Ở bài trước, mình đã giải thích cũng như hướng dẫn các bạn cách thêm từ khóa phủ định. Tuy vậy, có rất nhiều bạn thắc mắc không biết làm sao để tìm được các từ khóa phủ định. Hiểu được điều đó, bài viết dưới đây mình sẽ hướng dẫn bạn cách tốt nhất để có một danh sách từ khóa phủ định hoàn hảo.

1. Tận dụng công cụ Lập kế hoạch từ khóa của Google Ads

Ngoài tác dụng gợi ý từ khóa, đôi khi bạn sẽ cảm thấy bức mình vì nó gợi ý các từ khóa không chính xác. Nhưng đừng vội tắt đi, hãy lưu các từ khóa đó lại và thêm nó vào danh sách từ khóa phủ định, vì rất có thể quảng cáo của bạn cũng đang xuất hiện ở các từ khóa đó.

Ví dụ: bạn đang quảng bá dịch vụ chăm sóc thú cưng và sử dụng công cụ lập kế hoạch từ khóa để tìm các từ khóa liên quan như chăm sóc mèo. Bạn sẽ có thể bắt gặp những từ như game chăm sóc mèo … Đừng vội xóa đi, thay vào đó bạn lưu những từ như này ra 1 file riêng để đến khi làm từ khóa phủ định bạn biết mình nên phủ định từ “Game”

Giao diện công cụ lập kế hoạch từ khóa của Google 

2. Sử dụng các công cụ khác của Google

Google search console, Google Trend hoặc ngay bản thân trang tìm kiếm của Google, Google suggest cũng là 1 nơi mà bạn có thể có ý tưởng về từ khóa phủ định.

Giao diện Google Trend

3. Sử dụng các công cụ từ khóa khác

Tương tự như Google Keywords Planner, bạn có thể sử dụng công cụ từ khóa của bên thứ 3 để tìm từ khóa phủ định như công cụ lập kế hoạch quảng cáo của FFF,  keywordtool, Ahrefs, SEMrush, Longtail PRO, Ubersuggest, …

Công cụ lập kế hoạch quảng cáo của FFF

4. Mục Đề xuất trong giao diện Google Ads

Ngoài những cách trên, bạn còn có thể tìm thấy từ khóa phủ định ở mục đề xuất trong Google ads. Tại đây, Google ads sẽ gợi ý cho bạn một số từ khóa, có thể đúng, có thể không đúng. Những từ khóa không đúng bạn có thể đưa vào danh sách phủ định nhé. Trong giao diện Google Ads có ô thống kê các từ mới mà mọi người sử dụng tìm kiếm trên Google, nó sẽ có ích trong việc bạn lên ý tưởng từ khóa phủ định

5. Báo cáo Cụm từ tìm kiếm

Google có một tính năng rất hay đó là Cụm từ tìm kiếm. Tính năng này cho phép bạn thấy tất cả những từ khóa mà người dùng tìm kiếm để thấy quảng cáo của bạn. Từ đó, bạn tìm thấy các từ không liên quan mà bạn đang chạy quảng cáo để thêm vào từ khóa phủ định. Đây được xem là cách thông dụng và đơn giản nhất để các nhà quảng cáo xây dựng danh sách từ khóa phủ định của mình

Giao diện tính năng Công cụ tìm kiếm của Google 

Dưới đây là 1 ví dụ rất điển hình về truy vấn không liên quan, mình chạy từ khóa cây dây leo, nhưng hình như có bài thơ về cây dây leo hay sao ấy. Có người tìm bài cây dây leovà click vào quảng cáo của mình. Đây rõ ràng không phải khách hàng tiềm năng rồi, vậy thì bạn cần phải phủ định những từ như “bài”, “thơ” trong nhóm cây dây leo này nhé

Bạn cần vào xem báo cáo này hàng ngày để phủ định cũng như bổ sung thêm từ khóa nhé, rất quan trọng đấy.

6. Thương hiệu đối thủ

Những người tìm kiếm các từ khóa có chưa tên thương hiệu thường đã có sẵn quyết định mua hàng. Nếu sản phẩm bạn tốt hơn và giá cả cạnh tranh hơn thì chạy quảng cáo các từ khóa này có thể mang lại cho bạn một vài khách. Tuy nhiên, nếu không thì việc này đang làm tiêu tốn của bạn rất nhiều chi phí.

Ví dụ bạn là Mediamart thì đối thủ của bạn sẽ là Điện Máy Xanh, HC, PICO, Nguyễn Kim, …

Bạn có thể thêm những từ trên vào phủ định nếu muốn ngăn quảng cáo hiển thị với đối tượng khách hàng đang chủ động tìm kiếm về “mua điều hòa tại HC” …

7. Vị trí địa lý.

Vị trí địa lý cũng là một trong những yếu tố quan trọng trong quyết định mua hàng của một số ngành nghề. Hãy kiểm tra xem khách hàng của bạn có quan tâm đến vị trí cửa hàng không, nếu có hãy xem lại các từ khóa quảng cáo có chứa vị trí địa lý ở nơi cách xa cửa hàng của bạn.

Từ khóa có chứa vị trí địa lý

Ví dụ: bạn có một trung tâm học tiếng Anh ở quận 1, bạn muốn quảng cáo cho nó. Hãy phủ các từ khóa có chứa các quận xa quận 1. Vì nếu không phải trung tâm quá nổi tiếng thì khó có ai chịu đi xa để học lắm.Bạn muốn chạy từ khóa “học tiếng anh giao tiếp” thì những truy vấn như học tiếng anh giao tiếp tại quận Thủ Đức vẫn có thể kích hoạt quảng cáo → KH click vào nhưng thấy xa quá nên out ra → Lãng phí ngân sách quảng cáo và ảnh hưởng xấu tới điểm chất lượng.

→ Bạn cần thêm các từ như “Thủ Đức”,”Bình Chánh”, “Gò Vấp”, … làm từ khóa phủ định.

8. Từ khóa phủ định cho từng ngành

Bên cạnh đó, ở các ngành khác nhau sẽ có các từ khóa cần phủ định khác nhau. Bạn cần phải am hiểu về ngành đó, cũng như khảo sát khách hàng của mình để tìm ra các từ khóa phủ định cần thiết. Ví dụ bạn chỉ bán iphone mà không có dịch vụ dán màn hình, thay pin, thay vỏ thì bạn cần phủ định chúng.

Tóm tắt

Trên đây là 8 cách xây dựng một danh sách từ khóa phủ định hoàn hảo. Nếu bạn vẫn chưa hiểu rõ từ khóa phủ định là gì hoặc các lợi ích của nó, hãy xem lại bài viết Bí Kíp Nâng Cao Hiệu Quả Quảng Cáo Bằng Từ Khóa Phủ Định. Các từ khóa phủ định vô cùng quan trọng, bạn cần phải bắt đầu lập danh sách từ khóa phủ định ngay khi bắt đầu setup chiến dịch. Bên cạnh đó, bạn phải luôn luôn cập nhật hằng tuần hoặc hằng ngày nếu có nhiều truy vấn.

Đặc biệt, nếu bạn có mối quan tâm đến quảng cáo Google cũng như làm thế nào để tăng hiệu quả quảng cáo, đùng ngần ngại tìm hiểu ngay bộ công cụ tối ưu AdWords của 3F Solutions. Với 6 công cụ khác nhau Thị trường quảng cáo, Lên kế hoạch quảng cáo, Bác sĩ AdWords, Chặn click ảo, Quảng cáo Google Shopping, Lọc từ khóa SEO từ Ads.

Đảm bảo quảng cáo của bạn sẽ tăng hiệu quả vượt bậc, mang lại nhiều khách hàng nhất có thể. Còn chần chờ gì không đăng ký ngay tại:

 

Ngoài ra, khi đăng ký tài khoản tại 3F Solutions, bạn sẽ được nhận ngay mã khuyến mãi AdWords 1.350.000đ cho tài khoản quảng cáo của mình.

Nếu bạn cần sự trợ giúp hoặc có vấn đề cần trao đổi với chuyên gia của 3F, hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotline 0901 47 48 46 hoặc trang fanpage chính thức của FFF. Ngoài ra, hãy tham gia Cộng đồng Google AdWords Việt Nam để nhận thêm thông tin hay từ các thành viên trong cộng đồng nhé!

Tags

4 1 vote
Đánh giá bài viết