Quảng cáo Google, chìa khoá vàng giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng và tăng doanh thu nhanh chóng.
Bạn chỉ cần: Có mục tiêu rõ ràng; Lên kế hoạch cụ thể; Chuẩn bị tài chính phù hợp. Phần còn lại, bộ máy thông minh của Google sẽ giúp bạn hoàn thành.
Vậy Quảng cáo Google Ads là gì? Vì sao nó “thần thánh” như vậy? Và bạn nên bắt đầu từ đâu?
Hãy cùng FFF trả lời những câu hỏi này trong bài viết sau.

Quảng cáo Google Ads là gì?

Google Ads (tên cũ Google AdWords, viết tắt: GA) là hình thức quảng cáo trả tiền cho Google. Google cung cấp cho bạn nhiều kênh quảng cáo khác nhau. Bạn được tuỳ chọn tạo chiến dịch quảng cáo theo nhiều hình thức, nhiều mục đích khác nhau.
Nếu bạn đã biết chạy GA, thì đây chắc chắn là “cần câu cơm” siêu lợi hại của bạn rồi phải không!
Cùng xem GA có bao nhiêu hình thức.

Quảng cáo Google Ads là “cần câu cơm” siêu lợi hại cho các doanh nghiệp

Các hình thức quảng cáo Google Ads

Có 5 hình thức quảng cáo phổ biến nhất hiện nay trên Google:

Google Search

Hay quảng cáo mạng tìm kiếm. Đây là hình thức quảng cáo tiếp cận nhanh và “trúng” khách hàng tiềm năng nhất của Google. Khách hàng chỉ cần gõ từ khoá muốn tìm kiếm, Google sẽ nhanh chóng “đưa” quảng cáo của bạn ra trước mắt họ.
Vậy, bạn chỉ cần chọn đúng từ khoá mà bạn muốn khách hàng tìm thấy mình, bạn đã có 50% cơ hội có khách hàng. Đọc thêm: 3 Mẹo để tạo quảng cáo Google tìm kiếm hiệu quả.

Chọn đúng từ khoá, Google sẽ đưa quảng cáo của bạn ra trước mắt KH

Google Display (GDN)

Hay quảng cáo hiển thị, quảng cáo hình ảnh (banner). Đây là cách bạn giới thiệu thương hiệu và sản phẩm của mình cho khách hàng thông qua hình ảnh quảng cáo, được hiển thị trên khắp mạng lưới của Google. Vì vậy, quảng cáo hiển thị còn được dùng chính với mục tiêu “bám đuôi” (tiếp thị lại – remarketing) để nhắc nhớ khách hàng đến doanh nghiệp, sản phẩm/dịch vụ mà họ quan tâm.
Quảng cáo “bám đuôi” hiển thị dựa trên:

  • Hành vi sử dụng những sản phẩm Google của khách hàng;
  • Nội dung website mà khách hàng đang truy cập;
  • Sản phẩm/ dịch vụ mà khách hàng đã từng truy cập.

Quảng cáo hiển thị, nhắc nhớ khách hàng đến doanh nghiệp, sản phẩm/ dịch vụ mà họ quan tâm

Đọc thêm: 3 cách nhắm khách hàng mục tiêu cho quảng cáo GDN

Quảng cáo Youtube

Chắc hẳn ai cũng biết đến Youtube, một kênh video có lượng người dùng khủng của Google. Đây cũng chính là nơi chia sẻ video lớn nhất hiện nay trên toàn thế giới.
Vì vậy, Google không có lý do gì để bỏ qua kênh khai thác quảng cáo màu mỡ này.
Bạn có thể quảng cáo banner trên Youtube, tuy nhiên, quảng cáo video (video ads) chắc chắn mang lại hiệu quả cao hơn (tất nhiên cũng tuỳ vào ngành nghề, sản phẩm mà bạn làm quảng cáo).
Quảng cáo video có thể xuất hiện vào các thời điểm trước, trong và sau khi video chính phát. Có những quảng cáo gười xem có thể bấm “Bỏ qua” (skip) hoặc phải xem hết. Tìm hiểu thêm Các định dạng quảng cáo video.

Quảng cáo video trong luồng, có thể bỏ qua

Quảng cáo Gmail

Là hình thức quảng cáo trong hộp thư Gmail. Theo thống kê trên thế giới, cứ 5 người thì có 1 người có tài khoản gmail. Độ phổ biến của gmail cũng chính là kênh quảng cáo hấp dẫn của Google. Gmail Ads hiển thị như một mail gửi đến hộp mail của bạn và đứng trên các mail tự nhiên khác, xuất hiện trong 2 tab Social và Promotions.
Quảng cáo Gmail phát huy hiệu quả tốt nhất với các ngành dịch vụ: bảo hiểm, bất động sản, sức khoẻ, làm đẹp,… các ngành có liên quan đến công nghệ.

Quảng cáo Gmail xuất hiện ở 2 kết quả đầu tiên trong tab Social và Promotions

Google Shopping Ads

Là hình thức quảng cáo siêu hấp dẫn và hiệu quả cao cho các ngành thương mại điện tử. Đây là sản phẩm được Google ưu ái với trải nghiệm tìm kiếm và mua hàng hấp dẫn nhất trên Google Search.
Các mẫu Shopping Ads được ưu tiên xuất hiện ở vị trí đầu tiên trên trang tìm kiếm. Bạn chỉ cần chuẩn bị hình ảnh sản phẩm đẹp, đầy đủ thông tin, giá cả cạnh tranh, thì Shopping Ads nhất định sẽ ra đơn cho bạn. Tìm hiểu thêm: 3 bước tạo quảng cáo Google Shopping

Quảng cáo mua sắm được Google ưu ái cho xuất hiện đầu trang tìm kiếm

Cần bao nhiêu tiền để chạy quảng cáo Google Ads

Google Ads là hình thức quảng cáo trả tiền. Vì vậy, vấn đề của những người mới luôn là: Cần bao nhiêu tiền để chạy được quảng cáo?
Để trả lời câu hỏi này, bạn chỉ cần có sẵn website và biết được mình muốn bao nhiêu khách trong một tháng là xong. Tính chi phí ngay.

Công cụ dự tính chi phí quảng cáo Google Ads trong 30s

Làm sao để bắt đầu chạy Google Ads?

Câu hỏi mà bất kỳ người mới nào cũng loay hoay tìm câu trả lời. Nhưng sẽ là đơn giản, nếu bạn biết rằng, để bắt đầu chạy quảng cáo GA, bạn chỉ cần thực hiện 3 bước:

Sử dụng Gmail để đăng ký tạo tại khoản quảng cáo Google Ads

Bí quyết tạo quảng cáo Google Ads nhanh

Tuy nhiên, bạn còn có thể dùng tool Smart Ads của FFF để rút ngắn các công đoạn tạo quảng cáo. Bộ công cụ tạo quảng cáo tự động gồm 2 công cụ:

  • Tạo quảng cáo tìm kiếm (Google Search)
  • Tạo quảng cáo hiển thị (Google GDN)

Ưu điểm: Công cụ SmartAds, hỗ trợ những người mới (kể cả người đã biết làm GA), có thể:

  • Tạo chiến dịch quảng cáo nhanh mà không cần phải đăng nhập vào tài khoản Google Ads;
  • Giao diện rõ ràng, đơn giản hoá từng bước giúp bạn dễ dàng tạo được chiến dịch quảng cáo cho mình;
  • Chiến dịch tạo xong được đẩy trực tiếp lên Google chỉ qua 1 nút bấm;
  • Có chuyên viên hỗ trợ bạn trong quá trình tự tạo quảng cáo.

Công cụ tạo quảng cáo hiển thị (GDN) – SmartAds của FFF

Công cụ tạo chiến dịch quảng cáo Google Search – SmartAds của FFF

Với SmartAds, việc tự tạo chiến dịch Google Ads cho người mới như bạn là chuyện hoàn toàn có thể. Dùng ngay khi tool còn MIỄN PHÍ. Bấm chấm tool Tạo quảng cáo Search và Tạo quảng cáo GDN.
Tóm lại,
Bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu được cơ bản Quảng cáo Google Ads là gì? Và bí kíp để có thể tự chạy quảng cáo Google Ads nhanh, mà bất kỳ ai cũng làm được.
Hãy nhanh tay đưa website của mình lên Google, nếu bạn không muốn tụt lại phía sau. Chúc bạn thành công!
Nếu bạn cần sự trợ giúp hoặc có vấn đề cần trao đổi với chuyên gia của 3F, hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotline 0901 47 48 46 hoặc qua Trang fanpage chính thức.

Tags

0 0 votes
Đánh giá bài viết