IP là gì – Digital Marketing Platform https://fff.com.vn Giải pháp tăng hiệu suất quảng cáo Google Ads và Khách hàng Hơn 200% Fri, 07 Aug 2020 07:41:34 +0000 en-US hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.8 https://fff.com.vn/wp-content/uploads/2020/02/cropped-icon-32x32.png IP là gì – Digital Marketing Platform https://fff.com.vn 32 32 IP là gì? Cách check IP. https://fff.com.vn/ip-la-gi-cach-check-ip/ https://fff.com.vn/ip-la-gi-cach-check-ip/#respond Wed, 09 Oct 2019 03:21:53 +0000 https://fff.com.vn/?p=20411 Hiện nay nhiều người sử dụng mạng internet thường xuyên bắt gặp thuật ngữ IP. Vậy bạn đã biết IP là gì? Địa chỉ IP dùng để làm gì? Và cách kiểm tra một địa chỉ IP như thế nào chưa? Nếu bạn vẫn còn cảm thấy thắc mắc về những vấn đề này thì hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé. Mọi thắc mắc của bạn sẽ được giải quyết trong vòng một nốt nhạc.

IP là gì?

IP là gì?

Bạn có biết, mỗi một thiết bị mạng đều có một địa chỉ IP để có thể giao tiếp với nhau. Địa chỉ IP (Internet Protocol) là một địa chỉ đơn nhất mà những thiết bị điện tử hiện nay đang sử dụng để nhận diện và liên lạc với nhau trên mạng máy tính bằng cách sử dụng giao thức Internet.

Bất kỳ thiết bị mạng nào bao gồm bộ định tuyến, bộ chuyển mạch mạng, máy vi tính, máy chủ hạ tầng (như NTP, DNS, DHCP, v.v.), máy in, máy fax qua Internet, và điện thoại tham gia vào mạng đều có địa chỉ riêng. Và các địa chỉ IP này không cố định.

Phiên bản IPv6.

IPv6 (Internet Protocol version 6) là một phiên bản mới được ra đời nâng cấp và thay thế IPv4. Do sự da tăng lượng người truy cập internet mà IPv6 ra đời để giải quyết vấn đề cạn kiệt địa chỉ IPv4. Vì vậy, IPv6 mang nhiều cải tiến và được ứng dụng rộng rãi hơn so với Ipv4.

Cấu trúc IPv6

Vì sao cần check IP?

IP dùng để làm gì?

– Như các bạn biết, việc chạy quảng cáo ngày càng được các chủ doanh nghiệp áp dụng rất nhiều. Và không ít doanh nghiệp đã đổ cả trăm tỷ đồng chạy quảng cáo nhưng lại không đem lại được hiệu quả cao. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiệu quả kém như vậy.

Bạn chạy quảng cáo dĩ nhiên nó sẽ hiện thị lên bản tin của khách hàng và họ sẽ bấm vào những quảng cáo đó. Và mỗi khách hàng như vậy được tính là một IP. Trung bình một IP sẽ bấm vào quảng cáo của bạn ít nhất là 2 lần.

Ví dụ như: A sẽ thấy quảng cáo giày của bạn và A sẽ bấm vào lần thứ nhất để xem giá và sẽ thoát ra, lần thứ hai A sẽ tìm đến bạn và click thêm một lần nữa để xem lại sản phẩm và so sánh giá và có thể họ sẽ không mua. Như vậy có bạn đã mất tiền chạy quảng cáo nhưng vẫn chưa bán được sản phẩm.

Đối thủ cạnh tranh có thể chơi xấu bạn bằng cách click nhiều lần vào quảng cáo để bạn tốn tiền. Với đối tượng này họ sẽ click rất rất nhiều lần.

Vậy làm sao để bạn tối ưu Adwords? Mọi chuyện sẽ đơn giản hơn với công cụ theo dõi IP – chặn click ảo đến từ fff

Như đã nói từ đầu thì mỗi thiết bị sẽ có một IP, chính vì vậy chỉ cần áp dụng công cụ này bạn có thể theo dõi được những IP nào thật sự không hiệu quả, những IP với mưu đồ xấu, bạn đều có thể chặn trước khi những IP đó click vào quảng cáo của bạn.

Đặc biệt load report “Click không hợp lệ” trực tiếp từ Adwords siêu nhanh.

– Hiện nay việc kiểm tra địa chỉ IP website/tên miền đã trở nên rất quen thuộc với những người sử dụng website, nó giúp chúng ta biết được tên miền của mình đã được trỏ về đúng địa chỉ IP hay chưa hoặc đơn giản là chỉ để chúng ta biết địa chỉ IP mà mình đang sử dụng là gì.

Các loại IP cơ bản

Địa chỉ IP sẽ đươc chia thành 4 số, giới hạn từ 0 – 255, trong đó mỗi số sẽ được lưu bởi 1 Byte. Có 4 loại địa chỉ IP cơ bản và phổ biến nhất hiện nay:

Các loại IP cơ bản.
  • IP Private (địa chỉ IP riêng): IP private là địa chỉ được sử dụng cho những máy tính thuộc một mạng nội bộ như mạng nhà trường, công ty, tổ chức… IP Private hỗ trợ các máy tính trong mạng này kết nối với nhau và không kết nối trực tiếp với các máy tính bên ngoài hệ thống. IP Private có thể được thiết lập thủ công hoặc được router chỉ định tự động
  • IP Public (địa chỉ IP công cộng): IP public là địa chỉ IP công cộng được nhà cung cấp dịch vụ internet chỉ định. Đây chính là giao thức giúp các thiết bị của bạn có thể kết nối với Internet, truy cập website hoặc giúp bạn giao tiếp với máy tính người khác.
  • Static IP(địa chỉ IP tĩnh): Đây là cách đặt IP cho từng thiết bị hoàn toàn thủ công và không bị thay đổi theo thời gian.
  • Dynamic IP (địa chỉ IP động): Ngược lại với IP tĩnh, địa chỉ IP động của máy tính có thể thay đổi, hôm nay là A thì ngày mai lại là B. Điều này xảy ra hoàn toàn tự động và được quản lý bởi máy chủ được gọi là DHCP Server.

Các dãi IP phổ biến ở Việt Nam

  • FPT: 2401:F740::/32
  • Mobifone: 2402:9D80::/32
  • VNPT Net: 2001:0EE0:1::/48
  • Agribank: 2001:0DF2:C100::/48
  • Vinagame: 2001:0DF0:0013::/48

Cách check địa chỉ IP.

Đối với địa chỉ IP công cộng, bạn có thể tìm kiếm địa chỉ IP thông qua các ứng dụng web như: WhatIsMyIPAddress.com, Whatsmyip.org, Ip2location,…

Đối với các địa chỉ IP nội bộ thì bạn có thể

-Mở Command Prompt -> Nhập ipconfig sẽ thấy được địa chỉ IP của bạn.

-Đối với hệ điều hành Linux, các bạn mở cửa sổ Terminal -> Nhập đoạn lệnh “hostname –I” (Chữ i in hoa) -> Sau đó nhập tiếp: ipconfig.

Top 3 công cụ check IP người Việt hay dùng.

1. What Is My IP

IP-la-gi

Là công cụ dùng để xem địa chỉ IP và bên cạnh đó nó còn có thể kiểm tra tốc độ internet, tra cứu tên máy chủ của IP, kiểm tra thông tin của một địa chỉ IP và tên miền bất kỳ,…

Đối với việc xem địa chỉ IP bằng rất đơn giản, bạn hãy truy cập vào Whatismyip -> chọn IP Tools -> chọn IP Address Lookup. Ngay lập tức bạn sẽ nhìn thấy địa chỉ IP hiện tại của mình trong một ô nhập, có thể sao chép nó hoặc bấm nút Lookup để tra cứu các thông tin cơ bản khác như: Vị trí (tỉnh, thành phố, quốc gia), mã bưu điện (Postal Code), nhà cung cấp mạng (ISP), múi giờ

2. Whatleaks

Là công cụ kiểm tra sự rò rỉ địa chỉ IP mà bạn đang sử dụng, cảnh báo cho bạn biết kết mạng của bạn đã an toàn hay chưa. Bên cạnh đó những tiêu chí an toàn sẽ được hiển thị dấu tích xanh, ngược lại nếu phát hiện những nguy cơ bảo mật Whatleaks sẽ hiển thị dấu chấm than. Để kiểm tra IP bạn chỉ cần truy cập vào Whatleaks.com thì ngay lập tức địa chỉ IP của bạn sẽ hiện thị ngay trên màn hình, đồng thời bạn cũng sẽ biết được IP của mình có bị rò rỉ hay không.

3. Check Host

Và cũng giống như 2 công cụ nêu trên, check Host cũng là công cụ dùng để kiểm tra IP, ngoài ra thì nó cũng bao gồm test PING, giao thức kết nối (HTTP), TCP Port, UDP Port và DNS. Và với công cụ này bạn cũng chỉ cần check host.net bạn sẽ thấy địa chỉ IP của mình nằm ngay phía trên cùng với quốc gia hiện tại. Check Host sẽ cung cấp thông tin kết quả về địa chỉ IP mà bạn vừa thực hiện kiểm tra trên một trang khác khá đầy đủ kèm theo một bản đồ ghim sẵn vị trí tương ứng với địa chỉ IP đó.

Nói tóm lại IP là gì, đó chính là cái để mọi người nhận ra nhau. Biết được nhau ở đâu trên mạng internet. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu được IP là gì, cũng như có thêm cho mình một nguồn kiến thức mới. Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm bài viết cách hạn chế IP click ảo.

Nếu bạn cần sự trợ giúp hoặc có vấn đề cần trao đổi với chuyên gia của 3F, hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotline 0901 47 48 46 hoặc trang fanpage chính thức của FFF. Ngoài ra, hãy tham gia Cộng đồng Google AdWords Việt Nam để nhận thêm thông tin hay từ các thành viên trong cộng đồng nhé!

]]>
https://fff.com.vn/ip-la-gi-cach-check-ip/feed/ 0