình tối ưu nội dung blog của bạn để nó có thể được tìm thấy bởi những công cụ tìm kiếm khi người dùng tìm kiếm những từ khóa có liên quan đến nội dung đó.

SEO luôn là một yếu tố quan trọng để giúp cho blog của bạn đảm bảo được lượng truy cập. Và yếu tố quan trọng nhất để giúp cho quá trình SEO hiệu quả chính là tối ưu từ khóa nhằm tìm ra những từ khóa có liên quan đến nội dung blog của bạn mà người dùng thường tìm kiếm.

Mục đích của quá trình tối ưu nội dung blog của bạn là để tạo ra nội dung hấp dẫn cho người đọc. bất kể là dạng văn bản, video hay hình ảnh. Qua đó thu hút được nhiều đọc giả.

Nếu bạn là người chưa có kinh nghiệm về SEO thì sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình này. Tuy nhiên WordPress đã đơn giản hóa vấn đề này hơn bao giờ hết nhờ plugin Yoast SEO.

Để sử dụng, bạn tìm từ khóa Yoast SEO trong phần Plugins và bấm Install Now để thêm nó vào WordPress.

Sau khi cài đặt xong bạn bấm Active để kích hoạt. Sau đó bạn sẽ thấy Yoast SEO xuất hiện ở thanh công cụ bên trái hoặc phía trên màn hình. Để sử dụng bạn bấm vào biểu tượng Yoast SEO.

Tùy chỉnh cấu hình cho Yoast SEO

Khi sử dụng Yoast SEO lần đầu, plugin này sẽ yêu cầu bạn cấu hình cho nó. Từ trang Dashboard của Yoast SEO bạn bấm chọn configuration wizard.

Environment

Ở trang này plugin sẽ hỏi rằng blog của bạn đã hoàn thành và sẵn sàng để được tìm thấy bởi các công cụ tìm kiếm hay chưa. Chọn Option A: My site is live and ready to be indexed nếu trang blog đã sẵn sàng. Chọn Option B: My site is under construction and should not be indexed nếu blog vẫn đang trong quá trình xây dựng.

Site type

Tại đây plugin sẽ hỏi bạn loại website mà bạn muốn hướng đến. Có 7 tùy chọn như sau:

  • A blog: Website dạng blog cá nhân.
  • An online shop: Website bán hàng trực tuyến.
  • A news channel: Website tin tức.
  • A small offline business: Website cho doanh nghiệp nhỏ.
  • A corporation: Website cho công ty.
  • A portfolio: Website về lĩnh vực đầu tư.
  • Something else: Các dạng website khác.

Đối với blog cá nhân bạn chọn A blog.

Organization or person

Trang này Yoast SEO sẽ hỏi blog của bạn là blog cá nhân hay của một tổ chức nào đó. Đối với blog cá nhân, bạn chọn Person và chọn user trong mục The name of the person nếu blog của bạn có nhiều tài khoản cùng quản lý.

Search engine visibility

Ở bước này, Yoast SEO đã cấu hình sẵn bạn có thể bỏ qua.

Multiple authors

Bước này cho phép bạn quyết định blog của mình sẽ có một hay nhiều tác giả. Nếu bạn muốn có nhiều tác giả cho blog của mình trong tương lai. Bạn hoàn toàn có thể thay đổi cài đặt này sau.

Lưu ý rằng nếu bạn chọn Yes thì sẽ có nhiều tác giả trong cùng một blog. Và sẽ dẫn đến hiện tượng trùng lặp nội dung. Do đó để tránh hiện tượng này bạn hãy chọn No.

Title settings

Ở bước này, bạn có thể xác minh tên trang web của mình và chọn dấu phân tách tiêu đề. Dấu phân cách tiêu đề là một ký hiệu dùng để phân tách tiêu đề bài đăng trên blog của bạn và tên trang web của bạn meta title. Đây là những gì người tìm kiếm sẽ thấy khi blog của bạn hiển thị trên trang kết quả của Google.

Ví dụ: Nếu bạn để dấu phân tách là và tên website là fff.com.vn thì khi bạn tìm kiếm trên Google từ khóa tương ứng. Google sẽ cho kết quả tìm kiếm như sau.

Help us improve Yoast SEO

Bước này Yoast SEO yêu cầu có thể theo dõi thông tin blog của bạn để nâng cao chất lượng. Chọn No, I don’t want to allow you to track my site data nếu bạn không muốn bị theo dõi thông tin. Hoặc Yes, you can track my site’s data! để chia sẻ thông tin giúp Yoast SEO nâng cao chất lượng.

Continue learning

Đăng nhập Gmail để nhận thông tin mới từ Yoast SEO. Kết thúc bước này là bạn đã hoàn thành cấu hình cho Yoast SEO.

Features

Sau khi hoàn tất cấu hình chi tiết. Trở lại với trang chính của plugin Yoast SEO. Thẻ Features cho phép bạn thực hiện các thay đổi cấu hình nhanh. Mục này đã được cấu hình sẵn và bạn có thể thay đổi tùy theo ý muốn của mình.

Đáng chú ý trong phần này là tùy chọn XML sitemaps. Đây là một tệp liệt kê các URL cho trang web của bạn. Nó giúp Google và các công cụ tìm kiếm khác thu thập dữ liệu blog của bạn để tìm các bài đăng mới. Để xem danh sách các URL cho trang web của mình, bạn bấm vào biểu tượng ‘ ? ‘ trong mục XML sitemaps và chọn See the XML sitemap.

Webmaster Tools

Cuối cùng là thẻ Webmaster Tools. Thẻ này cho phép bạn gửi trang web của mình đến các công cụ tìm kiếm nhằm tối ưu hóa khả năng hiển thị.

Để tối ưu hóa khả năng hiển thị trên Google. Bạn bấm vào Get your Google verification code in Google Search Console. Sau đó đăng nhập tài khoản Gmail.

Đăng nhập thành công, bạn chọn thẻ Alternate methods và đánh dấu vào tùy chọn HTML tag. Lúc này bạn sẽ thấy một đoạn mã được sinh ra. Copy đoạn mã không bao gồm dấu ngoặc kép trong giá trị content.

Dán đoạn mã bạn vừa copy vào ô Google verification code trên màn hình Webmaster Tools sau đó bấm nút Save changes.

Cuối cùng bạn bấm nút Verify để hoàn tất.

Sau đó Google sẽ hiển thị thông báo đã hoàn tất.

Bước 6: Tìm kiếm các chủ đề cho blog

Sau khi, bạn đã tạo xong website, chúng ta sẽ bắt đầu chọn chủ đề cho blog. Việc chọn chủ đề phù hợp giúp bạn có nhiều cơ hội để phát triển blog. Hầu hết các bài đăng trên blog, xuất phát kinh nghiệm cá nhân, niềm đam mê, sự thành công, thất bại và những bài học mới. 

Mọi người thường đặt ra các câu hỏi trước khi tạo blog, như: 

  • Tôi nên viết về cái gì?
  • Viết blog về cái gì ?
  • Tôi có nên bắt đầu viết blog?

Chúng ta thường bắt đầu với một số câu hỏi mà bạn tự nghĩ ra, và tốn rất nhiều thời gian với việc đó. Tuy nhiên, nó thực sự không hề mất nhiều thời gian như bạn nghĩ, một số cách dưới đây sẽ giúp bạn lên 50 chủ đề cho blog của mình chỉ trong vòng nửa tiếng. Hãy chuẩn bị giấy viết hoặc nơi nào đó để ghi chú lại các ý tưởng của mình và bắt đầu thôi.

Đầu tiên, hãy tưởng tượng bạn là khách hàng và trả lời 5 câu hỏi sau:

1. Điều gì khiến người đọc của bạn hứng thú?

Ví dụ 

  • Tôi chơi gôn và cảm thấy phấn khích khi đánh được banh đi xa. Tôi thích nâng cao sức khỏe tinh thần. Tôi đam mê sống lành mạnh.
  • Tôi là một người nội trợ ở nhà, tôi rất hào hứng với việc thiết lập ngân sách chi tiêu phù hợp cho gia đình, tôi đam mê với việc học tại nhà. 
  • Tôi là một người thích cắm trại, tôi rất hào hứng với việc tìm kiếm các địa điểm cắm trại giá rẻ. Tôi bị hấp dẫn bởi các chiến thuật sinh tồn. Tôi đam mê cuộc sống tối giản.
  1. Khó khăn mà người đọc của bạn phải trải qua là gì?

Ví dụ

  • Người chơi golf phải cố gắng để đánh xoáy bóng 
  • Các bà mẹ nội trợ gặp khó khăn trong lúc chuẩn bị các bữa ăn 
  • Những người thích cắm trại thì gặp khó khăn trong quá trình chuẩn bị đồ đạc. 
  1. Người đọc của bạn sẽ có tính cách như thế nào?

Ví dụ: 

  • Người chơi golf sẽ luôn giữ cơ thể trạng thái thả lỏng, không để cảm xúc lẫn vào khi chơi
  • Các bà mẹ thì kiên nhẫn và có khiếu hài hước
  • Người thích cắm trại là những người thích mạo hiểm và tháo vát.
  1. Người đọc yêu thích điều gì về chủ đề của bạn

Ví dụ: 

  • Người chơi golf yêu thích sự thử thách và sự hoàn hảo.
  • Các bà mẹ nội trợ thích trở thành một phần trong quá trình phát triển tinh thần, thể chất và cảm xúc của con họ.
  • Người thích cắm trại thích khoảng thời gian rời xa cuộc sống bận rộn của thành phố.
  1. Người đọc ghét điều gì về chủ đề của bạn

Ví dụ: 

  • Những người chơi gôn ghét chơi với những người suốt ngày than phiền
  • Các bà mẹ nội trợ thì ghét bị người khác coi thường 
  • Các nhà cắm trại thì không thích phải ăn đồ sống mà phải được nướng chín 

Vậy là bạn đã có khoảng 50 câu trả lời của riêng mình. Giờ đây, bạn có thể bắt đầu phân tích các câu trả lời để tìm ý tưởng cho bài đăng blog.

Dưới đây là một vài tiêu đề ví dụ từ các câu trả lời ví dụ ở trên. Bạn cũng có thể tham khảo cho các câu trả lời trong danh sách của mình

  • Hướng Dẫn Kĩ Thuật Chơi Golf cơ bản dành cho người mới bắt đầu. 
  • Bí Quyết Giúp Các Bà Nội Trợ Chuẩn Bị Bữa Ăn Ngon Mà Không cần Phải Suy Nghĩ. 
  • Kinh Nghiệm Chuẩn Bị Đồ Đi Cắm Trại Qua Đêm 
  • Phương Pháp Dạy Con Hiệu Quả Dành Cho Các Bà Mẹ

Hãy cố gắng đưa ra một tiêu đề hấp dẫn để thu hút người đọc và tạo được ấn tượng cho độc giả ngay từ đầu trong phần nội dung của bạn.

Bước 7: Bắt đầu bài viết đầu tiên của bạn

Đầu tiên bạn vào trang quản trị của WordPress. Click vào nút “Posts” ở thanh bên trái 

image20

Hệ thống sẽ sắp xếp danh sách các bài viết trong blog của bạn theo thứ tự giảm dần. Vì bạn mới tạo website nên ở đây sẽ không có gì cả.

Để tạo một bài viết mới, hãy nhấp vào nút “Add New” ở trên cùng hoặc thanh bên.

image61

Giờ đây, bạn đã có thiết viết bài blog đầu tiên của mình

image05

Nhấp vào biểu tượng “Toolbar Toggle” để có thêm một số tùy chọn chỉnh sửa giúp làm nổi bật bài đăng của bạn. Các công cụ này đặc biệt hữu ích giúp tạo ra các tiêu đề phụ cho bài viết.

image42

Trước tiên, bạn thêm tiêu đề bài viết vào ô trên cùng. Ngay sau đó, WordPress sẽ tạo một liên kết cố định dựa trên các từ khóa được sử dụng trong tiêu đề của bạn.

image33

Bạn có thể bắt đầu nhập nội dung bài viết của mình vào vùng văn bản lớn và viết cho đến khi bạn cảm thấy hài lòng với nội dung của mình.

Bạn cũng có thể thêm hình ảnh vào các bài đăng trên blog của mình. Hình ảnh sẽ giúp thu hút người đọc và thường có thể minh họa các khái niệm tốt hơn lời nói.

Để thêm hình ảnh mới, đặt con trỏ văn bản của bạn ở vị trí mà bạn muốn hình ảnh của mình xuất hiện. Nhấp vào nút “Add Media”.

Bây giờ, hãy kéo và thả tệp hình ảnh của bạn vào hộp phương tiện.

image66

Sau khi hình ảnh được tải lên, hãy nhấp vào chọn nó và nhấp nút “Insert into post”. Bạn có thể định dạng kích thước và thêm  liên kết vào hình ảnh của mình nếu bạn muốn.

image18

Hình ảnh của bạn sẽ tự động chèn vào bài viết của bạn. Dưới đây là hình ảnh của bạn sau khi được đăng thành công.

Sau khi hoàn thành bài viết của mình, bạn cần tối ưu hóa bài đăng bằng cách sử dụng plugin Yoast SEO. Yoast đã hiển thị sẵn các cài đặt cho bài viết mà bạn có thể dễ dàng tìm thấy ngay dưới vùng văn bản chính. 4 cài đặt chính là “SEO title,”“slug,” “meta description” and “focus keyword”. Sau khi hoàn thành bạn sẽ xem trước được bài viết của bạn nếu nằm ở trong kết quả của các công cụ tìm kiếm như Google, Bing.

Hãy tạo tiêu đề SEO hấp dẫn và chỉnh sửa phần mô tả để giải thích nội dung bài đăng của bạn.

Plugin Yoast SEO sẽ cung cấp phản hồi theo thời gian thực trong lúc bạn tối ưu hóa tiêu đề và mô tả của mình.

 Càng đạt được nhiều nút xanh càng tốt, nhưng đừng căng thẳng nếu bạn không thể đạt điểm tuyệt đối. Nếu bạn có thể nhận được 80% nút xanh, thì bạn đang đi đúng hướng.

image28

Cuối cùng, hãy đặt một tấm hình đại diện cho bài viết của mình thật nổi bật. Nó sẽ xuất hiện ở phía trên cùng của bài viết.

Để đặt hình đại diện cho bài viết, bạn nhấp vào “Set Featured image” ở cuối thanh bên bên phải.

image17

Cửa sổ media sẽ bật lên và bạn chỉ cần kéo và thả ảnh. Khi quá trình tải lên hoàn tất, hãy nhấp vào nút “Set featured image”.

image35

Trước khi xuất bản bài đăng của mình, bạn có thể xem lại bài đăng trên blog của bằng cách nhấp vào nút “preview” ở đầu trang.

image37

Trước khi nhấp vào nút xuất bản (publish), bạn muốn đảm bảo rằng bài viết của mình không có sai sót gì 

Đây là những gợi ý bạn kiểm tra trước khi bạn nhấn nút xuất bản

  • Nội dung trôi chảy, tự nhiên
  • Dễ nhìn với khoảng trắng vừa đủ.
  • Sử dụng tiêu đề để tách các phần khác nhau trong bài viết.
  • Sử dụng gạch đầu dòng khi liệt kê
  • Kiểm tra lỗi chính tả

Nếu mọi thứ đã được kiểm tra kĩ, bạn có thể  xuất bản bài đăng đầu tiên trên blog của mình. Cuộn lên đầu trang và nhấp vào nút xuất bản để đăng ngay lập tức.

Dưới đây là bài đăng của FFF 

Như vậy, bạn đã thiết lập thành công một trang blog trông tuyệt vời và được tối ưu hóa cho các công cụ tìm kiếm

Bước 8: Tạo lịch biên tập

Một trong những sai lầm mà các blogger mắc phải là chỉ viết blog khi họ “cảm thấy thích”. Họ quên một điều rằng độc giả luôn muốn có nhiều hơn nội dung để đọc. Bạn không thể chỉ viết theo ngẫu hứng của bạn. Trong nhiều trường hợp, một bộ phim mới trên Netflix sẽ chiếm khoảng thời gian mà lẽ ra bạn có thể dành cho việc viết blog.

Khi viết blog, bạn cần chú ý đến tính nhất quán của bài viết, nó là yếu tố quyết định sự thành công cho bài biết của bạn. Một kế hoạch làm việc thông minh không phải chỉ cần cho những nhà xuất bản của các tờ báo lớn, mà nó cần cho tất cả mọi người, đặc biệt là những người mới bắt đầu viết Blog. 

Các nhà viết blog chuyên nghiệp, họ sẽ đặt ra các mục tiêu họ cần phải làm và sắp xếp nó theo một lịch tình nhất định. Họ sẽ sắp xếp hợp lý hóa giữa mạng xã hội và email marketing để tiến hành công việc cho hiệu quả. Cách làm việc của họ sẽ giúp bạn có được các thói quen tích cực , bạn sẽ học được cách sắp xếp thời gian, tính kỹ lưỡng khi thực hiện một bài đăng …

Vậy bạn sẽ bắt đầu như thế nào?

Chỉ cần mở một bảng tính Excel mới. Nếu bạn có nhiều người viết, bạn có thể chia sẻ trang tính bằng Google drive. Bắt đầu với bốn cột – Ngày xuất bản, Tiêu đề, Từ khóa và Ghi chú.

image64

Tùy theo nhu cầu của mỗi người, bạn có thể  thêm các cột bổ sung nếu cần. Các bổ sung phổ biến có thể bao gồm “Tác giả”, “Danh mục” và “Nhân vật”. Bạn có thể xem qua lịch  trên iPhone, Android hoặc lịch treo trên tủ lạnh của bạn. Bạn có thể đăng bao lâu một lần?

Hàng tháng? Hàng tuần? Hằng ngày?

Hãy thận trọng với mục tiêu của bạn, bởi vì liên tục bỏ lỡ thời hạn có thể dẫn đến việc bỏ việc hoàn toàn.

Tiếp theo là thêm tiêu đề vào cột

Tiêu đề của bạn không cần phải hoàn hảo. Bạn có thể có thể chỉnh sửa nó trước khi xuất bản. Đôi khi, bạn viết có thể viết xong hết nội dung thì mới nghĩ ra tiêu đề. 

Cột “Từ khóa” dành cho mục đích SEO. Bạn có thể sử dụng những từ khóa chất lượng để tối ưu hóa bài viết của mình giúp nó lên top Google. Bạn có thể sử dụng công cụ phân tích từ khóa Keyword Planner để giúp bạn tìm được những từ khóa hay, phù hợp . Công cụ này sẽ giúp bạn phân tích các thông tin chi tiết từ khóa để quyết định có nên lựa chọn từ khóa đó cho các bài viết trên blog của mình hay không.  

Để sử dụng công cụ Keyword Planner bạn nhấp vào đây.

Tại giao diện công cụ Phân tích từ khóa, bạn nhập từ khóa mà mình muốn phân tích, lựa chọn nền tảng, ngôn ngữ và quốc gia của từ khóa mà bạn muốn tìm kiếm. 

Hệ thống sẽ tự động phân tích từ khóa và đưa ra báo cáo phân tích bao gồm:

Xu hướng từ khóa trong 30 ngày tiếp theo gồm: 

  • Lượt tìm kiếm từ khóa đó.
  • Ước tính chi phí quảng cáo từ khóa nếu bạn chạy quảng cáo Google AdWords
  • Ước tính số nhấp chuột. Cả quảng cáo và SEO
  • Ước tính vị trí trung bình và tỉ lệ nhấp nếu bạn ở vị trí đó.
  • Chi phí quảng cáo nếu bạn quảng cáo từ khóa đó trên Google Ads

Lịch sử tìm kiếm của từ khóa 12 tháng vừa qua giữa PC và Mobile

Gợi ý danh sách các từ khóa liên quan với từ khóa bạn cung cấp

Hệ thống sẽ gợi ý 3 nhóm từ khóa khác nhau cho bạn lựa chọn bao gồm:

  • Từ khóa chính: là những từ khóa giống hoặc có liên quan mật thiết đến từ khóa mà bạn đã tìm kiếm
  • Từ khóa liên quan: là những từ khóa gần giống với đối sánh cụm từ của từ khóa mà bạn đã tìm kiếm
  • Từ khóa mở rộng: là những từ khóa mở rộng được đề xuất từ trí thông minh nhân tạo (AI) của FFF

Quay lại file Excel, cuối cùng là cột “Notes” . Phần này là một nơi hoàn hảo để viết ra những ý tưởng tuyệt vời mà bạn nghĩ ra. Ghi chú cũng hoạt động như một công cụ để tập trung vào chủ đề và giải quyết nó một cách mạch lạc.

Nếu bạn chỉ viết bất cứ khi nào thuận tiện, thì bạn đang tự làm công việc của mình xuống dốc vì bạn sẽ cạn kiệt ý tưởng, mất động lực và quên mất động lực mà bạn đã từng có để bắt đầu blog của riêng mình. Lịch biên tập là một giải pháp nhanh chóng cho sự trì hoãn của một blogger.

Bước 9: Kiếm tiền từ blog của bạn

Bước cuối cùng là kiếm tiền từ blog của bạn. Khi mới bắt đầu làm blog, bạn không nên nôn nóng trong việc kiếm tiền. 

Có một số cách kiếm tiền qua blog như sau:

1. Kiếm tiền bằng google adsense: 

Bạn sẽ kiếm tiền bằng cách đặt quảng cáo của Google. Google Adsense là mạng lưới quảng cáo được phát triển bởi Google. Nó là cầu nối giữa người muốn đặt quảng cáo và người cài đặt quảng cáo.Google Adsense cho phép người đặt quảng cáo (chủ sở hữu website, blog, các kênh có lưu lượng truy cập hay video có lượt xem) đặt quảng cáo (bao gồm các banner text, hình ảnh, video) trên blog (hoặc video) của mình và trả tiền cho mỗi lần người dùng nhấp chuột vào quảng cáo.

Ưu điểm 

  • Là sản phẩm của Google nên rất uy tín, nhiều trang website lớn sử dụng kể cả vnexpress, dantri hay tinhte
  •  Đăng ký tài khoản AdSense hoàn toàn miễn phí, nhanh chóng. Bạn có thể đăng ký tại link https://www.google.com/adsense/start/
  •  Google có kho quảng cáo khổng lồ với tính năng tự động phân phối các quảng cáo đến trang web của bạn giúp bạn có thể tối ưu được doanh thu.
  • Bạn có thể tiếp cận đối tượng khách hàng mong muốn trên trang web một cách rất chính xác nhờ tính năng quảng cáo theo hành vi người dùng của Google.
  • Bạn có thể dễ dàng tùy chỉnh vị trí đặt quảng cáo trên trang web.

Nhược điểm:

  • Không tùy biến và chỉnh chỗ đặt được, nó có thể giảm traffic
  • Mất thời gian để nhận tiền. Thông thường Google tổng kết vào cuối này tháng và nhận tiền từ ngày 20 – 25 của tháng sau. Tức là bạn sẽ nhận chậm khoảng 50 ngày.

2. Tự bán quảng cáo

Nếu blog của bạn có nhiều traffic, tự động sẽ có người cần hợp tác với bạn. Đây là cách dễ nhất để kiếm tiền từ blog.Rất nhiều công ty sẵn sàng trả tiền để bạn viết bài giới thiệu – đánh giá về các sản phẩm & dịch vụ của họ. Chỉ cần kỹ năng viết bài đủ tốt và blog có được một số người dùng nhất định là bạn có thể kiếm tiền bằng cách này. Hơn nữa, bạn có thể thu được thêm tiền từ chương trình tiếp thị liên kết của đối tác đó nếu có.

Mời bạn xem ví dụ bảng giá quảng cáo tại website vnexpress.net đơn giá tính theo tuần.

Ưu điểm:

  • Quảng cáo tự nhiên hơn nhiều so với AdSense.
  • Quảng cáo chính bạn quản lý về cả nội dung và chất lượng nên nhanh và tốt hơn Adsense
  • Phù hợp với 1 số lĩnh vực ngách như: mẹ và bé, thực phẩm, thuốc.

Nhược điểm:

  • Bạn phải xây dựng danh tiếng rất lâu. Website phải cực kỳ đông người truy cập và uy tín để nhận được quảng cáo.
  • Quyết định giá có thể khó khăn cho bạn.

3. Thu phí thành viên 

Đây là hình thức kiếm tiền online rất hiệu quả hiện nay. Bạn hãy ghé qua blog của các bloggers hàng đầu về SEO, MMO, … sẽ thấy họ có khu vực Thành viên (Club/Group) dành riêng cho người dùng trả phí.

Các blog thu phí thường cung cấp cho thành viên những bài hướng dẫn đặc biệt, các thủ thuật kiếm tiền và nhiều stuffs khác như ebook, WordPress Themes – Plugins ….cũng như hỗ trợ, tư vấn trực tiếp cho các members. Nếu mới bắt đầu viết blog, bạn cũng có thể đầu tư mua một số khóa học, ebooks hay Themes/ Plugins WordPress… và cung cấp riêng cho các thành viên trả phí với giá rẻ!

Ưu điểm:

  • Nhận phí dịch vụ hằng tháng
  • Người dùng thường xuyên quay lại đảm bảo luồng traffic

Nhược điểm:

  • Tìm nội dung chất lượng hoàn toàn mới hơi khó
  • Việc marketing và thu hút người tham gia khó
  • Thường xuyên tổ chức nhiều hoạt động để giữ chân thành viên

4. Bán hàng online 

Bạn có thể kết hợp việc review sản phẩm hoặc giới thiệu lợi ích của sản phẩm nào đó để bán sản phẩm.Vì người đọc khi họ đọc vào bài viết của bạn và cảm thấy nó thật sự có ích thì họ sẽ có nhu cầu mua ngay. 

Ví dụ: bạn viết về tác dụng chữa bệnh và làm đẹp của Tinh Bột Nghệ, tại sao không mua vài lọ về và rao bán thử ngay trên blog của mình.

Có nhiều công ty sẵn sàng giảm giá cho bạn để bạn bán sản phẩm của họ, bạn có thể nâng giá theo điều kiện. Tuy nhiên, nó vẫn có thể tạo lợi nhuận như bán chính sản phẩm của mình.

Ưu điểm:

  • Thường thì nhiều lợi nhuận hơn các phương thức khác
  • Thu nhập ổn định và đều đặn

Nhược điểm:

  • Sản phẩm tốt khó tìm
  • Nếu làm đại lý bán lại thì không kiếm được nhiều tiền

5. Cung cấp dịch vụ

Với bloggers, bạn chắc chắn sẽ có các kỹ năng tạo blog, tối ưu WordPress, cũng như viết bài chuẩn SEO….Nó sẽ là công cụ giúp bạn hái ra tiền nếu biết tận dụng. 

Ví dụ những dịch vụ khá cơ bản nhưng nhu cầu cao bạn có thể cung cấp:

  • Dịch vụ tạo blog WordPress, có thể dùng themes & plugins bạn có để tăng giá dịch vụ . Tối ưu SEO, tốc độ, bảo mật cho blog WordPress của khách hàng.
  • Viết bài chuẩn SEO, nếu có khả năng viết lách, chúng ta có thể viết bài cho các blog khác, hiện nhu cầu này khá cao, bạn có thể kiếm từ 100.000 vnđ cho mỗi bài viết dài có chất lượng (trên 2000 từ – như bài này chẳng hạn).

Ưu điểm:

  • Công việc có thể tương đồng với việc viết blog
  • Nhiều cách để tìm dự án viết bài
  • Có thêm kỹ năng để phát triển blog của bạn 

Nhược điểm:

  • Mức độ công việc và deadline có thể gây khó khăn cho bạn
  • Mất nhiều thời gian 

6. Dạy nghề

Nếu bạn có kỹ năng viết lách và truyền đạt kiến thức, hãy mạnh dạng viết ebook hay làm các video, khóa hướng dẫn và bán trên blog của mình. Khi độc giả đọc vào bài viết của bạn, nếu họ cảm thấy nó hiệu quả và phục vụ cho nhu cầu họ cần thì họ sẽ rất quan tâm và muốn tìm hiểu sâu hơn để có thể giải quyết vấn đề của họ. Cần nhiều công sức để tạo ra những sản phẩm dạy học.  Việc dạy học là cách tạo thu nhập ổn định nhất khi dùng blog kiếm tiền

Ưu điểm:

  • Một cách tuyệt vời để dùng blog mở rộng network của bạn
  • Nó tạo luồng traffic và tương tác bền vững

Nhược điểm:

  • Tạo giáo án có thể mất nhiều thời gian
  • Chỉ những ai có kiến thức đủ rộng mới làm được
  •  Bạn phải có năng khiếu giáo dục và đam mê dạy học mới nên bắt đầu hình thức này

7. Affiliate Marketing

Tiếp thị liên kết hay Affiliate Marketing là cách hiệu quả nhất để kiếm tiền từ nội dung blog. Bằng cách giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ liên quan đến nội dung blog, chúng ta sẽ nhận được hoa hồng khi giúp các đối tác bán được hàng. Hiện nay, có hàng trăm mạng tiếp thị liên kết lớn làm trung gian giữa nhà cung cấp và đối tác tiếp thị. Có đủ mọi lĩnh vực để tham gia, dù blog của bạn chuyên về mảng nào đi nữa.

Ưu điểm:

  • Tiền hoa hồng cố định và thường là khá cao
  • Nhiều lựa chọn các chương trình affiliate marketing cả ở Việt Nam lẫn Quốc tế.

Nhược điểm:

  • Bạn chỉ có thể thu được tiền khi khách hàng mua sản phẩm.
  • Khó phát triển lượng khách hàng tiềm năng.

8. Amazon Affiliate

Amazon Affiliate là một chương trình tiếp thị liên kết còn được gọi là Amazon Associates. Chương trình này cho phép tham gia miễn phí, đặc biệt là những người làm chủ website hoặc viết blog sẽ có lợi thế rất lớn. Bạn sẽ quảng cáo sản phẩm từ Amazon.com trên trang web của bạn bằng cách tạo liên kết. Khi khách hàng nhấp vào liên kết của bạn và được dẫn đến trang của Amazon từ đó mua sản phẩm của Amazon, bạn sẽ nhận được phí hoa hồng giới thiệu

Ưu điểm

  • Uy tín và đáng tin cậy
  • Nguồn thu nhập lớn
  • Kiếm tiền cả khi trực tuyến và ngoại tuyến
  • Nhận được thêm tiền cho việc bán hàng

Nhược điểm:

  • Hoa hồng thấp hơn hẳn các chương trình affiliate khác
  • Tiền kiếm được sẽ bị vô hiệu nếu khách không mua trong 24 giờ

Với các phương pháp này, bạn sẽ kiếm được tiền từ blog của mình. Nhưng bạn không nên vội vàng kiếm tiền liền mà hãy thu hút cho mình một số lượng độc giả lớn bằng những nội dung chất lượng, thời gian đăng bài đều đặn và thông qua nhiều phương tiện khác nhau như bản tin email, nhận xét trên blog và các kênh truyền thông xã hội. Sau đó, hãy bắt đầu kiếm tiền từ blog, như vậy bạn mới kiếm tiền lâu dài từ blog

Như vậy qua bài viết này 3F đã hướng dẫn bạn cách tạo blog cá nhân hiệu quả. Hi vọng với những chia sẻ này bạn đọc có thể tự tạo blog cá nhân cho mình và kiếm được mức thu nhập như mong muốn. Đừng quên tiếp tục theo dõi blog của FFF tại đây để xem các chia sẻ khác về Marketing Online từ 3F Solutions nhé. Nếu bạn cần sự trợ giúp hoặc có vấn đề cần trao đổi với chuyên gia của 3F, hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotline 0901 47 48 46 hoặc trang fanpage chính thức của FFF. Ngoài ra, hãy tham gia Cộng đồng Google AdWords Việt Nam để nhận thêm thông tin hay từ các thành viên trong cộng đồng nhé.

]]>
https://fff.com.vn/tao-blog-ca-nhan-hieu-qua-va-thu-duoc-20-trieu-vnd-thang/feed/ 2