Tối ưu SEO – Digital Marketing Platform https://fff.com.vn Giải pháp tăng hiệu suất quảng cáo Google Ads và Khách hàng Hơn 200% Tue, 06 Oct 2020 08:24:54 +0000 en-US hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.8 https://fff.com.vn/wp-content/uploads/2020/02/cropped-icon-32x32.png Tối ưu SEO – Digital Marketing Platform https://fff.com.vn 32 32 6 Lý do khiến chiến dịch SEO hoạt động không hiệu quả https://fff.com.vn/6-ly-do-khien-chien-dich-seo-hoat-dong-khong-hieu-qua/ Thu, 09 Jul 2020 08:38:53 +0000 https://fff.com.vn/?p=26276 SEO là một phương pháp có thể thúc đẩy tổ chức của bạn lên TOP trong các công cụ tìm kiếm và giúp tăng thứ hạng của google nếu bạn có một chiến lược SEO tốt. Tuy nhiên, một số công ty đã không thành công khi dành rất nhiều công sức để tối ưu hóa SEO nhằm tăng thứ hạng website của họ. Nếu SEO không hiệu quả với bạn, sau đây là 6 lý do khiến chiến dịch SEO hoạt động không hiệu quả.

Chiến lược SEO đã lỗi thời

Cũng như lĩnh vực liên quan đến công nghệ và chiến lược kinh doanh, SEO không ngừng phát triển và đổi mới. Nếu bạn hoặc người làm SEO đang sử dụng các chiến thuật lỗi thời như nhồi nhét quá nhiều từ khóa vào bài viết, điều đó khiến các chiến dịch SEO của bạn không hiệu quả

Nếu bạn thuê một công ty SEO để tăng thứ hạng website cũng như hiển thị kết quả tìm kiếm của google, quá trình liên tục tìm tòi và cập nhật kiến thức mới, kỹ năng SEO với các chiến lược SEO mới nhất là rất quan trọng. Hãy tìm một đối tác thật sự hiểu về SEO, làm thế nào để tận dụng nó đúng cách và có thể tự tin giải thích các cách làm của họ , chia sẻ tài liệu tham khảo của họ cho bạn. Nếu bạn đang quản lý các chiến dịch tối ưu hóa SEO của riêng mình, hãy dành thời gian để thường xuyên học hỏi các thay đổi mới nhất của ngành và tìm hiểu các phương thức cũng như chiến dịch mới phù hợp.

Quá tiết kiệm ngân sách

Số tiền bạn chi cho các chiến lược SEO chất lượng cao sẽ ít dần đi so với thành công bạn thấy trong sự phát triển của trang web. Bằng cách đầu tư chi phí ban đầu cho trang web, bạn có thể đưa website của doanh nghiệp lên TOP kết quả từ công cụ tìm kiếm. Từ đây, bạn có thể liên tục củng cố thương hiệu và nội dung của mình để thu hút khách hàng mới và khách hàng trung thành.

Nếu bạn không đủ kiến thức về SEO nhưng lại muốn tự mình làm mọi thứ, khả năng cao bạn sẽ khiến chiến dịch SEO hoạt động không hiệu quả. Điều này cũng đúng khi giao phó những chiến dịch SEO của bạn cho một công ty SEO còn non trẻ – họ thực sự có thể gây hại cho kết quả chiến dịch và thương hiệu của bạn nhiều hơn là lợi ích họ mang lại.

Nội dung của Website không thống nhất

Duy trì việc tối ưu hóa SEO cho trang web của bạn có thể tạo ra sự khác biệt lớn trong lĩnh vực tiếp thị kỹ thuật số. Phần quan trọng nhất của một website chính là nội dung đồng nhất ở cả các bài viết trên web và các bài viết bên ngoài web. Website của bạn phải luôn làm nổi bật rõ ràng thương hiệu và các nét riêng làm cho doanh nghiệp của bạn trở nên độc đáo. Ngoài ra, hãy xem xét những lời khuyên sau:

  • Tìm hiểu các đối thủ cạnh tranh hoặc các trang web khác trong ngành của bạn để xác định chiến lược SEO tổng thể.
  • Đảm bảo nội dung của bạn có nhiều thông tin phù hợp và được tối ưu hóa với các từ khóa đúng mục tiêu đề ra.
  • Thường xuyên sửa đổi và cập nhật trang web của bạn để đảm bảo bạn đang thực hiện các phương pháp tốt nhất trong SEO.
  • Tạo thêm một blog và liên tục đăng nội dung mới có nhiều thông tin xác thực trên blog đó.

Duy trì một trang web luôn được cập nhật và thân thiện với người dùng sẽ thúc đẩy tăng lượt truy cập tự nhiên, điều này có thể củng cố vị trí của bạn trong bảng xếp hạng của công cụ tìm kiếm.

Đầu tư vào mạng xã hội

Điều mà nhiều chủ doanh nghiệp không nhận ra là phương tiện truyền thông xã hội thực sự đóng một vai trò rất quan trọng trong quá trình thành công SEO. Với một nền tảng mạng xã hội mạnh mẽ, trang web của bạn sẽ được mọi người và những người có ảnh hưởng xã hội chia sẻ, thảo luận.

Nếu bạn đã nhận thấy rằng những nỗ lực SEO của bạn có thể cải tiến nhiều hơn, hãy xem xét việc dành nhiều thời gian hơn cho sự phát triển mạng xã hội của bạn. Hãy tương tác với khách hàng lý tưởng của bạn và cũng cung cấp thông tin chính xác, hữu ích về sản phẩm, dịch vụ. Nếu có ai đó nhận xét về bài viết của bạn, hãy tương tác ngay với họ. Việc này sẽ giúp bạn thấu hiểu hơn về tâm lý, nhu cầu của khách hàng. Khi bài đăng của bạn được chia sẻ, trang web của bạn sẽ có nhiều lượt truy cập hơn và có tăng tiềm năng tăng thứ hạng của google. Thông tin hữu ích, xác thực, có liên quan và chia sẻ ý tưởng là những gì khách hàng mục tiêu của bạn đang tìm kiếm.

Thiếu kiên nhẫn

Bạn không nên nản lòng nếu bạn không thấy kết quả ngay lập tức trong quá trình SEO. Cho dù bạn đang đặt mục tiêu hay KPI (các chỉ số hiệu suất chính) như thế nào cho doanh nghiệp thì việc cải thiện kết quả SEO luôn cần có thời gian và nỗ lực. Bằng cách làm việc kiên định và dành nhiều thời gian cho quá trình xây dựng thứ hạng website, bạn sẽ bắt đầu thấy thành quả được đền đáp từ chính nỗ lực của bạn. 

Với SEO, bạn đầu tư càng nhiều vào nó, bạn sẽ càng nhận được nhiều thành quả. Thành công luôn đi kèm với sự kiên nhẫn.

Thiếu thực tế

Đặt mục tiêu là một phần không thể thiếu trong quá trình làm SEO của bạn. Nguyện vọng của bạn có thể trở thành động lực để bạn làm việc chăm chỉ hơn và dành nhiều nỗ lực hơn cho các quy trình SEO. Tuy nhiên, đặt kỳ vọng SEO quá cao có thể là một nguyên nhân cho sự thất vọng nếu bạn không thấy hiệu quả ngay lập tức. Khi đặt mục tiêu cho SEO, hãy đảm bảo nó có tính thực tế, có thể đạt được và đo lường được. Bằng cách này, bạn có thể theo dõi tiến trình và sử dụng những kết quả nhỏ để thúc đẩy hành trình SEO của bạn đạt được thành công tối ưu.

Khi được thực hiện đúng cách, SEO là phương tiện sẽ đưa trang web của bạn đứng TOP trong bảng xếp hạng và kết quả đầu của công cụ tìm kiếm, thúc đẩy sự chuyển đổi ở khách hàng. Tuy nhiên, điều quan trọng cần nhớ là dành nhiều thời gian và nỗ lực vào trang web của bạn, tầm ảnh hưởng của mạng xã hội cũng như chiến lược SEO của bạn là không thể thiếu để làm cho chiến dịch SEO của bạn thành công. 

Ngoài ra, FFF có cung cấp bộ hỗ trợ các hoạt động của SEO cũng như quảng cáo Google như phân tích từ khóa, tối ưu quảng cáo,… Bạn có thể trải nghiệm ngay tại đây. Đặc biệt, FFF vừa ra mắt bộ công cụ Backlink, cung cấp tất cả các loại backlink dành cho các SEOer. Xem ngay tại đây.

Đừng quên tiếp tục theo dõi blog của FFF tại đây để xem các chia sẻ khác về Marketing Online từ 3F Solutions nhé. Nếu bạn cần sự trợ giúp hoặc có vấn đề cần trao đổi với chuyên gia của 3F, hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotline 0901 47 48 46 hoặc trang fanpage chính thức của FFF. Ngoài ra, hãy tham gia Cộng đồng Google AdWords Việt Nam để nhận thêm thông tin hay từ các thành viên trong cộng đồng nhé!

]]>
Những sai lầm SEO phổ biến nhất năm 2020 https://fff.com.vn/nhung-sai-seo-lam-pho-bien-nhat-nam-2020/ Fri, 03 Jul 2020 11:00:23 +0000 https://fff.com.vn/?p=25983 Khi website của bạn không SEO tốt, đồng nghĩa sẽ không xuất hiện ở các vị trí cao khi người dùng tìm kiếm. Bạn sẽ bỏ lỡ một lượng lớn traffic từ các khách hàng tiềm năng. Tuy nhiên SEO là một quá trình lâu dài, cần các doanh nghiệp phải nghiêm túc đầu tư thời gian công sức thì mới mang lại được kết quả tốt. Vì vậy, hôm nay FFF sẽ chia sẻ cho bạn Những sai lầm phổ biến nhất trong SEO năm 2020 để giúp các bạn cải thiện kỹ năng SEO của mình nhé.

Tổng quan

Theo nghiên cứu do Sitechecker thực hiện thông qua 52 nghìn cuộc kiểm tra từ 6 triệu website khác nhau, các website được phân loại thành 4 nhóm dựa trên sự ước lượng giữa các yếu tố (sai lầm nghiêm trọng, cảnh báo, thông báo và kết quả hiển thị của google). Hầu hết các trang web (khoảng 53%) có thang điểm từ 50 đến 90 và chỉ có 5% trang web có thang điểm hơn 90. Đây là thời điểm tốt nhất để đánh giá và nhìn nhận lại chiến lược SEO của bạn, bạn hãy ngay lập tức kiểm tra lại các sai lầm SEO trên website và sửa chữa chúng ngay lập tức để giữ thứ hạng trên google.

Các sai lầm nghiêm trọng phổ biến nhất trong SEO là thiếu từ khóa trong tiêu đề bài viết (tiêu đề chính và tiêu đề phụ H1) hoặc phần mô tả ngắn. Đó là yếu tố rất quan trọng quyết định hiệu quả tối ưu hóa SEO cho website cũng như thứ hạng website của bạn. Nếu bạn thiếu phần này, Google sẽ tự động mặc định từ khóa bài viết của bạn là những từ khóa được nhiều người tìm kiếm, điều này có thể làm bài viết của bạn tiếp cận sai đối tượng.

Ngoài các lỗi phổ biến, chúng ta còn có rất nhiều lỗi SEO khác. FFF sẽ chia tất cả các lỗi Seo này thành 3 nhóm lớn:

  • Lỗi kỹ thuật
  • Lỗi SEO on-page
  • Lỗi thu thập dữ liệu

Lỗi kỹ thuật

Những sai lầm này thường dẫn đến lượng bounce rate cao. Tuy nhiên, tin tốt là bạn hoàn toàn có thể tránh nó. Các lỗi kỹ thuật phổ biến bao gồm:

Lỗi 4xx nghĩa là đã có lỗi xảy ra ở phía khách hàng (client-side), trong khi lỗi 5xx chỉ ra sự cố với máy chủ. Khi có lỗi, người truy cập website và các con bot thu thập thông tin cho web sẽ bị mất và website của bạn sẽ không được hiển thị (lỗi không tìm thấy trang). Vì vậy, bạn cần phải kiểm tra các đoạn mã code http này và sửa chúng ngay lập tức.

Một lỗi khác có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả tìm kiếm của google chính là các nội dung trùng lặp. Ngoài việc tiêu đề và phần mô tả meta của bạn phải có từ khóa phù hợp, thì nội dung của nó không được quá dài và trùng lặp với các bài viết khác trên website của bạn. Đây là một trong những vấn đề người làm SEO nên lưu ý đầu tiên.

Chỉ cần khắc phục các lỗi kỹ thuật này sẽ giúp website của bạn tăng thứ hạng đáng kể và cải thiện trải nghiệm của người dùng đấy.

Lỗi SEO On-Page

Thẻ meta của bạn giúp các công cụ tìm kiếm xác định chủ đề của các trang để kết nối chúng với các từ khóa và cụm từ được người tìm kiếm sử dụng.

Tạo các thẻ tiêu đề phù hợp có các từ khóa có liên quan để tạo liên kết duy nhất và thu hút người dùng nhấp vào website từ kết quả của công cụ tìm kiếm (SERPs).

Thẻ tiêu đề bài viết sẽ tạo ấn tượng đầu tiên mà người dùng tìm thấy trang của bạn. Nó xuất hiện trong kết quả tìm kiếm của google, trình duyệt web và mạng xã hội. Vì vậy bạn hãy đặt một tiêu đề thật hấp dẫn để người dùng click vào xem nhé.

Thẻ H1 thường được sử dụng làm tiêu đề trong các bài viết trên website, giúp công cụ tìm kiếm xác định chủ đề nội dung của bạn. Nếu thiếu chúng, Google sẽ khó hiểu được website của bạn.

Mô tả meta giúp tóm tắt vắn tắt nội dung của toàn bộ bài viết. Mô tả meta được viết tốt sẽ giúp Google hiểu mức độ liên quan và khuyến khích người dùng nhấp vào kết quả của bạn. Nếu chúng bị thiếu, tỷ lệ nhấp có thể giảm. Bạn cũng có thể tạo các mô tả của mình thành lời kêu gọi hành động, vì vậy hãy bắt đầu nghĩ về chúng như một yếu tố chuyển đổi hành vi quan trọng.

Bên cạnh đó, sai lầm SEO lớn nhất là sự liên thông giữa https và http. Các website có đường link cũ http sẽ bị google đánh giá là không an toàn và khiến người dùng bị mất niềm tin vào website của bạn. Vì vậy bạn hãy đảm bảo tất cả các đường link trên website đều được bảo mật và cập nhật thành https.

Liên kết nội bộ (internal link) thường được sử dụng trong việc điều hướng và dẫn từ trang đang xem đến một trang khác trên cùng một tên miền. Bài viết của bạn càng có nhiều liên kết nội bộ sẽ càng kéo dài thời gian người dùng ở lại trên website của bạn. Điều này sẽ giúp website của bạn tăng thứ hạng và được google đánh giá tốt.

Liên kết bên ngoài (external link) rất quan trọng giúp bạn tăng thứ hạng vượt bậc trong SEO, đặc biệt với những liên kết chất lượng. Một liên kết từ một website, forum chính thống, uy tín có thể giúp bạn tăng hạng hơn hẳn hàng trăm hoặc thậm chí một số lượng lớn các liên kết từ những website, forum chất lượng thấp.

Lỗi thu thập dữ liệu

Nếu bạn không tối ưu SEO thì Google sẽ không thể thu thập dữ liệu website của bạn, dẫn đến một số bài viết trên web có thể không hiển thị trên kết quả tìm kiếm của các công cụ tìm kiếm của Google.

Phổ biến nhất là chuỗi chuyển hướng và các chuyển hướng 3xx khác. Một số liên kết có dấu gạch dưới trong URL, chứa các thuộc tính nofollow và là http thay vì https – điều này có thể ảnh hưởng đến thứ hạng.

Chuỗi chuyển hướng xảy ra khi có nhiều hơn một chuyển hướng giữa URL ban đầu và URL đích. Việc có quá nhiều chuyển hướng có thể khiến bot thu thập dữ liệu đầu hàng.

Chuyển hướng 3xx thường được biết đến với chuyển hướng 301 hoặc 302, bạn sẽ ít gặp trường hợp chuyển hướng 303 và 304 cũng như các trường hợp 3xx khác.

Mã trạng thái lỗi 303 có ý nghĩa giống như điều hướng trang của bạn sang một liên kết khác.

Mã trạng thái Lỗi 404/304 (Không tìm thấy trang), được trả lại khi truy cập một URL (địa chỉ) không tồn tại – do đã xóa hoặc được chỉnh sửa URL đó nhưng lại không chuyển hướng (301 redirect) URL cũ tới URL mới hay có thể do sai lỗi chính tả trong liên kết đó.

Sự cố máy chủ nghiêm trọng có thể không chỉ dẫn đến mất lưu lượng truy cập do nội dung không thể truy cập mà còn có thể làm tụt thứ hạng của bạn trong thời gian dài nếu kết quả tìm kiếm của google không thể tìm thấy bất kỳ kết quả phù hợp nào.

Các trang meta nofollow là tất cả các link URL bị chặn bởi thẻ nofollow. Nó làm cho các công cụ tìm kiếm không thu thập dữ liệu các liên kết trên trang của bạn. Để sửa lỗi, bạn hãy kiểm tra mã nguồn của trang và thay đổi từ nofollow thành follow, hoặc đơn giản là xóa nó đi.

Với lỗi http và https, nhiều chủ sở hữu website thường cho rằng phiên bản website https khác với phiên bản gốc http. Trên thực tế, https chỉ là phiên bản gốc http được google chính thức đảm bảo an toàn cho người sử dụng và cần được xuất hiện trong kết quả tìm kiếm. Nếu bạn vẫn xuất cả 2 phiên bản website thì có khả năng sẽ gây nhầm lẫn trong việc thu thập dữ liệu từ bot của google và gây loãng liên kết, làm website của bạn bị tụt hạng. Vì vậy hãy đảm bảo rằng bạn không có nhiều phiên bản website khác nhau.

Trên đây là bài viết tổng hợp những sai lầm phổ biến nhất trong SEO năm 2020 mà người làm SEO bắt buộc phải khắc phục. Cần chần chờ gì nữa, hãy nhanh chóng kiểm tra lại website và sửa lỗi ngay lập tức nếu có để website bạn nhanh chóng đứng top google nhé. Ngoài ra, FFF có cung cấp bộ công cụ từ khóa, giúp cho các SEOer có thể tìm kiếm được danh sách từ khóa chất lượng cho mình. Trải nghiệm công cụ ngay tại đây.

Đừng quên tiếp tục theo dõi blog của FFF tại đây để xem các chia sẻ khác về Marketing Online từ 3F Solutions nhé. Nếu bạn cần sự trợ giúp hoặc có vấn đề cần trao đổi với chuyên gia của 3F, hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotline 0901 47 48 46 hoặc trang fanpage chính thức của FFF. Ngoài ra, hãy tham gia Cộng đồng Google AdWords Việt Nam để nhận thêm thông tin hay từ các thành viên trong cộng đồng nhé!

Nguồn: Sitechecker.pro

]]>
6 cách viết nội dung chuẩn SEO https://fff.com.vn/6-cach-toi-uu-noi-dung-cho-seo/ Wed, 13 May 2020 08:48:59 +0000 https://fff.com.vn/?p=24268 Như các bạn cũng biết, tối ưu nội dung SEO được coi như một chiếc chìa khóa giúp bạn tiếp cận được người đọc và tăng lượng truy cập người vào website. Từ đó cũng sẽ có nhiều người biết đến website của bạn, tiếp cận được thứ mà website của bạn đang cung cấp. Tuy nhiên, việc tối ưu nội dung SEO như thế nào thì không phải ai cũng biết. Vậy nên, ngày hôm nay FFF sẽ chia sẻ cho bạn 6 cách viết nội dung chuẩn SEO hiệu quả nhất nhé.

1. Sử dụng từ khóa trọng tâm trong 100 từ đầu tiên

Để tối ưu nội dung cho SEO một cách tốt nhất, trước tiên chúng ta nên dành thời gian nghiên cứu từ khóa và đưa từ khóa vào 100 từ đầu tiên trên website. Đây là điều kiện tiên quyết để quá trình SEO thành công hoặc thất bại. Theo một số khảo sát cho thấy có đến 80% người dùng sẽ ở lại bài viết đó lâu hơn, khi các từ khóa cần tìm nằm ở phần đầu của bài viết. Chính vì vậy, việc chèn từ khóa trọng tâm trong 100 từ đầu tiên là một yếu tố hết sức quan trọng, quyết định bài viết của bạn có được đọc giả đón nhận hay không.

Từ khóa bạn đưa ra không nên quá dễ trùng, cũng không được quá khó tìm. Để tối ưu từ khóa tốt hơn bạn có thể sử dụng công cụ nghiên cứu và phân tích từ khóa keywordplanner.vn đến từ 3F, để sử dụng công cụ này bạn chỉ cần cung cấp từ khóa sau đó công cụ sẽ phân tích và gợi ý cho bạn những từ khóa tương ứng kèm theo thông tin chi tiết của các từ khóa như nhu cầu tìm kiếm từ khóa trong 12 tháng, giá CPC thấp nhất, CPC cao nhất, hay tỷ lệ cạnh tranh của từ khóa,…

2. Chèn tiêu đề bài viết vào trong thẻ H1 

Thẻ H1 thường dùng làm tiêu đề bài viết, là dòng chữ mà người dùng nhìn thấy trước tiên khi lướt trên trình duyệt và nó thể hiện dưới dạng <title> trong HTML, bên cạnh đó Google dựa và thẻ H1 để nhận diện được nội dung thông tin bài viết bạn cung cấp. Vì vậy, việc sử dụng từ khóa trong thẻ H1 sẽ giúp cho website của bạn dễ dàng được tìm thấy trên công cụ tìm kiếm của Google.

3. Chèn tiêu đề phụ vào trong thẻ H2

Thẻ H2 thường được dùng để nêu lên những ý chính trong nội dung của thẻ H1. Một bài viết có thể có nhiều thẻ H2, tuy nhiên tùy theo độ dài của nội dung bài viết nên có số lượng thẻ H2 sao cho phù hợp. Ví dụ nên có khoảng 2-4 thẻ H2 cho bài viết dưới 2000 từ và 5-6 thẻ H2 cho bài viết từ 2500-5000 từ.

Thẻ H2 giúp bài viết của bạn dễ nhìn và dễ đọc hơn, dựa vào đó người đọc có thể phân biệt và xác định được những ý chính quan trọng. Bên cạnh đó Google cũng sẽ  dựa vào thẻ H2 này như là tín hiệu ưu tiên để xác định và index cấu trúc nội dung của bài viết.

4. Kiểm tra tần suất của từ khóa

Tần suất hay một từ khóa được hiểu như sau, ví dụ một bài viết 100 từ thì bạn dùng từ khóa 10 lần vậy mật độ của bạn sẽ là 10%.

Tần suất từ khóa có thể được tính theo công thức như sau:

Tần suất từ khóa = (số từ khóa trong bài viết/tổng số từ của bài viết)*100

Vậy ý nghĩa của tần suất từ khóa là gì?

Thuật toán của các công cụ tìm kiếm thường tìm kiếm nội dung dựa trên từ khóa, vì vậy nếu mật độ từ khóa của bạn càng cao thì các công cụ tìm kiếm sẽ dễ dàng tìm thấy website của bạn hơn và xếp hạng nội dung của bạn tốt hơn trên bảng xếp hạng tìm kiếm thông qua những từ khóa đó. Tuy nhiên bạn cũng không nên lạm dụng từ khóa vì khi website của bạn có quá nhiều từ khóa các công cụ tìm kiếm sẽ hiểu đây là thủ thuật spam và sẽ không xếp hạng website của bạn tốt nếu bạn lạm dụng điều này. Và để phân tích từ khóa tốt hơn bạn có thể tham khảo cách sử dụng công cụ keywordplanner.vn

5. Bổ sung các đường Link bên ngoài (Outbound Link)

Outbound link là liên kết đến các website khác từ trang web của bạn, có tác dụng cung cấp cho các công cụ tìm kiếm có thêm thông tin về trang web của bạn thông qua các website được liên kết.

Những lưu ý khi sử dụng outbound link:

  • Không liên kết đến các website xấu thay vào đó bạn nên liên kết đến các trang có nội dung tốt. Điều này sẽ giúp các công cụ tìm kiếm đánh giá website của bạn cao hơn
  • Tránh các liên kết hai chiều. Trong trường hợp bạn liên kết đến một website và website đối tác cũng liên kết đến website của bạn thì các công cụ tìm kiếm thấy sẽ nhận diện trang web của bạn và trang web đối tác là link 2 chiều (2-way link) như thế website của bạn sẽ không được đánh giá cao trên bảng xếp hạng tìm kiếm của Google
  • Website của bạn cũng sẽ được đánh giá cao hơn nếu được liên kết tới các trang mạng xã hội uy tín.

6. Tối ưu URL cho SEO

Việc tối ưu hóa URL giúp tăng thứ hạng trang web của bạn trên trang kết quả tìm kiếm của Google và tăng độ tin cậy của người dùng thông qua URL qua đó tăng lượng truy cập của người dùng đến website của bạn. Bên cạnh đó còn giúp người dùng dễ dàng ghi nhớ nếu muốn truy cập vào lần sau.

Để tối ưu hóa URL bạn nên lưu ý những điều sau:

  • Sử dụng URL tĩnh thay cho URL động: Tránh sử dụng các ký tự “?”, “#”, “=”, “@”, “%”,”%”, “$” trong URL vì điều này sẽ gây khó khăn cho các công cụ tìm kiếm có thể tìm thấy website của bạn qua đó giảm thứ hạng trang web của bạn trên trang kết quả tìm kiếm.
  • Dùng từ khóa chính hoặc tên thương hiệu để bắt đầu tên URL: Điều này giúp cho người dùng dễ dàng ghi nhớ đến trang web hoặc thương hiệu của bạn qua đó sẽ tăng lượng truy cập hơn.
    Ví dụ một số URL như: Facebook.com, thegioididong.com, …
  • Dùng dấu gạch nối ‘-‘ để phân tách các từ khóa với nhau: Điều này sẽ giúp các công cụ tìm kiếm hiểu được cấu trúc URL và hiểu chính xác các từ khóa bắt đầu và kết thúc thế nào.
  • Giới hạn ký tự trong URL: URL chỉ nên gồm 10 từ hoặc 96 ký tự, nếu URL quá dài thì sẽ khó được tìm thấy bởi các công cụ tìm kiếm.
  • URL phải độc lập: Các công cụ tìm kiếm có thể phạt bạn vì phát hiện trùng lập nội dung nếu URL bị trùng từ khóa quá nhiều với các website khác
  • Không thay đổi cấu trúc URL: Khi trang web của bạn đã được xếp hạng bởi Google thì việc thay đổi cấu trúc URL sẽ ảnh hưởng đến thứ hạng của website trên trang kết quả tìm kiếm. Thay vào đó bạn có thể sử dụng chuyển hướng (redirect) để chuyển từ URL cũ sang URL mới.

Vậy là FFF đã chia sẻ cho bạn 6 cách tối ưu nội dung cho SEO. Hy vọng với những chia sẻ này bạn đọc sẽ có thêm kiến thức để có được những bài viết chuẩn SEO hơn. Ngoài ra để giúp các bạn SEO một cách tốt nhất 3F cung cấp bộ công cụ giúp bạn phân tích thị trường, phân tích đối thủ, phân tích tốc độ website để phục vụ các bước trong quá trình SEO. Hãy đăng ký sử dụng công cụ tại đây nhé.

Nếu bạn cần sự trợ giúp hoặc có vấn đề cần trao đổi với chuyên gia của 3F, hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotline 0901 47 48 46 hoặc qua Trang fanpage chính thức.

]]>
10 Mẹo Tối Ưu SEO update năm 2019 https://fff.com.vn/10-meo-toi-uu-seo-cho-website-wordpress/ https://fff.com.vn/10-meo-toi-uu-seo-cho-website-wordpress/#respond Fri, 25 Jan 2019 03:24:08 +0000 https://fff.com.vn/?p=17973 SEO là một hình thức quảng cáo “không tốn tiền”, nhưng hiệu quả SEO đem lại rất đáng để mọi người thử sức. Nếu làm SEO tốt, bạn có thể lên trang nhất trong kết quả tìm kiếm của Google mà không cần trả chi phí quảng cáo cho Google. Tuy nhiên, để SEO lên được top 1 trên trang đầu tìm kiếm thật không hề đơn giản. Trong khuôn khổ bài viết này, 3F sẽ tổng hợp và đưa ra các Tips giúp bạn tối ưu SEO cho website trên nền tảng wordpress, một trong những nền tảng web phổ biến, dễ làm và hiệu quả cao cho quảng cáo hiện nay.

1. Tên sản phẩm và tiêu đề bài viết

Đây là hai yếu tố quan trọng nhất của một bài SEO vì nó sẽ được nhìn thấy đầu tiên trước khi vào website của bạn. Bạn chú ý, nên để tên sản phẩm của mình vào tiêu đề của bài viết. Như vậy khi khách hàng search sản phẩm sẽ hiện ra ngay bài viết của bạn.

Vd: Sản phẩm Bộ công cụ tối ưu AdWords của 3F

Tiêu đề sai: Tiết kiệm chi phí quảng cáo nhanh chóng

Tiêu đề đúng: Tiết kiệm chi phí quảng cáo nhanh chóng với Bộ công cụ tối ưu AdWords của 3F Solutions

 

2. Meta description

 

Meta description hay còn gọi là thẻ Meta, là đoạn văn ngắn nằm phía dưới tiêu đề trên trang kết quả search của Google. Đoạn văn ngắn này mô tả sơ lược về nội dung của website khi click vào. Một số người nghĩ phần này không quan trọng nhưng họ không biết rằng khách hàng thường xem trước phần meta có những điều họ tìm kiếm không rồi mới quyết định click vào hay không.

Đối với website sử dụng WordPress, bạn chỉnh sửa phần meta tại Snippet Preview. Sau đó click vào nút Edit Snippet để chỉnh sửa Meta.

Thanh bên dưới sẽ chuyển sang màu xanh khi meta của bạn đạt đến độ dài phù hợp, màu cam khi đoạn văn quá ngắn hoặc quá dài

 

3. Slugs

Slugs là phần text phía sau dấu “/” và tên miền trong URL. ví dụ như link: https://fff.com.vn/bac-si-adwords/ – slugs là bac-si-adwords. Tối ưu Slugs, sẽ giúp khách hàng nhận ra sản phẩm của bạn và giúp cho bạn tăng hạng trong kết quả tìm kiếm của Google. Thông thường, slugs sẽ là tiêu đề bài viết, từ khóa trọng tâm hoặc tên sản phẩm của bạn.

Bạn có thể sửa slugs bằng cách click vào nút edit ở phần Permalink

4. Đường dẫn

Đường dẫn là công cụ điều hướng. Nó giúp cho khách hàng dễ dàng khám phá toàn bộ website của bạn, sau đó quay lại trang mà họ muốn. Đường dẫn thường nằm trên cùng của website và điều hướng bằng các mục chính và danh mục phụ của website. Ví dụ như Trang chủ>sản phẩm>bác sĩ AdWords.

Để tạo đường dẫn, bạn vào mục SEO ở thanh công cụ bên tay trái và chọn tab “Đường dẫn”. Sau đó, tạo đường dẫn theo các danh mục phân loại của bạn.

5. Danh mục sản phẩm

Khách hàng sẽ cảm thấy không thoải mái khi một website có quá nhiều sản phẩm, và chỉ một ít trong số đó phù hợp với nhu cầu của họ. Việc phân loại sản phẩm thành các danh mục sẽ giúp khách hàng thoải mái lựa chọn sản phẩm mà họ muốn.

Ví dụ: Nếu 3F làm một trang hiển thị hết tất cả 12 công cụ của mình, thì khách hàng sẽ bị rối, và không biết nên lựa chọn xem công cụ nào? Vì vậy, website fff.com.vn đã phân loại thành 2 bộ công cụ là Tối ưu AdWords và Tăng khách để khách hàng dễ dàng lựa chọn theo nhu cầu.

6. Tags

Tags (hay gọi là Thẻ) đóng vai trò đề xuất gợi ý cho khách hàng đến những thông tin liên quan. Dùng tags, khách hàng có thể tìm thêm những mục khác tương tự nhanh và tiện lợi hơn rất nhiều. Từ đó, bạn có thể tăng thời gian on site của khách hàng, tăng doanh thu vì khách tìm được nhiều sản phẩm khác khi nhấp vào thẻ.

Tạo tags trong WordPress cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần tìm mục tags và nhập vào các tags mà bạn muốn.

7. Văn bản thay thế cho hình ảnh (Alt Text)

Đôi lúc do đường truyền mạng hoặc một số lý do nào đó, hình ảnh của website không tải để thấy được. Lúc này hệ thống sẽ hiển thị một dòng văn bản tại nơi hình ảnh không tải được hoặc hiện ra khi rê chuột vào đó. Dòng chữ đó chính là văn bản thay thế cho hình ảnh.

Chức năng này đặc biệt hữu ích khi khách hàng xem website bằng chế độ Screen Reader (tạm dịch là màn hình đọc) để giảm lưu lượng tải xuống khi mạng yếu. Họ vẫn hiểu được hình nhờ mô tả từ văn bản thay thế. Ngoài ra, nó còn giúp bạn tăng thứ hạng khi tìm kiếm trong thẻ hình ảnh của Google. Từ đó tăng thứ hạng SEO tổng thể của các trang liên quan.

Để điền văn bản thay thế của ảnh, trong phần “Thư viện” chọn ảnh và nhập vào mục Văn bản thay thế (Alt Text)

8. Google Analytic

Google Analytic là công cụ theo dõi lượt truy cập website của Google. Cài đặt Google Analytic vào website giúp bạn theo dõi lượng người truy cập vào website từ những trang nào. Ngoài ra, bạn có thể xem từ khóa hoặc bài viết nào đem lại nhiều khách hàng nhất, từ đó cái thiện SEO của website và còn nhiều tính năng hấp dẫn khác mà bạn từ từ khám phá khi sử dụng Google Analytic.

 

9. Tốc độ website

Theo Một nghiên cứu của hãng công nghệ Mỹ –  Akamai, 45% người dùng sẽ thoát ngay khỏi website nếu nó có tốc độ tải chậm hơn 3s. Một website có tốc độ load chậm đi 1 giây thì số lần xem trang sẽ giảm đi 11%, giảm 16% mức độ hài lòng của khách hàng, mất đi 7% chuyển đổi, đặc biệt là không thể xếp ở  vị trí cao trên Google. Có nhiều cách để kiểm tra tốc độ load của website như  Google PageSpeed Insights, Pingdom, and Load Impact.

Có nhiều cách để tăng tốc độ của website như bật bộ nhớ đệm của trình duyệt, giảm thiểu các tài nguyên, tối ưu hình ảnh, CSS delivery, giảm bớt plugin,…

10. Bảo mật của website

Có đến 73.9% các cuộc tấn công mạng liên quan đến SEO spam. Thông thường, các hacker sẽ đột nhập vào website của bạn, tạo ra các liên kết dẫn đến các trang web độc hại. Điều này ngăn chặn Google index website của bạn, hoặc tệ hơn là hoàn toàn không thể nhìn thấy website. Có nhiều cách để tăng cường bảo mật cho trang web như sử dụng giao thức https hoặc thực hiện quét bảo mật thường xuyên bằng các plugin bảo mật như Sucuri, wordfence.

Đây là 10 điểm cần lưu ý khi bạn làm SEO, có vẻ không hề dễ dàng. Tuy nhiên, nếu bạn duy trì tốt, website của bạn sẽ thu hút được sự chú ý của khách hàng và tăng doanh số. Bên cạnh đó, nếu bạn đang có website và chạy quảng cáo AdWords, thì bộ công cụ tối ưu AdWords và công cụ tăng khách của 3F Solutions sẽ hỗ trợ cho bạn rất nhiều. Ngoài ra, nếu bạn mới đăng ký tài khoản 3F, bạn sẽ được tặng thêm mã khuyến mãi AdWords 1.350.000Đ. Đăng ký miễn phí tại:

 
Trong quá trình sử dụng, nếu gặp khó khăn hay có bất kỳ thắc mắc nào comment ngay bên dưới hoặc liên hệ với số hotline 0901 47 48 46 để được hỗ trợ.

 

]]>
https://fff.com.vn/10-meo-toi-uu-seo-cho-website-wordpress/feed/ 0